Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cam kết hỗ trợ Việt Nam trong phòng chống tai nạn thương tích trẻ em doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.27 KB, 3 trang )

Cam kết hỗ trợ Việt Nam trong phòng
chống tai nạn thương tích trẻ em

Trong khi toàn cầu đang nỗ lực với các Mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ về cải thiện tình hình sức
khỏe và phát triển của trẻ em ở khắp mọi nơi trên
thế giới, những con số phản ánh tình trạng thương
tích ở trẻ em lại đang là một thực tế không thể chấp
nhận được. Đây là ý kiến được ông Jesper Morch,
Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF) tại Việt Nam trong cuộc trao đổi với
phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống ngay sau lễ
công bố báo cáo toàn cầu về phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em (PC
TNTTTE) mới đây.

PV: Thưa ông, trong thời gian công tác tại Việt Nam, ông có đánh giá như thế nào
về công tác PC TNTTTE ở Việt Nam?

Ông Jesper Morch: Tôi muốn nhấn mạnh rằng, trong 27 năm làm việc trong
UNICEF thì 4 năm công tác tại Việt Nam đã để lại cho tôi những ấn tượng đặc
biệt. Với sáng kiến "Một Liên hợp quốc (LHQ)" đã gắn kết các cơ quan của LHQ
tại VN, khiến cho VN trở thành một quốc gia tiên phong trong việc tiến gần tới
Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về cải thiện sức khỏe và phát triển của trẻ em.

Ông Jesper Morch

Mặc dù vậy, hằng ngày vẫn có nhiều trẻ em VN tử vong do những nguyên nhân
không chủ ý như đuối nước, tai nạn giao thông Trong khi tỷ lệ trẻ em tử vong do
các bệnh truyền nhiễm giảm xuống thì việc gia tăng tỉ lệ tử vong trẻ em do các
TNTT không chủ ý là một thực tế không thể chấp nhận được. Mặc dù được đánh
giá là có những tiến bộ trong việc giảm thiểu TNTTTE nhưng các nhà hoạch định


chính sách VN không nên dừng lại mà cần tiếp tục có những hàng động cụ thể để
đạt được những mục tiêu cao hơn.
PV: Trong báo cáo không đề cập đến vấn đề thương tích do bạo lực trong trường
học nhưng đây lại là vấn đề cũng hết sức nóng bỏng hiện nay, vậy theo ông vấn đề
này cần được nhìn nhận như thế nào?
Ông Jesper Morch: Vấn đề bạo lực trường học không nằm trong báo cáo này là
bởi chúng tôi xếp đó là thương tích có chủ ý. Tuy nhiên đây cũng là một vấn đề rất
quan trọng. Tôi cho rằng, chúng ta cần lên án tất cả các hành động bạo lực trong
trường học cũng như trong gia đình vì bạo lực trong gia đình là khởi nguồn của
bạo lực trường học. Chúng ta cần phải bảo vệ trẻ em khỏi những bạo lực gia đình.
Muốn vậy, chúng ta cần phải giáo dục cho trẻ nhỏ trong gia đình và trong trường
học về các hành vi bạo lực và những kỹ năng để tránh bị đe dọa, căng thẳng.
PV: Theo ông, những điểm nào trong công tác PC TNTTTE mà VN cần phải khắc
phục?
Ông Jesper Morch: Như bản báo cáo đã nêu rõ, việc phòng tránh TNTTTE là
việc hoàn toàn có thể thực hiện được bằng các biện pháp cải thiện môi trường,
giáo dục, luật pháp, đặc biệt là Luật giao thông đường bộ. Theo tôi, quan trọng
nhất vẫn là giáo dục cho trẻ các kỹ năng phòng tránh TNTT thông qua việc đưa
những nội dung này vào chương trình giảng dạy trong nhà trường. Bên cạnh đó
việc tuyên truyền cũng cần đi đôi với các biện pháp giáo dục pháp luật khác và cả
sự góp sức của cộng đồng. Chẳng hạn như việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi
chở bằng xe gắn máy, ngoài việc tuyên truyền cho người dân, nếu chúng ta có
những chế tài cụ thể như khi bắt đầu đưa vào áp dụng quy định bắt buộc đội mũ
bảo hiểm thì tôi tin rằng tình hình sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.
PV: Trong khả năng của mình, UNICEF đã có những hoạt động gì giúp cho Chính
phủ và nhân dân VN cải thiện tình hình thương tích ở trẻ em?
Ông Jesper Morch: Chúng tôi đang cố gắng hết sức để cùng với các gia đình và
cộng đồng xây dựng các ngôi nhà và môi trường cộng đồng an toàn cho trẻ em;
nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác PC TNTTTE ở TW; thí nghiệm các
biện pháp cụ thể ở từng địa phương như tổ chức các lớp học bơi cho trẻ em, xây

dựng hàng rào trong khu dân cư; giáo dục phòng tránh bom mìn cho học sinh tiểu
học ở Quảng Trị và một số vùng bị ảnh hưởng. Trong tương lai, chúng tôi cam kết
sẽ tiếp tục hỗ trợ VN trong công tác này dựa trên những đề xuất của Chính phủ và
các đối tác ở VN. Cuối cùng, việc LHQ chọn VN là nơi công bố bản báo cáo về
tình hình PC TNTTTE vì muốn nhấn mạnh đến tình hình thực tế tại Việt Nam và
cổ vũ cho việc xây dựng một cộng đồng an toàn cho trẻ em trên khắp thế giới.


×