Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

VĂN THƯ NGOẠI GIAO TRẦN NHÂN TÔNG 5 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.4 KB, 6 trang )

VĂN THƯ NGOẠI GIAO TRẦN NHÂN TÔNG
5
Cô từ sau khi cha mất đi, đã ăn chay, tụng kinh, phóng sanh vật mạng, còn lo
không đủ để báo ơn cha trong muôn một. Huống nữa là có việc bỏ tù hay giết hại
tướng tá của thiên triều, để lụy tới cha mình ở dưới đất sao. Tướng công tuy đem
điều đó ra dặn dò, cô vẫn không đợi nói hết.
Còn việc xâm lược biên giới, lời đó càng không đáng tin. Kinh Thi nói: “Khắp
dưới gầm trời đâu chẳng đất vua.
Đem hết bờ cõi đâu chẳng tôi vua”. Tiểu quốc tuy nằm ở một xó, cũng là đất bề tôi
của đại quốc. Mấy năm gần đây mới gặp binh họa, trăm họ tử vong, ruộng đất bỏ
phế. Tướng công đã tận mắt thấy rồi. Nay đất của tệ ấp mười nhà thì chín nhà đã
trống. Thế chưa đủ sao? Sao rảnh mà đi lấy thêm chỗ khác ư. Nay đem việc tiểu
quốc thành sự đại quốc, chỉ biết lo sợ, còn e không giữ được, sao dám sanh lòng
kiêu căng ấy ư. Gần đây, thiên sứ qua lại nhiều lần, tới đến tiểu quốc. Việc đón
đưa ở Lục châu, tiểu quốc sợ tội xâm vượt biên giới, nên luôn tránh đi, chỉ dừng ở
Khâu Ôn mà thôi. Lời cô không tin, thì còn có các thiên sứ. Hiện nay, lời tướng
công có bảo phải trả lại biên giới. Lời nói ra làm thần rất sợ hãi. Cô vốn không có
ý xâm lược biên giới, mà lại dám có lời trả lại biên giới ư? Như tướng công đã
bảo, thì cô cũng sẽ răn ước đám dân biên giới chớ sinh sự bậy, để thể hiện lòng
thành thờ trời của cô.
Vật là để tỏ lòng thành. Tả truyện có việc dâng rau cần. Kinh Thi có rau khe suối
bãi bờ, rau tần, rau tảo, đồ nơm, đồ sọt, nước huỳnh, nước lạo, có thể dâng quỷ
thần, có thể đãi vương công,1 Ấy là bởi tại lòng thành, chứ không phải tại vật. Cô
ở xó bên ngoài đất viêm hoang, xa cách mặt trời. Thế mà sở dĩ tỏ rõ lòng thành
của mình, ấy là tại ở thổ sản mà thôi. Nay tướng công cho đó là hư dối, không đủ
để thể hiện lòng thành thờ vua thì cô sắp lấy gì để gửi tấm lòng mình ư? Có chỗ để
gửi tấm lòng thành của mình mà còn không thể khỏi tội lệ. Nữa là không có chỗ
mà gửi lòng thành thì tội lệ đó sẽ như thế nào.

Trộm nghĩ, thân cô đã không thể đến triều, mà con của cô lại không thể vào chầu.
Cả nước kinh hoàng, chẳng biết làm gì, chỉ có đem hết tâm lực của mình, gửi lấy


tánh mạng mình, gượng khiến một lão thần tâm phúc thay thế đến cửa trời mà giãi
bày tội lỗi. Thế mà nay tướng công lại có lời là phải có một cận thần cốt nhục. Cô
chưa biết xét người ấy là thế nào, hoặc là anh em chăng? hoặc là bà con chăng?
hoặc là một lão thần tâm phúc chăng? Cô hư đốn, hoàng thiên không thương xót,
nên anh em bà con đều là những kẻ chẳng biết gì, không thông xưa nay, không rõ
thời sự. Giả sử lấy một người đưa đi lần này, thì không chỉ mắc tội với thiên triều,
mà còn e di họa cho tiểu quốc.
Đó là đám trước đây, tướng công há không biết sao. Cô cho là anh em bà con,
tiếng tuy là rất thân nhưng thực là kẻ thù; còn lão thần tâm phúc, tiếng tuy là bề tôi
nhưng thật ra đó là cha con. Cô chưa biết ý tướng công, dùng danh ư, dùng thực ư
? Nếu muốn dùng hư danh mà không dùng điều thực, thì không chỉ cô đây mắc lấy
tội không thể hết tình, mà tướng công cũng có cái lụy là bỏ thật mà lấy dối. Lời
nói này của cô chưa khỏi bị chê là xảo quyệt, trang sức, văn hoa, dối trá. Chỉ may
mắn mong tướng công uyển chuyển rõ hết tấm lòng mà thương xót tha cho.
Cơ an nguy sống chết của cô đây lệ thuộc vào trong ba tấc lưỡi của tướng công.
Những mong lấy ý thương xót cô và lòng che chở dân, đặc biệt uyển chuyển một
lời, dâng tới tai trời, giãi bày nỗi niềm không nơi nương tựa của thân cô sáu thước,
ý không đâu nói tỏ của dân một phương. Há không chỉ sinh linh một nước cô đây
được vái lạy của ban của trời đất cha mẹ. Dầu tiên tổ phụ của thần nghe được ở
dưới đất cũng bất giác tay múa chân nhảy lăm lăm mong báo lại, thì chỉ có một
nén tâm hương dâng lên ở cõi u minh.
Thư ngày 1 tháng 3 năm Chí Nguyên thứ 30 (1293).
Cô viết thư đáp lại thiên sứ đại tướng công các hạ. Nay nép thấy nhọc nhằn xe hoa
sứ tới, nhà thẹn tệ ấp tiêu điều, chẳng biết lấy gì để đãi người trưởng giả khi trở
về. Mạo đem tí vật mọn để làm lễ tiễn. Thư đến khiêm nhượng từ chối, tình các hạ
thật cao, còn lễ thế nào thì cô kính cẩn, giao phó cho sứ thần bản quốc đem tới,
mong được nhận lãnh. Nếu mong đáp được chút tình, ấy là tại lòng chứ không
phải tại vật. Kính đưa thư đáp này. Tha thiết mong được xem xét, suy nghĩ. Thư
không nói hết lời.
Viết vào ngày mùng 1 tháng 3 năm Chí Nguyên thứ 30 (1293).

Nguyên nước An Nam dâng bài ca Vạn thọ cùng biểu và tấu.
Trời ban cho vua.
Vua ban xuống dân.
Thần chúc thánh thọ
Ức vạn năm xuân.
Tờ biểu ngày 4 tháng 3 năm Chí Nguyên thứ 30 (1293).
Ngày lành tháng 3 năm Chí Nguyên thứ 30, bề tôi nước An Nam là Trần Nhật Tôn
trăm vái, dâng lời của bề tôi Nhật Tôn:
Kính nghĩ, tuổi vua ức vạn, sánh tám ngàn năm xuân thu mới tới, đất Hạ đôi ba,
ngang với năm trăm dặm đất miền hoang ngoài cõi. Khắp trời mừng vui, từ xưa
chưa nghe tới. Bề tôi Nhật Tôn thật mừng, thật vui, cúi đầu, cúi đầu kính nghĩ
Hiến Thiên Thuật Đạo Nhân Văn Nghĩa Vũ Đại Quang Hiếu hoàng đế bệ hạ thông
minh sánh trời, trí dũng thiên phú, vì một giận mà yên thiên hạ, đem năm phước
ban tới thứ dân, lấy trọn bốn phương, là việc từ Hán Đường chưa từng có. Thế mà
không bỏ sót tiểu quốc, đem tấm lòng Nghiêu Thuấn ra dùng, có bắt thì có tha,
được danh tất được thọ.
Bề tôi Nhật Tôn, đất nam ngồi giếng, mặt bắc ngóng sao, ba mươi năm chăm
chăm khuyển mã, một tấc lòng rực rỡ trời cao, cúi bày gương vàng, luống mong
cửa khuyết xem soi, xa dâng chén ngọc, sâu trông cửa ngọc đóng cất.

Bề tôi Nhật Tôn kính cẩn trai giới tắm gội, tự chính mình soạn viết bài tụng vạn
thọ một chương, viết vào sách vàng, để vào hòm vàng, sai bồi thần Đào Tử Kỳ,
đem biểu mừng ca để tâu. Bề tôi Trần Nhật Tôn đâu dám nhìn trời trông thánh,
cảm kích thiết tha, khôn xiết hãi hùng, thật vui thật mừng, cúi đầu cúi đầu kính
nói.
Ngày mùng 4 tháng 3 năm Chí Nguyên thứ 30, bề tôi nước An Nam Trần Nhật
Tôn dâng biểu.
Tờ tâu ngày 4 tháng 3 năm Chí Nguyên thứ 30 (l293).
Bề tôi nước An Nam là Trần Nhật Tôn kính cẩn quên chết cúi đầu trăm vái dâng
lời:

Thần ngày 14 tháng giêng năm nay nép thấy thiên sứ thượng thư bộ lại Lương
Tăng, lang trung bộ lễ Trần Phu vâng đem chiếu trời xuống tới hạ quốc. Thần,
Nhật Tôn, kính cẩn đem tôn tộc quan lại nhanh chóng ra đường đốt hương nghênh
đón, rồi khi tới lối trải thảm, ba lần đốt hương cung nghênh, trăm vái quì đọc chiếu
trời, nói rằng:
“Tội lỗi nước ngươi nay đã tự giãi bày. Trẫm lại có lời gì. Bậc thánh thiên tử rộng
rãi khoan hồng.”
Như thế, bọn thần Nhật Tôn khôn xiết vui mừng, rất là hớn hở, tự bảo tội lỗi đầy
trời của cha con thần mấy chục năm, đến ngày hôm nay đều được xóa sạch. Kẻ
còn người mất thảy đều vái trời cha đất mẹ đã ban cho cái ơn sống lại.
Song, trong đó còn nói đến các loài có sự sống thì có loài nào an toàn mãi mãi cả
đâu, thiên hạ có đất bất tử đâu.Thần, Nhật Tôn vẫn biết rằng xưa nay không có
người bất tử, thiên hạ không có đất bất tử. Nhưng chỗ cậy là có trời hiếu sanh.
Thánh thiên tử lấy trời làm lòng mình, thì tất phải thương kẻ côi mòn, lấy lòng
nhân mà xem mọi người cùng như nhau. Thì tiểu quốc có thể trường cửu, có thể
an toàn, có thể bất tử. Nếu không thế thì đi đâu chẳng phải là đất chết ư.
Chiếu trời lại nói: “Chỉ đem văn dối đồ cống hàng năm, khéo giả để lừa, thì đạo
nghĩa ở đâu.” Thần, Nhật Tôn, nép đọc đến đây hồn xiêu phách tán, gan ruột rã
rời, tuy sống mà như đã chết, tuy còn mà như đã mất. Thần, Nhật Tôn, thân này
bất hạnh chẳng gì lớn hơn, đã không sinh ra nơi triều đình của thiên tử, lại không
thể đến sân thiên tử. Cái để tỏ được lòng thành của mình thì ở thổ sản mà thôi.
Thần, Nhật Tôn, há không biết là thánh triều bao phủ cả gầm trời, trèo núi vượt
biển đi tới muôn phương. Đồ cống trân quí, chẳng món gì là không có, thì sao phải
chỉ chăm chăm một mình tiểu quốc dâng hiến ư ? Song, thần, Nhật Tôn, còn
không xét đến tội mình mà lại làm việc mạo muội đó, thì thật là vì đạo nghĩa thờ
vua có chỗ không thể bỏ được. Trong chiếu trời tuy có hỏi đạo nghĩa ở đâu, thì ở
tại thần hạ. Thần hạ dám bỏ được chức cống hay sao.
Nép mong hoàng đế bệ hạ với lòng cha mẹ, với lượng càn khôn, bao chứa đồ dơ,
riêng ban lòng thương, nghĩ đến ông nội của thần là bề tôi Quang Bính, lòng son
qui thuận, hèn nhận sắc phong, để giúp cho thần Nhật Tôn nối được ơn xưa, lo làm

chức cũng như cũ, trên để tỏ hết lòng thành thờ vua, dưới để hoàn thành chí
nguyện tiên tổ. Há chỉ vi thần một thân được bảo toàn, tạm kéo dài được hơi tàn,
mà cũng để cho sinh linh một phương cùng hưởng đức lớn hiếu sinh của trời đất,
chăm chăm tốc thành khuyển mã. Thần, Nhật Tôn, tự bảo dù ngàn sống muôn
chết, thân nát xương tan cũng không đủ báo đền ơn vua trong muôn một. Thần,
Nhật Tôn, đâu dám cầu trời khấn thánh, khôn xiết quên chết, kính cẩn tâu bày.
Ngày mùng 4 tháng 3 năm Chí Nguyên thứ 30 (1293). Bề tôi nước An Nam Trần
Nhật Tôn tâu.

×