Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Không ăn đồ ngọt, trẻ vẫn bị sâu răng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.7 KB, 7 trang )

Không ăn đồ ngọt, trẻ vẫn bị sâu răng
Mặc dù đánh răng thường xuyên, không ăn nhiều đồ
ngọt nhưng phần lớn trẻ nhỏ vẫn bị sâu răng.
Các cuộc điều tra mới nhất cho thấy, tỷ lệ sâu răng, viêm
quanh răng ở Việt Nam là 90% và là một trong những nước
có tỷ lệ sâu răng cao nhất trên thế giới.

Ăn nhiều đồ xay nhuyễn càng dễ sâu răng

TS Phạm Như Hải, Trưởng khoa Răng, BV Việt Nam – Cu
Ba cho biết, rất nhiều bậc phụ huynh cho rằng, chỉ những
trẻ hay ăn sữa đêm, thích ăn đồ ngọt, có thói quen ngậm đồ
ăn khi đi ngủ mới có nguy cơ bị sâu răng. Đây là quan điểm
sai lầm. Bởi ngay cả với trẻ không thích đồ ngọt nhưng các
thực phẩm hàng ngày như cơm, cháo, hoa quả cũng chứa vi
khuẩn lên men khiến răng bị sâu.

BS tại BV Việt Nam – Cu Ba đang hàn răng cho bệnh nhi bị
sâu răng
TS Hải cảnh báo, ngày càng có nhiều trẻ nhỏ trong giai
đoạn răng sữa, chưa thay răng nhưng vẫn bị sâu răng. Thậm
chí, có những trẻ mới 1-2 tuổi nhưng răng sâu cả hàm, lợi
sưng đau, chảy máu, khiến trẻ quấy khóc. Có trường hợp
BS phải tiến hành “xì” các vết ố đen trên răng để tránh lây
lan ra răng khác.

Theo TS Hải, thói quen ăn đồ xay nhuyễn cũng là một
nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ sâu răng ở trẻ nhỏ. Cha mẹ
thường xay nhuyễn thập cẩm các loại rau, củ, quả, thịt, cá
để ép trẻ ăn, vô tình tạo thói quen xấu cho trẻ là nuốt luôn,
không nhai. Thói quen này rất nguy hiểm, bởi khi răng


miệng ít hoạt động, nước bọt tiết ra ít hơn thì khả năng sâu
răng sẽ nhiều hơn.

Đánh răng đúng cách

PGS TS nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên giám đốc BV Tai
Mũi Họng TƯ cho biết, không phải cứ trẻ không ăn đồ
ngọt, đảm bảo ngày đánh răng 2 lần là không có nguy cơ bị
sâu răng. Bởi vấn đề là phải biết đánh răng đúng cách và
thường xuyên. Nhiều bậc cha mẹ chờ cho trẻ mọc đủ răng
cả hai hàm, tầm 2 tuổi mới bắt đầu đánh răng cho trẻ.

Tuy nhiên, về mặt khoa học, đề ngăn ngừa sâu răng hiệu
quả cha mẹ nên cho trẻ đánh răng ngay khi răng bắt đầu
nhú, tức là khoảng 6 tháng tuổi. Bởi thời gian để trẻ mọc đủ
răng rất dễ khiến trẻ bị sâu răng vì bắt đầu ăn dặm. Nên
đánh răng cho trẻ 2 lần/ngày và đánh răng ngay sau khi ăn.

Đối với trẻ nhỏ, nửa đêm phải uống sữa không thể đánh
răng được, cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước tráng
miệng hoặc lấy khăn mềm lau các bề mặt răng của trẻ.

Cha mẹ cần chú ý hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách mới
có hiệu quả ngừa sâu răng. Không nên chỉ đưa bàn chải
đánh ở bề mặt ngang, bên ngoài vì răng dễ bị sâu nhất ở kẽ
giữa răng, vùng răng nhấp nhô.

Đối với trẻ dưới 6 tuổi, cha mẹ nên giúp trẻ đánh răng hàng
ngày ở tất cả các bề mặt răng. Trẻ được 6 tuổi trở lên có thể
tự đánh răng nhưng người lớn vẫn nên tiếp tục giám sát.


Ngay khi phát hiện vết ố ở răng, cha mẹ nên đưa trẻ đến
các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và xử lý sớm,
tránh nguy cơ hỏng cả hàm răng vì đi khám muộn. Ngoài
ra, các BS cũng khuyến cáo, cha mẹ nên cho trẻ ăn mía
hoặc kẹo cao su vì có tác dụng tốt trong ngừa sâu răng.
Nên kiêng: Các đồ ăn thức uống có tính cay nóng như thịt
dê, thịt chó, ớt, hạt tiêu, quế, hồi, sa tế, sa nhân, rau hẹ,
hành tây, tỏi, lạc rang, nhãn, vải, nhục dung, toả dương,
nhân sâm, nhung hươu, rượu, thuốc lá
Thể tâm tỳ lưỡng hư
Triệu chứng: Sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, có cảm giác khó
thở, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp trống ngực, hay quên, ngủ
kém, hay mê mộng, chán ăn, đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện
lỏng nát, có thể có hiện tượng xuất huyết dưới da, chất lưỡi
nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng
Nên kiêng: Củ cải, hành tây, kinh giới, sa nhân, sơn tra,
quế, hồi, gừng tươi, hạt tiêu, mã thầy, trà đặc, thuốc lá
Thể can khí uất kết
Triệu chứng: Tinh thần luôn bị ức chế, ngực bụng đầy tức
hoặc đau nhói, tức nặng hạ sườn phải, hay thở dài, dễ cáu
gắt, liệt dương, di mộng tinh, đại tiện táo lỏng thất thường,
rêu lưỡi trắng mỏng
Nên kiêng: Thịt mỡ, cơm nếp, mật ong, đại táo, long nhãn,
nhân sâm, hoàng kỳ, hoàng tinh, trà đặc, bia rượu, cà phê
Thể can kinh thấp nhiệt
Triệu chứng: Vàng da, vàng mắt, ngực sườn đau tức, đầy
trướng, khó chịu, ăn kém, miệng đắng, hoa mắt chóng mặt,
tai ù tai điếc, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện như đi kiết, rêu lưỡi
dày nhờn

Nên kiêng: Thịt vịt, thịt đầu lợn, thịt mỡ, thịt chó, thịt dê,
đồ uống quá ngọt, long nhãn, long vải, ớt, hạt tiêu, hồi
hương, đinh hương, thuốc lá, rượu, dấm quá chua, kim anh
tử, khiếm thực, hạt sen
Thể tâm thận bất giao
Triệu chứng: Tinh thần bồn chồn không yên, mất ngủ, hay
mê mộng, di mộng hoạt tinh, lưng đau gối mỏi, hay có cảm
giác sốt nóng về chiều, vã mồ hôi trộm, tai ù tai điếc, hay
hồi hộp trống ngực, miệng khô họng khát, đi tiểu đêm
nhiều lần, môi đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không có
rêu
Nên kiêng: Các đồ ăn thức uống có tính cay nóng như ớt,
hạt tiêu, dấm quá chua, đại hồi, nhục quế, đinh hương, hành
tây, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, trà đặc, rượu trắng, thuốc

Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, những người suy yếu
sinh lý không nên ăn nhiều rau răm, đậu tương và các chế
phẩm từ đậu tương.
(Theo SK & ĐS)


×