Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Để trẻ thêm yêu mẹ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.89 KB, 4 trang )

Để trẻ thêm yêu mẹ
Khi trẻ có biểu hiện không thích thú với việc bú sữa mẹ, việc các mẹ coi lại sự
hiểu biết cũng như kinh nghiệm của mình trong việc nuôi con bằng sữa mẹ để
tránh tình trạng bé chuyển hẳn sang sữa ngoài là vô cùng cần thiết.

Sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá, là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển
và còn là nguồn kháng thể trong giai đoạn đầu đời. Nuôi con bằng sữa mẹ được
coi là biện pháp rất hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe của bà mẹ và trẻ em.
Nuôi con bằng sữa mẹ là cần thiết
Chỉ trừ trường hợp các bà mẹ không đủ sữa hoặc do nguyên nhân bệnh lý mà
không thể nuôi con bằng sữa mẹ, tất cả các bé đều phải được bú mẹ ít nhất trong 6
tháng đầu đời. Sữa mẹ chứa hàng trăm thành phần dinh dưỡng và các yếu tố bảo
vệ giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ. UNICEF ước tính có khoảng 1,3
triệu trẻ chết hàng năm bởi không được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng
đầu, mà bị nuôi bằng các thức ăn đồ uống khác.

Sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá, là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển
và còn là nguồn kháng thể trong giai đoạn đầu đời
Theo tổ chức Y tế thế giới, sữa mẹ cung cấp 100% nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ
trong giai đoạn 6 tháng đầu, 50% nhu cầu ấy cho giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi.
Trong năm thứ 2, sữa mẹ vẫn có thể cung cấp 33% nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ và
khả năng cung cấp này khoảng 10% vào năm thứ 3.
Các bà mẹ có thể dễ dàng nhận thấy biểu hiện chán sữa qua động tác bú của bé. Bé
ngậm nhưng không chịu bú hoặc bú rất ít. Nếu mẹ cố gắng cho bú, bé sẽ khóc và
từ chối ngậm vú mẹ hoặc sau khi ngưng do bị ho sặc trong quá trình bú mẹ, bé sẽ
nhả vú ra và thôi không bú nữa. Những lần sau cho bú, bé chỉ bú một bên và nhất
định từ chối bên kia, khoảng cách giữa những lần đòi bú của bé tăng dần cho đến
lúc bé hoàn toàn không đòi bú nữa.
Có nhiều nguyên nhân khiến bé không thích bú sữa mẹ. Bé bị đau do sang chấn,
vết thương hay bầm máu sau khi sinh, bé bị tưa hay nấm lưỡi. Giai đoạn mọc răng
khiến bé nóng sốt, các triệu trứng cảm như nghẹt mũi, ho cũng khiến bé sợ bú mẹ.


Đôi khi tư thế cho bé bú của các mẹ không đúng hoặc tia sữa bắn ra quá mạnh,
mùi cơ thể mẹ thay đổi do sử dụng các loại nước hoa, sữa tắm, xà phòng khác
nhau hoặc mùi sữa thay đổi do mẹ ăn tỏi thậm chí thời điểm cho bé bú không thích
hợp cũng khiến các mẹ gặp khó khăn trong việc cho bé bú.
Giúp bé thích sữa mẹ như thế nào
Vì thế, trước tiên các mẹ phải cho bé bú đúng cách, đúng tư thế để giúp bé tận
hưởng tối đa nguồn sữa mẹ quý giá. Khi cho bé bú, mẹ nên ngồi thoải mái trên
ghế, bế bé hướng mặt về phía bầu vú bên tay thuận trước. Nên hạn chế đặt bé nằm
trên giường và cho bú, bé sẽ dễ ọc sữa, thậm chí sữa sẽ qua vòi Eustache mà gây
viêm tai giữa cho bé.
Trái với suy nghĩ chỉ cần đưa núm vú về phía bé, để có thể bú mẹ thoải mái, mẹ
nên dùng tay nâng cả bầu vú và chạm nhẹ vào miệng bé rồi để bé tự ngậm núm vú,
không nên dùng tay kéo núm vú đẩy vào miệng bé. Đầu và thân bé phải thẳng,
bụng áp sát vào bụng mẹ, đó là tư thế bú mẹ thoải mái nhất của bé.
Các mẹ nên sớm cho bé bú ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt, làm như vậy sẽ
kích thích giúp mau lên sữa cũng như tận hưởng được nguồn sữa non quý giá, cho
bé bú theo yêu cầu, bất cứ lúc nào trẻ đói và đòi bú, không nhất thiết cho theo giờ
giấc nhất định, và cũng không nên giới hạn thời gian mỗi lần bú. Có một lời
khuyên hữu ích cho các bà mẹ nuôi con là "hãy nhìn bé chứ đừng nhìn đồng hồ
khi muốn cho bé bú hay ăn", nếu bé đói, bé sẽ khóc đòi bú, còn nếu đến giờ mà bé
chưa muốn bú cũng không nên ép bé.
Trước khi cho bé bú có thể rửa qua núm vú bằng khăn xô có thấm nước ấm cho
đầu vú mềm mại. Khi cảm thấy bé đói nên bế bé vào lòng, vỗ về, trò chuyện tạo
cảm giác yên ổn trong lòng mẹ thì hãy bắt đầu cho bé bú. Ngay cả khi bé tỏ ra
không thích bú mẹ, các mẹ cũng đừng quá căng thẳng, khi căng thẳng các cơ ngực
ít nhiều sẽ co lại làm bé sợ. Nên thường xuyên ôm bé và trò chuyện, bé sẽ quen
với tư thế đó và việc cho bú nhờ thế cũng dễ dàng hơn.
Trường hợp bé nhất định không muốn tiếp tục bú mẹ nữa thì có thể cho bé uống
tiếp sữa mẹ đã vắt ra và nên cho bé uống bằng thìa, tránh cho bé làm quen với núm
vú bình. Bé chưa thể phân biệt giữa núm vú bình với núm vú mẹ, nhưng nếu tiếp

xúc thường xuyên với cái đó, sẽ rất khó cho bé bú mẹ trở lại nếu bé đã quen với
việc bú bình.
Một vài thói quen sinh hoạt thường ngày của các mẹ có thể lại là nguyên nhân
khiến bé sợ vú mẹ. Các mẹ từ công sở về là cho bé bú liền, quên mất việc tắm rửa
sạch sẽ trước khi cho bé bú, mỹ phẩm trang điểm và mũi nước hoa lạ từ cơ thể mẹ
sẽ gây ra cho bé sự khó chịu, nhất là khi bé đã quen với mùi đặc trưng của mẹ.
Nếu có mùi hương khác lấn át mùi vị thân quen của mẹ, bé sẽ khó thích nghi dẫn
đến tình cảm giảm sút, bú kém đi, ảnh hưởng đến sinh trưởng của bé. Trong thời
kỳ cho con bú, các bà mẹ nên mặc áo lót bằng vải bông. Các loại áo lót có sợi hóa
học có thể gây ra tắc tuyến sữa do sợi bông hóa học gây ra.
Các mẹ nên vệ sinh đầu vú cẩn thận trước khi cho bé bú, vệ sinh đầu vú không cẩn
thận khiến các tia sữa bị tắc, bé vừa khó bú vừa có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công,
ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Cười đùa, nói chuyện khi cho con bú cũng gây
cho bé nguy cơ sặc sữa, sữa trẻ có được khi bú sẽ chảy nhầm vào khí quản, nhẹ thì
có thể bị sặc sữa, nặng thì có thể bị viêm phổi.
Việc bỏ bú mẹ sớm sẽ khiến trẻ thiệt thòi vì chỉ sữa mẹ mới cung cấp các vitamin,
khoáng chất, chất miễn dịch một cách cân đối và dễ hấp thụ nhất cho bé. Nhiều bà
mẹ trẻ không quan tâm tới phương pháp cho bú, dẫn tới cho trẻ bú không đúng
cách, lượng sữa ra ít khiến trẻ chán, bỏ bú sớm. Ngoài ra có thể sau khi sinh, sữa
chưa kịp ra, bà mẹ đã cho trẻ uống sữa bột khiến trẻ quen vị ngọt của sữa bột,
không chịu bú mẹ. Việc nuôi con bằng sữa mẹ thật quan trọng và cần thiết để có
thể giúp đứa trẻ ngày càng toàn diện thể chất những năm sau này.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×