Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1288 - 4 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.31 KB, 8 trang )

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH
VỆ QUỐC NĂM 1288
4
Địch truy đuổi quân ta

Giống như lần trước, khi tiến được vào Thăng Long, bọn Thoát Hoan bàn cách
truy đuổi vua Trần Nhân Tông và quân ta. Tên tướng tiên phong A Bát Xích bàn
thế này, như Lai A Bát Xích truyện của Nguyên sử 129 tờ 2a5- 7 đã ghi lại: “Giặc
bỏ sào huyệt trốn vào núi, biển là có ý đợi chúng ta mệt mỏi, rồi thừa cơ đánh lại.
Tướng sĩ ta phần nhiều là người phương Bắc. Lúc xuân hạ giao nhau, chướng khí
tật bệnh hoành hành. Chưa bắt được giặc ta không thể giữ
lâu được. Nay chia quân bình định các nơi, chiêu hàng những người quy phụ, ngăn
cấm quân lính không được cướp bóc, mau bắt ngay Nhật Huyên. Đó là kế hay”


Để thực hiện kế hay này, Thoát Hoan lại sai A Bát Xích tiến công cứ điểm HàmTử
vào ngày 29 Tết, tức ngày Kỷ Dậu năm Đinh Hợi, như An Nam chí lược 4 tờ 56
đã ghi: “Ngày 29 Kỷ Dậu (Trấn Nam) Vương vượt sông Lô về phía tây, còn A Bát
Xích men theo bờ đông, phá ải Hàm Tử. Thế tử rút về giữ ải Hải Thị. Đại binh
đánh phá được”. Mặt khác, Thoát Hoan cùng Ô Mã Nhi tiến công cứ điểm Cảm
Nam, mà An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 9b3, đã chép. Rồi từ đó, sau khi ta
rút, theo An Nam chí lược 4 tờ 56 chúng lại tiến công cứ điểm Hải Thị. Hải Thị
chắc chắn là chỉ cứ điểm A Lỗ, một nhánh của sông Hải Triều, cách đó 3 năm
Trần Hưng Đạo đã lần đầu tiên đánh thắng quân đồn trú của Lưu Thế Anh. Sau
trận đánh Cảm Nam vàHải Thị ấy, bọn chúng đuổi tới Thiên Trường và áp đến cửa
biển Thiên Trường, nhưng không biết vua và quân ta đi đâu.

Chính trong khi đuổi theo quân Đại Việt trong những ngày đầu xuân của năm Mậu
Tý, Ô Mã Nhi, dù đã nếm thất bại trong cuộc xâm lược lần trước, vẫn tưởng mình
có thể khuất phục Đại Việt trong lần này. Hắn tuyên bố, nếu vua Trần Nhân Tông
“lên trời, ta theo lên trời, chạy xuống đất, ta theo xuống đất, trốn lên núi ta theo lên


núi, lặn xuống biển ta theo xuống biển”, như lá thư tháng tư năm Chí Nguyên 25
(1288) của vua Trần Nhân Tông do Từ Minh Thiện chép lại trong Thiên nam hành
ký của Thuyết phu 51 tờ 19a1-3 ghi nhận. Tuy tức giận thề thốt, Ô Mã Nhi và
ngay cả Thoát Hoan vẫn không biết vua Trần Nhân Tông và đại quân của Đại Việt
rút đi đâu, như Bản kỷ và An Nam truyện của Nguyên sử 15 tờ 1a5 và 209 tờ 9b4
đã ghi.

Căm tức trước việc không đuổi kịp vua Trần Nhân Tông và đại quân của Đại Việt,
bọn Thoát Hoan và Ô Mã Nhi quay trở lại càn quét vùng dân ở Thiên Trường, tức
vùng Nam Định ngày nay. Tại vùng này, chính vua Trần Nhân Tông đã tố cáo tội
ác của bọn chúng trong lá thư gửi cho Hốt Tất Liệt tháng tư năm Chí Nguyên 25
(1288), do Từ Minh Thiện chép trong Thiên nam hành ký của Thuyết phu 51 tờ
18b12-19a1: “Chúng đốt phá hết chùa chiền khắp nước, đào bới mồ mả tổ tiên, bắt
giết người dân già trẻ, đập phá sản nghiệp của trăm họ. Các hành động tàn nhẫn
phá phách, không gì là không làm”. Và chính Trương Lập Đạo, khi đi sứ qua nước
ta vào năm 1291, đã ghi lại lúc trở về trong bản hành lục của y về lời tố cáo tương
tự của vua Trần Nhân Tông trong một bữa tiệc khoản đãi hắn ở Thăng Long, như
An Nam chí lược 3 tờ 46 đã ghi: “Năm ngoái đại quân đến đây, đốt phá nhà cửa,
khai quật mồ mả tiên nhân, xương cốt ngổn ngang Lời nói chưa dứt thì những
người bề dưới đều khóc”.
Ngày mồng 4 Kỷ Sửu tháng giêng năm Mậu Tý (1288), sau khi không đuổi kịp
vua Trần Nhân Tông và đại quân của Đại Việt, theo An Nam chí lược 4 tờ 56
Thoát Hoan đã dẫn quân trở về Thăng Long. Tại đây, hắn một mặt sai Áo Lỗ Xích
và A Bát Xích dẫn quân đi kiếm lương thực. Mặt khác ra lệnh cho Ô Mã Nhi đem
quân thủy đi đón thuyền lương của Trương Văn Hổ qua cửa biển Đại Bàng, như
Bản kỷ và An Nam truyện của Nguyên sử 15 tờ 1a6-7 và 209 tờ 9b4-6 đã ghi. Đội
thuyền vận tải lương của Trương Văn Hổ, sau trận đánh thủy chậm lắm vào ngày
28 tháng 11 tại vũng Đa Mỗ do tướng Nhân Đức hầu Trần Lang chỉ huy, đến ngày
30 tháng 11 đã bị quân của tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đánh tan tại
Vân Đồn và sau đó tại Lục Thủy, tức cửa Lục của Hòn Gai ngày nay.


Chiến thắng Vân Đồn

Trận Vân Đồn, An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 9b13-10a3 đã mô tả như
sau: “Thuyền lương của Trương Văn Hổ vào tháng 12 năm ngoái (1287) tới đóng
Đồn Sơn thì gặp 30 chiếc thuyền của Giao Chỉ. Văn Hổ đánh. Số giết và bắt được
tương đương. Đến biển Lục Thủy, thuyền giặc càng đông, Văn Hổ liệu không thể
địch nổi, mà thuyền lại nặng không thể đi được, bèn nhận chìm gạo xuống biển,
rồi đi Quỳnh Châu.Thuyền lương của Phí Củng Thìn vào tháng 11 đóng ở Huệ
Châu, gió không tiến lên được, trôi dạt đến Quỳnh Châu, cùng họp với Trương
Văn Hổ. Thuyền lương của Từ Khánh cũng trôi dạt tới Chiêm Thành, cũng đến
Quỳnh Châu. Phàm số lính tráng bị mất 220 người, thuyền 11 chiếc và lương một
vạn bốn ngàn ba trăm thạch có lẻ”. Theo An Nam chí lược 4 tờ 56 thì Trương Văn
Hổ sau khi thuyền lương bị hãm, đã cưỡi thuyền nhỏ chạy về Khâm Châu. Nhưng
đây chắc là chép lầm.

ĐVSKTT 5 tờ 52b6-53a7 đã kể lại chiến thắng Vân Đồn: “Bấy giờ, quân thủy của
nhà Nguyên đánh Vân Đồn. Hưng Đạo Vương đem hết công việc biên giới giao
cho phó tướng của Vân Đồn là Nhân Huệ Vương Khánh Dư. Khánh Dư đánh thất
lợi. Thượng hoàng nghe tin, sai trung sứ dến xiềng Khánh Dư đem về kinh. Khánh
Dư bảo với trung sứ rằng: ‘Lấy quân luật mà xử, tôi đành chịu tội, nhưng xin hoãn
cho vài ba ngày để tôi lập công chuộc tội, rồi sau về chịu búa rìu cũng chưa
muộn’. Trung sứ nghe theo lời xin. Khánh Dư liệu biết quân giặc qua rồi, thì
thuyền lương tất phải theo sau, bèn thu nhặt quân còn lại để đợi. Chốc lát sau,
thuyền chở lương quả đến. Bèn đánh bại, bắt được quân lương khí giới của giặc
không thể kể xiết, bắt được giặc cũng rất nhiều. Liền chạy thư về báo. Thượng
hoàng nghe, tha hết tội trước, nói rằng: ‘Quân Nguyên chỉ nhờ lương, khí giới.
Nay ta đã bắt được, sợ nó không biết còn có khi hung hăng’. Bèn thả số người bị
bắt, tung đến doanh trại quân Nguyên báo cáo cho chúng nó đầy đủ”.


Chiến thắng Vân Đồn là một chiến thắng vang dội và quyết định. Phía địch cũng
thừa nhận chiến thắng này là một tổn thất to lớn của chúng, đúng như ĐVSKTT 5
tờ 53a6-7 đã nhận định: “Năm nay trăm họ không bị thảm khốc như năm trước,
Khánh Dư có dự công vào”. Và trước khi có chiến thắng Vân Đồn này, thủy quân
Đại Việt đã liên tục chiến đấu từ ngày 12 tháng 11 năm Đinh Hợi cho đến hết
tháng 12 năm đó, như ta đã thấy ở trên. Các tướng Nhân Đức Hầu Trần Toàn và
Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chắc chắn có lần đã thất bại trong gần 2 tháng
liên tục chiến đấu ấy. Bản thân Trần Khánh Dư, như ĐVSKTT cho biết, suýt đã bị
Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho xiềng đưa về Thăng Long vì không hoàn
thành nhiệm vụ. Nhưng vị tướng tài ba và kiên trì này đã thành công nhận chìm
đoàn thuyền tải lương của Trương Văn Hổ chỉ trong vài ba ngày. Đây thể hiện rõ
ràng quyết tâm đánh và thắng giặc của quân dân Đại Việt thời đó. Đồng thời nó
cũng cho thấy bộ chỉ huy chiến tranh tối cao của Đại Việt đã bám sát tình hình
chiến sự từ nhiều mặt trận khác nhau, để có những quyết sách đúng đắn vào những
thời điểm cần thiết xung yếu.

Trận Đại Bàng

Thuyền lương của Trương Văn Hổ đã bị tướng Trần Khánh Dư tiêu diệt hoàn toàn
như vậy và Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã tung quân bắt được vào trại giặc
để báo cho bọn chúng biết. Thế mà, Thoát Hoan vẫn ngoan cố không tin, hy vọng
hão huyền vào đoàn thuyền lương ấy. Y sai ÔMã Nhi đi đón chúng qua cửa Đại
Bàng. Đến cửa Đại Bàng, Ô Mã Nhi không thấy Trương Văn Hổ ở đâu, mà chỉ
thấy quân ta chờ đợi ở đó. ĐVSKTT 5 tờ 51a1-3 chép:

“Ngày mồng 8 (tháng giêng năm Mậu Tý, 1288) quan quân gặp giặc đánh ở ngoài
biển Đại Bàng, bắt thuyền do thám của giặc 300 chiếc và 10 cái thủ cấp. Người
Nguyên phần lớn chết đuối”. Cửa biển Đại Bàng theo Khâm định Việt sử thông
giám cương mục 7 tờ 38a4-5 “là ở tại xã Đại Bàng huyện Nghi Dương tỉnh Hải
Phòng ngày nay”. Vậy cửa Đại Bàng chính là cửa sông Văn Úc thuộc thành phố

Hải Phòng hiện tại.

Sau trận Đại Bàng, Ô Mã Nhi đã dẫn quân đi ngược lên phía Bắc vùng Tháp Sơn,
tức Đồ Sơn ngày nay. Một lần nữa, hắn lại gặp thủy quân ta với hơn một ngàn
chiến thuyền đang chờ đợi hắn, như theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ
9b8-9 đã ghi: “Ô Mã Nhi do cửa Đại Bàng đến Tháp Sơn, gặp thuyền giặc hơn
nghìn chiếc, đắnh phá được”.

Theo văn bia của Lý Thiên Hựu do Tô Thiên Tước viết trong Từ khê văn cảo 18
thì trận Tháp Sơn này do vua Trần Nhân Tông chỉ huy: “Mùa xuân năm sau, quân
đến biển Tháp Sơn, đánh bại Thế tử”. Có lẽ đây cũng là một trận đánh tiêu hao
sinh lực địch.

Trận Tháp Sơn này, Tích Đô Nhi truyện của Nguyên sử 133 tờ 9b6-8 có nhắc đến
chuyện Tích Đô Nhi có chiến đấu với quân của Hưng Đạo Vương: “Năm sau
(1288) mùa xuân tháng giêng, đại quân đến bức chỗ ở của ngụy Hưng Đạo Vương,
cùng đánh với người Giao ở Tháp Sơn, cướp mác quơ đánh. Cánh tay phải trúng
tên độc, máu chảy cả bụm, lau máu đánh hăng, bắn chết hơn hai mươi người Giao,
đồng thời thúc các quân thừa thắng tiến tiếp đại bại chúng”.

Như vậy, Tháp Sơn là một cứ điểm quân thủy quan trọng của Đại Việt, tập trung
nhiều quân, thuyền và bộ chỉ huy tối cao, trong đó có mặt vua Trần Nhân Tông và
Trần Hưng Đạo vào thời điểm đầu mùa xuân năm Mậu Tý (1288). Sau đó, Ô Mã
Nhi và Tích Đô Nhi đều có dịp giao chiến và chắc chắn ít nhiều nếm mùi thất bại,
nhất là Tích Đô Nhi trúng tên “máu chảy cả bụm”.

Thoát Hoan rút về Vạn Kiếp

Rồi từ Tháp Sơn, theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 9b8-9, Ô Mã Nhi đến
cửa An Bang, tức cửa Nam Triệu ngày nay, mà vẫn không gặp thuyền Trương Văn

Hổ, thế là chúng kéo nhau trở về Vạn Kiếp. Trên đường về, chúng đi vào sông
Bạch Đằng. Tại đây, nhiều căn cứ quân sự ta thiết lập, mà một trong đó là căn cứ
Yên Hưng.

ĐVSKTT 5 tờ 54a3 viết: “Ngày 19 tháng 2 năm (Mậu Tý, 1288) Ô Mã Nhi đánh
vào trại Yên Hư ng”. Đây chăữc chắn là một trận tiêu hao sinh lực địch về phía ta.
Còn phía Ô Mã Nhi thì đang trên đường rút về Vạn Kiếp, nên hắn không tha thiết
truy đuổi, ngay khi có điều kiện. Và thực tế, đoàn quân thủy do hắn chỉ huy, dù
muốn, cũng không thể có những trận đánh lớn được.

Riêng cánh quân của A Bát Xích và Ao Lỗ Xích khi được phân công “vào núi tìm
lương thực”, thì nghe quân ta đóng ở Kẻ Trầm, Kẻ Lê, Ma Sơn và Ngụy Trại.
Chúng đã ra quân tiến đánh mà theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 9b5-6
thì chém được hơn cả vạn thủ cấp. Còn Tích Đô Nhi thì tiến ra Tháp Sơn rồi cùng
theo A Bát Xích kéo về Thăng Long. Tại đây theo Bản kỷ của Nguyên sử 15 tờ
2a1-2 vào ngày Đinh Tỡ tháng 12 “Trấn Nam Vương dẫn quân trở về Vạn Kiếp”.
Việc này An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 9b6-8 chép vào tháng 3 và kể rõ
thêm là “A Bát Xích đã đem quân tiên phong, cướp cửa ải, bắc cầu nổi, phá cửa
Tam Giang, đánh hạ được 32 đồn, chém hơn mấy vạn thủ cấp, thu được thuyền
200 chiếc và gạo hơn 11 vạn 3 ngàn thạch”.

Thế là một cuộc rút quân về Vạn Kiếp đầy khó khăn gian khổ và nhiều mất mát
thương vong của quân địch, một điều tương phản với cuộc tiến quân nhẹ nhàng ít
trở ngại của mấy tháng trước đó về Thăng Long. Ô Mã Nhi từ cửa An Bang cũng
kéo quân về Vạn Kiếp hội quân, như đã thấy. Tại đây, khi hàng rào gỗ đã được
làm xong xung quanh núi Phả Lại và Chí Linh, Thoát Hoan ra lệnh cho các quân
đồn trú cùng chứa hơn 4 vạn thạch lương, mà bọn Ô Mã Nhi và A Bát Xích đã
đem về, như An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 9b9-10 đã ghi. Trong khi đồn
trú ở đây, An Nam chí lược 4 tờ 56 cho biết: “Tháng 2, Thế tử sai người anh họ là
Hưng Ninh Vương Trần Tung nhiều lần đến ước hàng, để cố tình làm mệt quân ta,

rồi ban đêm sai quân cảm tử đến cướp doanh trại. Trấn Nam Vương nổi giận, sai
Vạn hộ Giải Chấn đốt thành, tả hữu can mãi mới ngưng”.

Lai A Bát Xích truyện của Nguyên sử 129 tờ 2a7-10 viết tương tự, nhưng không
ghi rõ người đến ước hàng là ai: “Bấy giờ,Nhật Huyên nhiều lần sai sứ đến ước
hàng, muốn lấy của cải, để hoãn quân ta. Các tướng đều tin lời nó, lại sửa thành để
ở, mà đợi nó đến. Quá lâu, quân thiếu ăn, Nhật Huyên không hàng, giữ quân, đóng
Trúc Động và cửa biển An Bang”.

Từ khi quân địch rút về Vạn Kiếp, bọn chúng đã ở trong một tâm trạng hoang
mang khiếp sợ tột độ. Khoét sâu vào tâm lý hoang mang này của giặc, người anh
hùng giải phóng Thăng Long lần trước là Tuệ Trung Trần Quốc Tung lãnh nhiệm
vụ đi điều đình với giặc để làm cho chúng càng hoang mang thêm. Có lúc Thoát
Hoan đã muốn đốt cả ngôi thành bảo vệ cho chính sự sống còn của chính y. Trong
một tâm trạng hoang mang cùng cực như vậy mà một hội nghị quân sự chớp
nhoáng của đám bại quân đã diễn ra.

Theo An Nam chí lược 4 tờ 56 thì thần nỏ tổng quản Giã Nhược Ngu dâng lời nói
rằng: “Quân có thể về, không có thể giữ”. Lai A Bát Xích truyện của Nguyên sử
ghi: “Gặp lúc tướng sĩ phần nhiều dịch bệnh, không thể tiến, mà các mọi lại phản,
các cửa ải chiếm được đều thất thủ, bèn bàn rút quân”. Và chính bản thân Thoát
Hoan cũng bảo:

“Đất nóng, ẩm thấp, lương thiếu, quân mệt”. Cuối cùng, chúng đã đi đến quyết
định rút quân, mà An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 9b10-11 đã viết: “Các
tướng nhân thế nói rằng Giao Chỉ không có thành trì có thể giữ được, kho lẫm có
thể ăn được, thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ không đến. Mà tiết trời đã
nóng, sợ lương hết quân mệt, không lấy gì để kéo dài lâu, làm nhục triều đình.
Nên bảo toàn quân để mà trở về. Trấn Nam Vương làm theo”.


×