Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

VĂN THƯ NGOẠI GIAO TRẦN NHÂN TÔNG 1 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.8 KB, 5 trang )

VĂN THƯ NGOẠI GIAO TRẦN NHÂN TÔNG
1
Lá thư tháng 11 nhuận năm Chí Nguyên thứ 15 (1278)
Nay nghe quốc công nhọc đến tệ quốc, biên dân không ai là không kinh hãi, không
biết là sứ giả người nước nào mà đến ở đây. Xin rút quân về đường cũ để mà tiến.
Tờ biểu tháng 12 năm Chí Nguyên thứ 15 (1278)
Cô thần bẩm khí yếu đuối, mà đường sá thì khó khăn, chỉ luống phơi bộ xương
trắng, đến nỗi bệ hạ phải xót thương mà không ích gì cho thiên triều trong muôn
một. Nép mong bệ hạ thương xót tiểu quốc xa xôi, khiến thần được cùng bọn đơn
côi quan quả, giữ được tính mệnh để suốt đời thờ phụng bệ hạ. Đó là nỗi may mắn
lớn nhất của cô thần mà cũng là phúc to của sinh linh tiểu quốc.
Tờ biểu năm Chí Nguyên thứ 15 (1278)
Năm Chí Nguyên thứ 15, thế tử An Nam là cô thần, Trần, dâng biểu nói:
Hoàng đế bệ hạ được trời trên yêu mến. Cha thần thuận về thánh hóa, thấm nhuần
ơn đức nhân từ như đất trời, hưởng lượng bao dung dơ uế như núi biển. Cha thần
một đời đội ơn cảm đức rất hậu. Năm Chí Nguyên thứ 14 (1277), bất hạnh cha
thần thất lộc. Ngày sắp mất, gọi cô thần đến bảo: “Bệ hạ khoan nhân đại độ, không
bỏ sót nước nhỏ, thì chắc con tất được ân như đời trước. Ta nay chỉ vì trời không
cho thêm tuổi, khiến không được thờ phụng thiên triều mà lấy làm hận thôi”. Thần
e sợ mới gặp tang cha mà kỳ cống hiến hằng năm lại vừa tới. Thần chẳng dám vì
nỗi buồn tang cha mà lụy tới công việc. Lại thêm bọn sứ trước là Lê Khắc Phục
lâu ngày chưa về để tiếp tục việc cống nạp hằng năm, nên tiếp tục sai bọn Trung
thị đại phu Châu Trọng Ngạn, Trung lượng đại phu Ngô Đức Thiệu làm hành nhân
sứ vâng đem biểu văn, phương vật, đến cửa khuyết dâng hiến, tuân theo chức
nghiệp của cha thần, chẳng dám để rơi mất lời giáo huấn dùng lòng trung để dạy
con. Sinh linh tiểu quốc đều bảo: “Sau khi cha thần mất đi, thì thần sẽ kế tục chí
hướng, làm tiếp sự nghiệp của cha thần, chính ở tại một việc làm đó. Bệ hạ thương
yêu người trung trực, càng thêm khen thưởng, thì thế tử của ta ở trong sự không
may mắn mà thật có sự may mắn”. Rồi mỗi mỗi tự ngóng cổ trông lên trời trăng
miền bắc để ngóng mong.


Kịp tới năm Chí Nguyên thứ 15 (1278), bọn Châu Trọng Ngạn chưa về. Chỉ thiên
sứ Sài thượng thư mang chiếu thư cùng với bọn Lê Khắc Phục lần trước, cùng đến
tiểu quốc. Thần đem bá quan nghênh tiếp đủ lễ, đốt hương vái đọc, nép thấy chiếu
thư bảo phải vào chầu. Thần khôn xiết kinh sợ, và sinh linh cả nước truyền nghe
lời ấy nhao nhao mất hết bình tĩnh. Ấy bởi vì thần sinh trưởng ở nước Việt
Thường, bẩm khí yếu đuối, thủy thổ không quen, nóng lạnh chẳng chịu. Dù xem
được quang cảnh thượng quốc, sung làm khách của vương đình, thì vẫn sợ có
chuyện trên đường, luống phơi xương trắng, đến nỗi lòng nhân của bệ hạ cũng tự
cảm thấy xót thương, mà chẳng ích gì cho thiên triều trong muôn một.
Bệ hạ một thể với trời. Thần thờ phụng bệ hạ giống như thờ trời. Dù trông lên trời
xanh chín tầng xa thẳm, mà oai trời chưa thường dám trái trong gang tấc, ơn vua
chưa thường không ghi lòng tạc dạ. Khi làm bề tôi thời Châu Thành Vương thì
trùng dịch đến cống. Đến thời Võ đế thì bỏ ngoài không tính vì thương nước nhỏ,
đường sá xa xôi, núi sông sâu hiểm. Huống nay, bệ hạ nơi nào xe thuyền đến tới,
sương móc xa rơi, trời trăng chiếu tới, thì chẳng ai là chẳng thần phục, so với nhà
Châu, nhà Hán thật cách nhau vạn vạn, không thể cùng một ngày mà nói hết. Từ
thuở khai thiên lập địa đến nay chưa có lúc nào thiên hạ được thống nhất to lớn
như ngày nay.
Bệ hạ thi hành nhân đức trước hết là nhằm cho người hoang quả cô độc. Đến các
loại nhỏ mọn như côn trùng thảo mộc cũng mỗi mỗi thỏa được tính mình. Thần
mắc tội với trời, chỉ sợ không được thấm nhuần ơn phước. Chính trị của bệ hạ tốt
hơn nhà Châu, lòng nhân của bệ hạ sâu hơn nhà Hán. Nép mong bệ hạ thương nỗi
đơn chiếc yếu đuối của cô thần, xót nơi xa xôi của tiểu quốc, mà khiến cho thần
được cùng với quan quả cô độc giữ được tính mạng của mình để suốt đời phụng
thờ bệ hạ. Đó là điều rất may của cô thần, mà cũng là phúc lớn của sinh linh tiểu
quốc.
Lá thư tháng 11 năm Chí Nguyên thứ 20, gửi cho Bình chương chính sự của
Kinh hồ Chiêm Thành hành tỉnh là A Lý Hải Nha:

Về một việc thêm quân, thì Chiêm Thành thờ phụng tiểu quốc lâu ngày. Cha tôi

chỉ vụ lấy đức mà giữ họ. Đến thân của kẻ côi này cũng kế thừa chí hướng của cha
mình. Từ khi cha tôi thuận về với thiên triều 30 năm đến nay, vũ khí can qua tỏ ra
không cần dùng tới, quân lính bỏ về làm dân. Ấy một phần giúp vào việc cống
hiến cho thiên triều, và một phần tỏ tấm lòng không mưu đồ gì khác. Rất mong các
hạ thương xót xét cho.
Còn về việc giúp lương, thì địa thế tiểu quốc tiếp giáp với biển, ngũ cốc sản xuất
không nhiều. Từ khi đại quân đi rồi, trăm họ vẫn còn trôi dạt. Thêm vào đó, bị lụt
hạn, sáng no chiều đói, ăn uống vẫn không đủ. Tuy nhiên, các hạ ra lệnh thì vẫn
không dám trái. Xin ở đất châu Vĩnh An trên cõi Khâm Châu, xin đợi đem đến
nạp.
Còn việc tiếp tục bảo cô tử tự thân đến cửa khuyết, gặp mặt đức vua để nhận lời
dạy bảo, thì lúc cha già của thần còn sống, thiên triều đã thương xót mà bỏ ra
ngoài tính toán. Nay cha già của thần đã mất, còn cô thì đang chịu tang, cảm bịnh
đến nay, còn chưa khỏe lại như thường. Huống nữa, kẻ côi này sinh trưởng ở nơi
xó xa, chẳng chịu nóng lạnh, chẳng quen thủy thổ, đường sá khó khăn, chỉ phơi
xương trắng. Nếu lấy bồi thần của tiểu quốc đi lại, còn bị khí độc nhiễm xâm, có
lúc mười người thì đến năm sáu, hoặc có khi chết đến hơn nửa. Các hạ cũng đã
biết rõ điều đó rồi. Chỉ mong riêng vì lòng thương giúp, mà tâu bày với thiên triều
hầu giúp thiên triều biết ý của kẻ côi này cùng tôn tôợc quan lại mỗi mỗi sợ chết
tham sống. Há chỉ một mình kẻ côi này nhận được ơn ban mà còn sinh linh của
một nước nhờ thế được an toàn. Cùng chúc cho các hạ hưởng được phước lớn từ
trời ấy mãi mãi.
Lá thư tháng 3 năm Chí Nguyên thứ 21, gửi cho Kinh Hồ Chiêm Thành hành
tỉnh
Chiêm Thành đã nội thuộc tiểu quốc. Đại quân đến đánh, lẽ đương nhiên tiểu quốc
phải thương xót, nhưng chưa từng dám nói ra một lời. Ấy bởi thời trời việc người,
tiểu quốc cũng đã biết rồi. Nay Chiêm Thành lại làm chuyện phản nghịch chấp
mê, không chịu trở lại. Đó gọi là kẻ chẳng thể biết trời biết người. Kẻ biết trời biết
người mà trở lại cùng mưu với kẻ không biết trời biết người, thì tuy trẻ mới lên ba
cũng biết là không thể cùng được.

Huống là tiểu quốc ư ? Mong quí hành tỉnh xét kỹ.
Lá thư tháng 10 năm Chí Nguyên thứ 21, gửi cho Thoát Hoan
Tuy không thể chính mình thấy được ánh thừa, nhưng trong lòng đã rất hân hạnh.
Ngày trước, kính được chiếu vua nói rằng: “Có lệnh riêng quân ta không được đi
vào nước ngươi”. Nay thấy Ung châu doanh trại cầu đò, thường thường liên tiếp.
Thật rất sợ hãi, rất mong hiểu rõ lòng trung thành mà thêm chút thương xót.
Thư tháng 10 năm Chí Nguyên thứ 21 (1284), gửi cho Thoát Hoan
Chiếu trước đã riêng ra lệnh “quân ta không được vào nước ngươi”. Nay vì Chiêm
thành đã xưng bề tôi mà làm phản trở lại, nhân thế phát đại quân đi qua do bản
quốc mà tàn hại trăm họ. Đó là việc làm sai trái của thái tử, chớ không phải sai trái
của bản quốc. Kính mong chớ đi ra ngoài chiếu trước. Rút đại quân về. Bản quốc
sẽ sắm đủ cống vật, đem dâng lại có khác với trước.

×