Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

VĂN THƯ NGOẠI GIAO TRẦN NHÂN TÔNG 4 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.43 KB, 6 trang )

VĂN THƯ NGOẠI GIAO TRẦN NHÂN TÔNG
4
Tờ biểu năm Chí Nguyên thứ 29
Năm Chí Nguyên thứ 29 (1292), thế tử An Nam Trần dâng biểu nói, vi thần sáu
thước, xưa nhờ cha dạy về việc thần sự thiên triều, không được bỏ phế một việc
hằng năm cống hiến. Kíp kíp mãi ghi ở lòng. Sở dĩ là sợ tội tiếm thiết, nên đặc biệt
sai bọn trung lượng đại phu Nghiêm Trọng Duy, hữu vũ đại phu Trần Tử Trường
vào tháng 9 năm Chí Nguyên thứ 27 (1290) phụng đem vật cống đến cửa khuyết
dâng hiến, trên để tỏ hết lòng thành thờ trời, dưới để nối chí tổ tiên. Kịp đến tháng
2 năm nay, thiên sứ chính nghị đại phu Trương Hiển Khanh, phụng thuận đại phu
Bất Nhã Tiết Mục Nhi vâng đem chiếu trời và vật ban cùng Nghiêm Trọng Duy
trở về tới tiểu quốc. Tông tộc, quan lại, bá tính kỳ lão cả nước hớn hở bảo nhau
rằng: “Thánh thiên tử đem lòng nhân mà thương vi thần, dùng trung thứ mà đãi
người, thì chắc chắn đám sinh linh chúng ta thoát khỏi cảnh đồ thán.”
( )
Thần và bá tính tiểu quốc khôn xiết kinh sợ. Việc đó, cha thần ngày còn sống, đã
thường khiến sứ tâu lên, đúng vào lúc thần chưa dự vào chính sự, nên đó vốn là
chỗ thần không biết, chớ không phải riêng dám qui lỗi cho cha thần, lại để tìm
cách tự mình lại được khỏi tội. Vạn nhất mà thiên triều riêng rủ lòng khoan tha, thì
đó là một điều may mắn cho thần. Nếu không thì đó là tội của thần đáng bị giết đi
không xiết.
Đến việc bảo thần phải tự mình tới cửa khuyết, thánh thiên tử không tiếc vương
tước phù ấn, lại phong đất đai như cũ, thì thần với tôn tộc quan lại của tiểu quốc,
hồn kinh sống lại, vía chết lại yên, vì cho rằng thiên triều, nếu không nghĩ tới, há
có thể giải đáp giống như thế ư? Cha ông của thần thời còn sống, thiên triều khen
có lòng trung thành, thương chỗ xa xôi, bỏ ra ngoài mà không tính tới. Cho nên,
năm Trung Thống thứ 12 (1269) đã có chiếu phong làm tước vương, ban cho phù
ấn, riêng ra lệnh: “Quân ta không vào nước ngươi, áo mũ lễ nhạc, không đổi tục
cũ”. Tổ phụ của thần nhờ thế mà giữ được đầu cổ cho đến chết. Sinh linh đến nay
nhận ơn không ít.
Đến đời cha thần, không may biên cương gây họa, nhưng việc thờ trên vẫn một


lòng chung thủy không đổi. Kịp đến đời thần, mạo thay giữ đất, thẹn được thiên
triều nghĩ tới tấm lòng của cô thần, lại biết thần sinh trưởng nơi góc xa, không
thuộc thủy thổ, không quen nắng mưa. Các sứ thần của tiểu quốc đi lại thường vì
lam chướng mà chết đến sáu, bảy. Nếu thần không thể tự lượng thì chỉ chết ở dọc
đường, rốt không ích gì cho công việc. Vả lại, tiểu quốc là một nước mọi rợ,
phong tục bạc ác, một ngày sống mà rời nhau thì anh em chắc không thể dung thứ
cho nhau.
Thánh thiên tử có lòng nuôi vật, có dạ thương côi, thì một bề tôi của tiểu quốc còn
không nỡ bỏ sót. Huống nữa, cha ông của thần đời đời thờ vua, mà vội vàng trong
một ngày nỡ khiến cho xương cốt chóng phơi, xã tắc trở thành gò đống ư ?
Than ôi! Người đời nếu có kẻ được gặp mặt thánh, thì ở trong sách Phật gọi đó là
phước lớn, còn sách Nho thì gọi đó là chuyện ngàn năm một thuở. Thần há không
muốn xem quang cảnh thượng quốc, thân mình được tắm gội ơn vua, mà đã vội
trái mệnh để chuốc lấy họa ư? Trời trên soi tỏ. Thật tình, vì thường tham sống sợ
chết, thần xa cách thiên triều mà mắc tội ở góc trời thì sự che chở khoan dung chỉ
cậy có bệ hạ sáng như trời trăng, lượng như thiên địa. Nếu không, dồn hết nước cả
bốn biển cũng không đủ để rửa sạch tội của thần.
Thần nói hết lời, như gan phổi bày ra. Kính mong bệ hạ thương xót kẻ cô độc này,
nghĩ tới sự khốn cùng của nó mà xét cho lòng cô trung của vi thần, tha tội nặng
của vi thần, giúp vi thần được tạm kéo dài hơi tàn để hết lòng thành thờ kẻ lớn, bá
tính mỗi giữ được tính mạng để hưởng lấy đức hiếu sinh. Há chỉ vi thần thịt nát
xương tan, khôn có thể mong báo ơn vua trong muôn một, mà cùng khắp hết gầm
trời, muôn miệng một lời cùng chúc tuổi vua muôn ức.

Thư ngày 13 tháng giêng năm Chí Nguyên thứ 30 (1293)
Cô tử gửi thư cho thiên sứ đại tướng quân trướng hạ. Nay xét xe sứ mới đến, đầy
thành xuân khí lung linh, liền biết có ý mới sinh, bút báo dạy răn để đón tiếp chiếu
trời. Việc đủ để ghi nhận, hết lòng nhớ nghĩ. Cảm động lắm, cảm động lắm.
Lễ đón chiếu trời, từ xưa đã có. Từ ngày cha ông qui thuận đến nay đã định thành
lệ thường, huống chi thân này dám mà không làm theo hết. Bèn kính cẩn đặc sai

bề tôi chấp chính của bản quốc là Lê Khắc Phục ra tới biên cương xa đón. Đến ở
trong nước, lễ tiếp được khiến dàn bày, tới ngày những mong rủ xuống những lời
giáo huấn. Sơn lam chướng khí, e chẳng phải đất để có thể ở lâu dài. Nghĩ mong
sớm được có lời bảo ít nhiều để an ủi lòng ngóng trông đau đáu. Kính đưa thư đáp
này, rất mong xét nghĩ, khôn nói xiết hết.
Thư ngày 21 tháng 2 năm Chí Nguyên thứ 30 (1293)
Cô tử viết thư lại cho thiên sứ đại tướng công các hạ. Cô thẹn được bút hoa của
ngài đáp lại, rủ xuống tấm lòng hết sức dạy dỗ yêu thương. Thật cảm kích, thật
cảm kích. Cô là bề tôi thờ tiên triều từ ông nội đến nay đã hơn 30 năm, tuế cống
không dứt, tuy hai lần gặp binh hỏa, vẫn thủy chung một lòng. Việc phải đắc tội
chỉ là không thể đền chầu mà thôi. Cô há không biết lễ là nếu có lệnh vua đòi thì
không được lần lữa. Nhưng như tình thường tham sống sợ chết, sao như chim bay
cao cá lặn sâu, chỉ có lòng muốn sống mà thôi, huống nữa là con người ư. Nếu
thiên hạ không nơi bất tử và xưa nay không có người bất tử, kẻ hiểu lẽ đó, chỉ có
Phật mà thôi. Còn con người ai có thể làm được. Tệ ấp của cô cách xa thiên triều
quan san vạn dặm. Tướng công thực đã biết đủ rồi. Giá như cô đem cái thân yếu
đuối bé nhỏ này, gắng gượng mà ra đi đợt này thì việc không tử vong trên đường
sá là hiếm lắm. Mà việc tử vong của cô đây cố nhiên là không đáng xót. Song nó
không làm thương tổn được lòng nhân yêu người, yêu vật của thánh triều ư ? Sách
nói, vua là trời. Việc thờ vua của cô đây còn hơn cả việc thờ trời. Trời không có
bực mà lên, nhưng còn có thể nhờ sớm tối để mà đối so. Vua không có bực để mà
gần, nhưng có thể nhờ sớm tối mà hướng mộ. Cô nếu không tự lượng lực mà ra đi,
thì còn muốn cầu đối so hướng mộ được ư ? Cô mượn lẽ của người xưa, nói năng
không kiêng kỡ, lòng dạ như đã giãi bày, mong nhờ tướng công tạm vì cô mà nghĩ
kỹ cho muôn một, chớ tiếp lời dại. Thư không hết lời.
Thư ngày 25 tháng 2 năm Chí Nguyên thứ 30 (1293).
Cô tử viết thư đáp lại thiên sứ đại tướng quân các hạ. Cô bất tiếu, cúi mong không
bị chê quê, nhiều lần được ban thơ từ, tình nhiều, thương lắm. Nhiều lần nhọc
nhằn ban thơ, lời lẽ phong phú, tình nghĩa dạt dào, thương yêu quá hơn cốt nhục,
thân thiết như cố nhân. Ý khăng khăng, dám không phơi hết lòng dạ để tỏ tình

trong muôn một.
Còn một việc đến chầu, thì cô chịu tội vậy. Bởi vì cậy vào lòng nhân của thánh
triều như trời đất , mỗi mỗi trình xin lòng thương xót. Tướng công đã thật biết rồi,
không cần nói thêm nữa. Về sự vinh dự của người thần tử được vào chầu, thì cô há
không muốn. Chỉ nếu đem con đi thì khốn nỗi miệng nó còn hôi sữa, gân cốt chưa
cứng cáp, không tập cưỡi ngựa, không quen gió sương, trên đường sá sẽ thấy như
thế nào. Cô đây tuổi đã quá 30 mà còn lo không giữ được thân này, huống chi là
đứa con mọn ấy. Nếu đem việc cũ của Anh Tề mà xét xem thì lại làm cho tội cô
đây thêm nặng
Về tướng tá của quan quân, hoặc có kẻ còn rơi sót lại nơi tệ ấp, thì cha của cô ngày
còn sống, đã tìm kiếm hết thảy như bộ thuộc của đại vương Tích Lệ Cơ, già trẻ
của Ô Mã Nhi và Phàn tham chính, Tôn Lộ Man, Hà phụng ngự, Đường Ngột
Công, Cát La Thị, Đường Vạn Hộ, Hồ Anh, Quách Toàn và bọn vạn hộ, thiên hộ
đầu mục quan quân đều đã theo nhau thứ lớp đưa về xong. Kỳ dư, hoặc có kẻ
gặp lam chướng mà chết, hoặc đã trốn về, thì cô không biết được. Trương thượng
thư ngày đến cũng đã nói tới điều này. Cô đã tìm hỏi các nơi thôn xóm, tới nay
chưa có được tin tức gì. Cô há có tiếc mấy người này để nỡ bỏ sinh linh một
phương. Vả lại, sở dĩ việc cô đưa trở về, ấy quả có lệnh của triều đình, chứ đâu
phải cô tự làm sao? Còn họ ở đây thì chỉ chuốc lấy tốn kém, phí dụng, chứ có ích
gì đâu.

×