Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Trẻ có thật sự phát triển? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.12 KB, 4 trang )

Trẻ có thật sự phát triển?
Nhiều bậc phụ huynh có cảm giác lo lắng khi thấy con mình có vẻ chậm phát triển
hơn các bạn bè ngang tuổi.

Họ luôn so sánh những hoạt động "không làm được" ở trẻ trước những trẻ khác để
rồi cảm thấy thất vọng, chán chường nếu con mình không thể hiện được giống như
thế. Các bác sĩ tâm lý sẽ giải thích hiện tượng này để làm yên lòng những bậc phụ
huynh.
Thực ra, không có đứa trẻ nào giống nhau, ngay từ hình thức cho đến cả sự phát
triển ở từng giai đoạn. Có trẻ phát triển nhanh, có trẻ lại chậm hơn một tí, và điều
đó là hoàn toàn bình thường. Các bậc phụ huynh không nên so sánh quá đáng để
rồi không ngừng buồn bã, muộn phiền vì cho rằng con mình phát triển "chậm" hơn
những đứa trẻ khác.

Việc tạo cho con thói quen tự lập ngay từ khi còn nhỏ cũng giúp trẻ trở nên tự tin
và bạo dạn hơn trong cuộc sống
Tiến sĩ Goh, giám đốc trung tâm nghiên cứu sức khỏe và tâm lý trẻ cho biết: điều
tôi lo lắng nhất hiện nay là nhiều bậc phụ huynh quá "theo sát" sách vở một cách
máy móc và họ coi đó là điều kiện chuẩn của con mình. Họ dựa vào sách để kiểm
tra chiều cao, cân nặng của con cùng những hoạt động phát triển của trẻ ở từng độ
tuổi.
Tuy nhiên, họ không có sự linh hoạt trong việc nhìn nhận vấn đề vì sách vở chỉ
dừng lại ở mức tương đối. Và khi con mình không đạt được điểm "chuẩn" như
những gì trong sách quy định hoặc thua kém các bạn bè khác, những bậc phụ
huynh ấy sẽ cảm thấy phiền lòng và cho rằng con mình đang có dấu hiệu của sự
chậm phát triển.
Tuy nhiên, họ phải hiểu được là, vấn đề phát triển ở trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, đó là cả một quá trình "hỗn loạn", phức tạp chứ không đơn giản, công thức theo
kiểu một cộng một là hai. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ có thể kể
đến là yếu tố tâm lý gia đình hoặc tiền sử sức khỏe của những thành viên trong gia
đình.


Cũng theo ý kiến của tiến sĩ, một đứa trẻ đang vui vẻ, khỏe mạnh cũng có thể ngay
lập tức trở nên thụ động, tự kỷ chỉ bởi một cú sốc về mặt tâm lý như tận mắt
chứng kiến sự ra đi của người thân hay những vật nuôi trong nhà Cú sốc ấy
khiến trẻ thay đổi tính cách, thay đổi cả tâm sinh lý, và điều đó cũng là nột trong
những nguyên nhân dẫn đến sự "chậm phát triển" của trẻ, có thể là vĩnh viễn,
nhưng có cũng có thể là tạm thời thôi.
Quá trình chậm phát triển ở trẻ về mặt tâm lý đôi khi chỉ do những mặc cảm về thể
chất hoặc khả năng học tập tạo nên. Khi bản thân trẻ cảm thấy nhụt chí thì chính
tinh thần ấy khiến chúng không muốn cố gắng và phát huy thế mạnh của mình.
Lúc này, sự động viên kịp thời của cha mẹ là rất cần thiết.
Với những đứa trẻ được chăm sóc quá kỹ lưỡng, tự bản thân chúng cũng trở nên
kém linh hoạt và năng động do cái gì cũng được phục vụ sẵn. Cha mẹ không hiểu
được rằng, việc tạo cho con thói quen tự lập ngay từ khi còn nhỏ cũng giúp trẻ trở
nên tự tin và bạo dạn hơn trong cuộc sống.
Tuy nhiên, bạn nên chú ý tới một vài dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ để có thể đưa
con đến gặp bác sĩ kịp thời:
- Trong những hoạt động thông thường, trẻ tỏ ra quá yếu kém hơn so với các bạn
bè khác, và dù cho bạn có động viên và chỉ bảo tận tình nhưng trẻ vẫn không tỏ ra
khá hơn.
- Trẻ luôn cảm thấy khó khăn trong những công việc đơn giản như kéo khóa áo,
quần, viết chữ, bật tắt công tắc điện
- Trẻ tỏ ra không mấy khéo léo trong việc đạp xe, đi bộ, trèo cầu thang
Khi tiếp xúc với trẻ, các bác sĩ luôn tìm hiểu về tiền sử bệnh tật những thành viên
trong gia đình trẻ để có thể đưa ra những kết luận cụ thể, chính xác về những dấu
hiệu chậm phát triển ở trẻ. Vì thế, bạn nên hợp tác với bác sĩ bằng cách thông báo
với họ tất cả những gì bạn biết có liên quan đến "dấu hiệu" của trẻ.

×