Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.41 KB, 3 trang )
Nghệ thuật khen để trẻ thêm nỗ lực
Lời khen không cân nhắc sẽ biến thành 'con dao 2 lưỡi' với trẻ nhỏ.
Đối với trẻ con, lời khen rất quan trọng, bởi đó không những là yếu tố
động viên, khích lệ mà còn tạo cho trẻ sự tự tin cần thiết trong cuộc
sống, định hướng trẻ đi đến một nền tảng tích cực cho tương lai.
Một đứa trẻ vừa chập chững biết đi, cha mẹ vỗ tay khen, bé hiểu
rằng việc bé cố gắng đi đang được khuyến khích. Hoặc khi được
thầy cô, cha mẹ khen ngợi vì học giỏi, bé hiểu rằng thành quả của
mình được công nhận.
Tuy nhiên, lời khen không cân nhắc sẽ biến thành "con dao hai lưỡi".
Do trẻ còn quá nhỏ để cảm nhận được mức độ của lời khen: khi nào
mang ý nghĩa khích lệ, khi nào là lời tán thưởng cho thành tích nổi
bật, khi nào có giá trị xã giao nên trẻ dễ bị ngộ nhận. Nếu chỉ được
nghe lời khen trẻ sẽ có xu hướng tự mãn, cho rằng mình rất giỏi, rất
tuyệt.
Từ đó, trẻ ít có ý chí phấn đấu mà luôn luôn "ngủ trong vinh quang"
của mình. Do đó, các bậc cha mẹ cần có một hướng giáo dục đúng
đắn cho trẻ, để "vực dậy" tính năng động trước khi trẻ rơi vào tình
trạng thụ động.
Thứ nhất, cha mẹ không nên tâng bốc, khen ngợi trẻ quá mức trước
mặt trẻ. Điều đó không mang tính khuyến khích, ngược lại, sẽ tạo
cho trẻ tính tự cao, bất cần, kiêu ngạo, không tôn trọng người đối
diện (vì cho rằng mình hơn mọi người).
Thứ hai, lời khen nên tùy theo độ tuổi. Khi trẻ còn nhỏ thì lời khen
mang tính "đại trà", nghĩa là khen mọi lúc, mọi nơi nhằm tạo niềm tin