Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh lồng ruột ở trẻ nhỏ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.98 KB, 5 trang )

Bệnh lồng ruột ở trẻ nhỏ
Trong quá trình phát triển của bào thai, đoạn đầu của
ruột già bao gồm manh tràng và đại tràng được cố
định vào thành bụng, còn ruột non thì không, nên
ruột non không thể chui vào ruột già.

Lồng ruột là tai biến thường xảy ra ở trẻ còn bú mẹ
(google image)
Tuy nhiên, nếu manh tràng và đại tràng không được
cố định, cộng với sự nhu động quá mạnh của ruột,
ruột non sẽ chui vào lòng ruột già gây ra lồng ruột.

Lồng ruột là tai biến thường xảy ra ở trẻ còn bú mẹ,
phần lớn bị ở trẻ từ 4 – 10 tháng, nhiều nhất là ở 5 – 6
tháng tuổi, có sức khỏe tốt đặc biệt ở những trẻ khỏe
mạnh, bú tham có nhu động ruột mạnh. Khi bị lồng
ruột, các mạch máu nuôi ruột bị tắc nghẹt, không
nuôi được đoạn ruột lồng dẫn đến hoại tử.

Bệnh lồng ruột thường có 4 tín hiệu dưới đây ở
thời kỳ đầu

- Đau bụng:

Do tuổi trẻ còn nhỏ, không biết kêu đau bụng cho nên
biểu hiện là quấy khóc từng cơn đột ngột, 2 đùi co lên
bụng, sắc mặt tái nhợt, dáng rất đau đớn, lên cơn vài
phút sau đó sau đó trẻ tạm thời yên, thậm chí bú lại.
Nhưng khi cơn đau tái phát, trẻ khóc từng cơn, ưỡn
người, không bú được, nôn. Vài giờ sau, trẻ mệt lả,
da xanh nhợt.



- Nôn mửa

Sau khi bé lên cơn đau bụng không lâu thì sẽ xuất
hiện nôn. Mới đầu là nôn sữa nước, sữa mảnh hoặc là
bã thức ăn.

- Đại tiện ra máu

Khi mới phát bệnh có thể có 1 - 2 lần đại tiện cùng
phân ra máu hoặc máu cùng niêm dịch (chất nhầy)
gọi là phân dạng mứt quả. Nhìn trẻ giảm sút rõ rệt: da
tái, môi khô, mạch nhanh, người lạnh, mắt trũng. Nếu
cứ trong tình trạng đó 24 giờ không xử trí gì trẻ sẽ bị
nôn liên tục, bụng trướng dần lên, da toàn thân lạnh,
nhợt nhạt, mạch nhanh, nhỏ, thở gấp nông, dấu hiệu
ruột bắt đầu hoại tử.

- Tảng sưng ở bụng

Thông thường trong thời gian đầu mới có bệnh, khi
đau bụng hết, bạn có thể sờ thấy tảng sưng như lạp
xường hoặc to hơn ở bên cạnh bụng. Tảng sưng có
tính đàn hồi, bề mặt trơn bóng, có thể hơi hoạt động,
đây là triệu chứng rõ ràng nhất trong việc chẩn đoán
bệnh lồng ruột.

Khi phát hiện ra trẻ có 4 biểu hiện trên, bạn hãy nghĩ
ngay đến khả năng xảy ra bé bị lồng ruột và lập tức
đưa bé đến bác sĩ để được chữa trị kịp thời.


Cách xử trí

- Khi trẻ khóc thét, bỏ bú và nôn, cần đưa ngay trẻ tới
một cơ sở cấp cứu ngoại khoa để được cứu chữa kịp
thời.

- Sau khi xác định đúng bệnh của trẻ, cần tháo khối
ruột lồng bằng cách bơm hơi qua hậu môn hoặc thụt
thuốc cản quang dưới hướng dẫn của máy chiếu X-
quang. Dưới áp lực của hơi hoặc thuốc, khối ruột
lồng sẽ được tháo dần.

- Nếu trẻ được đưa đến muộn quá 6 tiếng, cần phẫu
thuật ngay mới tháo được khối ruột lồng.

- Trường hợp sau 24 tiếng, ruột đã có dấu hiệu hoại
tử, phải cắt đoạn ruột đó. Tuy nhiên, việc chăm sóc
và hồi sức sau mổ rất khó khăn và phức tạp. Trẻ dễ tử
vong do suy kiệt và viêm phổi nặng.
Theo Parentslink

×