Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.02 KB, 3 trang )

Bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh

Khi sinh ra, trẻ có nguy cơ bị nhiễm khá nhiều
bệnh tật. Đối với những trẻ đẻ non, thiếu cân, có hội
chứng suy hô hấp mang tính cấp cứu, một trong
những bệnh nguy hiểm có thể gặp là bệnh màng
trong. ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này
đứng hàng thứ 2, sau chảy máu phổi, ở trẻ mới sinh.

Đẻ non, nguy cơ lớn
Các bác sĩ cho biết, khi bị bệnh màng trong, tỷ lệ
trẻ sống được rất thấp. Thông thường, sau khi sinh
khoảng vài phút hoặc vài giờ trong tình trạng bị suy hô hấp không rõ nguyên nhân,
căn bệnh màng trong sẽ xuất hiện tấn công trẻ. Sau này, khi tìm hiểu thì các
nguyên nhân gây suy hô hấp cho trẻ có thể là do nhiễm khuẩn, ngạt nước ối, hít
phải phân su…
Thường thì trẻ khó thở, hoặc thở nhanh nông, nhịp thở trên 60 lần/phút. Quan sát
trẻ sẽ nhận thấy các dấu hiệu như khoang liên sườn, hõm trên ức, co kéo, cánh mũi
phập phồng, toàn thân tím tái… Lúc này, nếu cho trẻ thở oxy thì cũng không giải
quyết được tình trạng suy hô hấp này. Nếu trẻ mắc bệnh ở thể nhẹ và điều trị đúng
thì sau 72 giờ các triệu chứng trên sẽ giảm, bệnh dần thoái lui.

Tăng cường sức khỏe khi
mang thai để sinh con khỏe
mạnh

Nếu bệnh nặng, các dấu hiệu tím tái, khó thở tăng lên, huyết áp hạ, thân nhiệt hạ
thì trẻ sẽ tử vong sau vài giờ. Điều đáng nói là sau khi khỏi bệnh, trẻ có thể mắc
các di chứng như thiếu oxy não, xuất huyết não, hạ đường huyết
Màng trong là gì?
ở phổi người bình thường, bên trong phế nang có chứa một chất Surfactant còn gọi


là chất giảm hoạt bề mặt có tác dụng giúp cho các phế nang không bị xẹp. Chất
giảm hoạt bề mặt ở phổi của bào thai xuất hiện tương đối vào tuần thứ 20. Nó phủ
vách trong của phế nang và có trong nước ối vào tuần thứ 28-36.

Nếu trẻ đẻ non khi phổi chưa thực sự trưởng thành chất giảm hoạt bề mặt sẽ chưa
hoàn thiện, hay nói cách khác là thiếu cả về lượng lẫn về chất. Khi thiếu chất này,
phế nang sẽ bị xẹp, dẫn đến hiện tượng huyết tương tràn vào phế nang, chất fibrin
của huyết tương lắng đọng phía trong của các phế nang và các tiểu phế quản, tạo
thành một lớp màng.
Nhìn qua kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy một màng màu hồng, ưa axit, trên màng
có hồng cầu, sợi fibrin và một số mảnh vụn tế bào. Màng này cản trở sự lưu thông
khí và sự trao đổi oxy, lúc này CO2 từ phế nang qua các mao mạch, đem đến dấu
hiệu suy hô hấp và tử vong rất nhanh.
Bệnh có thể phòng trước
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ đẻ non dưới 28 tuần thì tỷ lệ mắc bệnh màng
trong là 50-60%. Tỷ lệ này cao hơn ở trẻ nhẹ cân (dưới 1.000g) và trẻ sinh đôi,
sinh ba. Những trẻ sinh ra bởi bà mẹ có thời gian chuyển dạ quá lâu, hoặc bị băng
huyết, dẫn đến tình trạng thai bị suy cấp, bị ngạt cũng rất dễ mắc bệnh màng trong.
Đặc biệt là nếu trong thời gian có thai, người mẹ bị bệnh tiểu đường hoặc điều trị
một bệnh nào đó bằng corticoide kéo dài thì con sinh ra cũng dễ mắc căn bệnh
nguy hiểm này. Ngoài ra, còn có một tỷ lệ nhỏ trẻ mắc bệnh màng trong do yếu tố
di truyền.
Để phòng tránh căn bệnh này, việc đầu tiên là người mẹ phải đảm bảo sức khỏe,
chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, chế độ khám chữa bệnh sao cho hạn chế đến
mức tối đa tình trạng đẻ non, đẻ con nhẹ cân. Nếu người mẹ mắc bệnh tiểu đường
thì cần được điều trị tốt, tầm soát được bệnh trong suốt thời gian mang thai.
Ngoài ra, người mẹ không được lạm dụng chất corticoid trong thời gian mang thai.
Nếu sinh bé thiếu tháng, cân nhẹ, các ông bố bà mẹ nên chủ động đưa trẻ tới bệnh
viện chuyên khoa để được bác sĩ chủ động bơm chất surfactant vào phổi qua ống
nội khí quản phòng tránh bệnh màng trong - một cách điều trị hiệu quả cho căn

bệnh này.
Ngoài ra, đối với những trẻ bị bệnh màng trong, các bác sĩ sẽ tổ chức nuôi trẻ
trong lồng ấp; truyền gluco, đạm, mỡ, bicarbonat, dùng phương pháp hô hấp hỗ
trợ…
Để con mình không mắc các bệnh hiểm nghèo, các bà mẹ phải biết cách tự giữ gìn
sức khỏe của mình trong thời gian mang thai.

×