Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

VĂN THƯ NGOẠI GIAO TRẦN NHÂN TÔNG 6 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.63 KB, 10 trang )

VĂN THƯ NGOẠI GIAO TRẦN NHÂN TÔNG
6
Tờ biểu năm Nguyên Trinh thứ nhất (1295)
Năm Nguyên Trinh thứ nhất, thế tử An Nam, Trần, dâng biểu mừng hoàng đế
Thành Tông lên ngôi.
Rồng bay chín lớp, trên ngôi rồng trở lại trời xuân. Ngựa ruổi ngàn non, trước cửa
ngọc kính dâng biểu tạ. Một người có phúc, muôn nước đều yên. Kính nghĩ, hoàng
đế bệ hạ văn trị ngời sáng bên trong, lòng nhân bay khắp hải ngoại, xa thương gần
mến, thường giữ đạo để làm lòng, dẹp võ dụng văn, cất khí giới mà không đánh,
quyết mở rộng lòng lành thăm thẳm của vua ta, muốn sáng tỏ công lao rực rỡ của
tiên tổ. Dẹp sấm sét để ra ơn mưa móc, cắt đất phong để tỏ lượng càn khôn, cùng
dân đổi mới, theo vật gầy xuân.
Bọn thần may mắn gặp thời sáng sủa, mừng vui nghe lịnh sâu xa. Trông trời bắc
khuyết, lòng xiêu theo sao Bắc cực ngôi cao, giữ đất Nam hoang, nguyện chúc vua
Nam Sơn thượng thọ.
Tờ biểu xin Đại Tạng kinh
Họ Trần nước An Nam dâng biểu xin Đại Tạng kinh:
Thần ở Viêm hoang, lâu theo đấng Giác, mãi nhớ bối diệp, truyền tự Trung Hoa.
Vào thời Đường Tống, từng có ngựa trắng chở sang. Ngày đại binh kéo đến thì đã
hóa nên tro tàn. Thở than chẳng thấy văn kinh, ý sâu rốt cuộc khó tìm, như vào
nhà tối mà không đuốc tuệ, như vượt bể khổ mà thiếu thuyền từ. Nghĩ đến tiểu
quốc thiếu kinh Đại Tạng, nếu không cầu thỉnh ở thượng quốc, thì lấy đâu mở lối
cho quần sinh.
Kính nghĩ, hoàng đế bệ hạ là vua Nghiêu Thuấn đương thời, là Phật Thích Ca tái
thế, lấy sự độ người giúp vật làm tâm, cho việc rộng ban cứu chúng là lòng. Tiếng
ngọc may không giữ kín, tạng báu mong được mở toang. Từ trời mà xuống, ban
cho một vạn năm trăm ngàn hơn cuốn kinh, vượt biển về nam, cứu ức triệu người
dân khốn khổ. Công đức ấy hơn công đức trước, quảng đại vô biên. Thánh nhân
nay là thánh nhân xưa, lưu truyền có thế.
NGUYÊN BẢN
Thơ


Phú
Bài giảng
Ngữ lục
Văn xuôi
Văn thư ngoại giao

-Yamamoto Tatsuro, Annamshi kenkyu, I, Tokyo: Yamakawa shuppansha, 1950,
tr. 1 - 43.
-Lê Mạnh Thát, Thánh đăng ngữ lục, Tu thư Vạn Hạnh, 1980.
-Lê Mạnh Thát, Chân Nguyên Thiền sư toàn tập, I, Viện Phật học Vạn Hạnh, Tp.
Hồ Chí Minh,
1980.
-E. Gaspardone, Ngan-nan Tche Yuan, Hanoi: Imprimarie d’Extrême-Orient,
1932, p. 47.1 Câu này có thể dịch: “ Tri Kiến là huyện Kiến xưa”. Kiến do thế có
thể là một lên gọi địa phương của Tri Kiến.
-Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, I, Nxb. Thuận Hóa, 1999, tr. 574 -
578.
-Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, I, Tp. Hồ Chí Minh: Nxb. Tp. Hồ
Chí Minh, 1999,
tr. 428.
-Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Sai gòn: Lá bối, 1974, tr. 377.
[1] Lê Mạnh Thát, Lục độ tập kinh và Lịch sử khởi nguyên dân tộc ta, Tu thư Đại
học Vạn Hạnh 1972, tr.254-321; Khương Tăng Hội toàn tập, I, Tu thư Đại học
Vạn Hạnh 1975, tr.172-188.
-Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập I, NXB Thuận Hóa 1999, tr. 474
- 490.
-Lê Mạnh Thát, Kiến tính thành Phật lục, trong Chân Nguyên thiền sư toàn tập, Tu
thư Đại học
Vạn Hạnh,
1982, tr. 72.

-Lê Mạnh Thát , Lục độ tập kinh và Lịch sử khởi nguyên dân tộc ta, Tu thư Đại
học Vạn Hạnh,
1972,
tr.264-271
-Lê Mạnh Thát, Tuệ Trung thượng sĩ toàn tập, cảo bản, 1979
-Trần Lê Sáng, Tìm hiểu văn phú thời kỳ Trần - Hồ trong Tuyển tập 40 năm tạp
chí Văn học,
1960 - 1999,
tập 2, Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1999, tr. 231-232
-Lê Mạnh Thát, Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1999,
tr. 239 và 481-482.
-Ông Nguyễn làng Cổ Đô, tức chỉ Nguyễn Bá Lân (1701-1785), nguyên người xã
Cổ Đô, huyện Tiên Phong, tỉnh Sơn Tây cũ, đậu tiến sĩ năm 1731, làm quan đến
chức Thượng thư tước Lễ Trạch Hầu, có biệt tài về phú Nôm, tác phẩm có Ngã ba
hạc phú, Giai cảnh hứng tình phú và Vịnh sử thi quyển. Bản hạnh viết về Huyền
Quang hiện chưa tìm thấy.
-Đặng Thai Mai, Mấy điều tâm đắc về một thời đại văn học, trong Thơ văn Lý -
Trần, I, Hà nội:
Nxb.
KHXH, 1977, tr. 42.
-Xem Lê Mạnh Thát, Viên Thái thiền sư toàn tập, Sai gòn: Tu thư Vạn Hạnh,
1977.
-Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Sài gòn: Lá bối, 1974, tr. 397-398.
-Viện Triết học, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Hà Nội: Nxb. KHXH, 1991, tr. 224.
-E. Gaspardone, Bibliographie Annamite, Bulletin de l’École Franổaise
d’Éxtrême- Orient XXXII
(1932) 144
-Thượng sĩ Huệ Trung, Ngữ lục, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, 1969,tr. 175.
-Dấu: yêu dấu
1 Mựa chớ

2 Giấy, sồi: các loại vải xấu
3 Chỉn:chỉ, chính
4 Cốc: biết
5 Thửa: biết
6 Xá: hãy, nên
-Đồ: uổng
-Nguyên chú:
Hỏi: “Chân như là cái gì?”
Đáp: “Trong lắng sáng tròn rực thái hư”
Lại hỏi: “Bát nhã là gì?”
Đáp: “Nguồn gốc trí tuệ tự mình”.
Lại hỏi: “Chân Phật là gì?”
Đáp: “Đương cơ đối đáp là ai?”
Lại hỏi: “Chân kinh là gì?”
Đáp: “Đương cơ nêu lên quá rõ ràng”.
Lại hỏi: “Thế nào là truyền giao?”
Đáp: “Thầy trò bốn mắt nhìn nhau.”
Lại hỏi: “Hiểu ý là thế nào?”
Đáp: “Trở về nguồn gốc không bàn nghĩ.
Nếu có bàn nghĩ thì sa ngã thôi.”
Kệ rằng:
Nó nay chính là ta
Ta nay không là nó
Nếu hay hiểu như vậy
Chân như mới được rõ
Hiểu lòng mình là Phật
Nên gọi rõ đạt chân như
Hiểu lòng mình là Pháp
Nên gọi pháp môn một chữ
Muôn pháp về một

Nên gọi nhất thể Như Lai
Kệ rằng:
Tất cả muôn pháp
Đều tự tâm sinh
Tâm không chỗ sinh
Pháp không chỗ trụ
Nếu hiểu đất lòng
Ứng dụng không ngại
Chẳng gặp thượng căn
Thận trọng chớ hứa
Lại kệ:
Chân như bát nhã tông
Người không, ta cũng không
Phật quá hiện vị lai
Tính pháp vốn vẫn chung
Lại nói:
Đường đường mặt mũi thực
Lồ lộ chủ nhân ông
Bao hàm ngoài trời đất
Xuyên suốt giữa biển sông
Lúc dùng thành diệu hữu
Chỗ lặng thật hư không
Người người đều đầy đủ
Vật vật thảy tròn không
Từ nay lĩnh ngộ được
Thôi việc chạy tây đông.
1 Cong: Trong
2 Khuấy bổn: quên gốc
3 Biến: lần
4 Miễn: lẫn, với

5 Chằm: khâu; xể: để lòa xòa
6 Bạc; trắng; thoa: hẩm
1 Cất: nêu lên; ma: mà
2 Cầm: đàn cầm; huyền: dây
3 Xoang: tấu nhạc
4 Han: hỏi
5 The: vải thưa; Duộc: cái muỗng, vá; Thưng: ngăn, che
1 Lòi: dây cột; Tơ: dây kéo.
2 Tua: nên
1 Xá: đường xá
1 Mảng: nghe
2 Rạt thảy: dẹp hết (sát rạt)
3 con giàng: cái gường
4 mà cả: mặc cả
5 ang: cha
1 Lưỡi: bản năm 1754 không có, lấy từ bản 1932 điền vào.
2 Hượm: chớ.
3 Lệ: sợ.
4 dang: tránh (ra)
1 Tượng: phàm, hễ
2 đòi: theo
3 ghẻ: chia rẽ
4 Chiền: chùa
1 Nhẫn: đến, tới
1 óc: gọi, kêu
1 Bả: trả
1 Phô: nhiều
1 Tuyết Đậu: thiền sư Trùng Hiển (980 - 1052) phái Vân Môn, tác giả của Tuyết
Đậu minh giác ngữ lục.
Dã Hiên: gọi đủ là Dã Hiên Tuân của phái Lâm Tế, sống sau năm 865, mất trước

năm 999, hiện còn một bài thơ chép trong Thiền tông tụng cổ liên châu thông tập,
21.
1 Những chữ Hán dùng trong câu này lấy từ hai bài thơ Thái tần và Thái phiền
trong thiên Quốc phong của Kinh Thi để nói về vật mọn có thể dùng đãi công hầu
và cúng quỉ thần.
Bài Thái tần:
Vu dĩ thái tần
Nam giản chi tân
Vu dĩ thái tảo
Vu bỉ hành lạo
Vu dĩ thinh chi
Duy khuông cập cữ
Vu bỉ Tương chi
Duy kỷ cập phủ.
Bài Thái phiền:
Vu dĩ thái phiền
Vu dĩ vu chỉ
Vu dĩ dụng chi
Công hậu chi thị
Vu dĩ thái phiền
Vu giản chi trung
Vu dĩ dụng chi
Công hậu chi công

×