Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kinh nghiệm quản lý thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.79 KB, 5 trang )

Kinh nghiệm quản lý thức ăn nuôi
tôm thẻ chân trắng
Quản lý thức ăn là khâu rất quan trọng trong nuôi tôm chân trắng, quản
lý tốt thức ăn sẽ giảm được giá thành sản phẩm, và hay hơn cả là quản
lý được môi trường nước.





Như chúng ta đ
ã biết, ao nuôi tôm là một hệ sinh thái nhân tạo với đầy
đủ các yếu tố như yếu tố vô sinh (điều kiện khí tượng, thủy văn, tính
chất lý hóa học của nền đáy và nước), yếu tố hữu sinh (các nhóm sinh
vật như tôm, vi khuẩn, tảo…), trong đó, thức ăn là mắt xích quan trọng
nhất chỉ đạo toàn bộ các yếu tố bên trong ao, nếu thức ăn thiếu, tôm
phát triển kém, ăn lẫn nhau, dễ bệnh tật… và nếu thức ăn thừa, vi sinh
vật sẽ phát triển quá mức, yếu tố thủy lý hóa biến động, tôm cũng
không phát triển được, dễ bệnh và có thể chết, chi phí thức ăn và thuốc

xử lý tăng cao. Để quản lý tốt thức ăn, người nuôi cần phải dự
a vào các
y
ếu tố sau:
- Thức ăn tốt: Là thức ăn đầy đủ các dưỡng chất cho tôm (một số
vitamin và khoáng cần bổ sung thêm vì bị mất trong quá trình chế
biến), phù hợp với các giai đoạn phát triển của tôm, được sản xuất và
bảo quản tốt, tuyệt đối không sử dụng thức ăn không rõ nguồn gố
c, bao
bì rách, vón cục, quá hạn dùng… Nên dùng một nhãn thức ăn trong
suốt vụ nuôi, nếu phải thay đổi thì làm từ từ vì tôm có thể bỏ ăn.



- Cách cho ăn: Cũng như tôm sú, nên chia thức ăn trong ngày ra nhiều
bữa, tháng thứ nhất từ 2 - 3 bữa, các tháng sau từ 4 – 5 bữa, nên cho
theo những giờ cố định, tránh thời gian môi trường nước không thuận
lợi (từ 12 giờ khuya – 4 giờ sáng là thời gian lượng oxy hòa tan thấp
nhất và từ 11 giờ 30 – 2 giờ chiều là thời gian nhiệt độ nước trên bề
mặt cao nhất). Khi chuyển cỡ thức ăn, không chuyển đột ngột mà
chuyển chậm từ 5 – 7 ngày, tỷ lệ thức ăn cỡ nhỏ - cỡ lớn lần lượt là 7-
3, 5-5, 3-7 rồi mới toàn cỡ lớn, khi cho ăn thì cho cỡ nhỏ trước, cỡ lớn
sau, rải đều khắp ao, với ao mới thả, lượng thức ăn ban đầu tạm tính
tương ứng 80% lượng tôm, sau đó điều chỉnh lại.

- Canh nhá (vó): Vì tôm chân trắng bơi lội như cá và trong ruột lúc nào
cũng có thức ăn nên nếu chỉ theo dõi thức ăn bằng nhá là không chính
xác, chỉ dùng nhá để kiểm tra tôm một cách tổng quát (sức khỏe, màu
sắc, cơ thể, đường ruột).
- Chài tôm: Là biện pháp theo dõi thức ăn (cũng như kiểm tra tôm)
đúng nhất, mỗi ao chài từ 4 đến 8 vị trí, các vị trí nên cố định cho các
lần chài, chài trước khi cho ăn 30 phút, kiểm tra ruột tôm, nếu cả ruột
tôm có màu thức ăn, thức ăn đang bị dư, nếu ruột tôm vừa có màu thức
ăn và màu bùn đen, thức ăn cho đủ, còn nếu toàn bộ ruột tôm màu đen,
thức ăn thiếu. Tăng hay giảm thức ăn được điều chỉnh vào ngày hôm
sau đúng vào bữa ăn mà hôm trước chài kiểm tra, làm như vậy cho tất
cả các bữa ăn sẽ tính được lượng ăn chính xác cho từng bữa. Lưu
ý tôm
chân trắng rất nhạy cảm với môi trường nên không chài tôm khi trời
nắng nóng.

- Theo dõi màu nước: Nếu màu nước ngày càng sậm hơn, báo hiệu thứ
c

ăn đang dư, cần giảm ngay thức ăn cho các bữa vào hôm sau và chài
kiểm tra lại
- Theo dõi pH, oxy hòa tan: Nếu pH ngày càng tăng, biên độ dao động
sáng, chiều càng lớn, lượng oxy hòa tan buổi sáng giảm, buổi chiều lại
tăng cao hơn… chắc chắn thức ăn đang dư, giảm ngay 30% thứ
c ăn vào
hôm sau và dùng chài kiểm tra lại.
- Theo dõi chu kỳ lột xác: Tôm thường lột xác đồng loạt vào những
ngày mưa hay ngày nước lớn, lúc đó ao tôm có nhiều váng nhớt, pH
giảm, trong vó có thể thấy tôm lột… cần chủ động giảm thức ăn ngay
rồi sau đó tăng lại.
Một vấn đề cần lưu ý là trong thức ăn không có đủ vitamin, khoáng
(thiếu vitamin C tôm rất dễ cong thân, đục thân và chết) nên cần trộn
thêm vào, ngoài ra cũng nên dùng các chế phẩm sinh họ
c như Probai và
Aqualase trộn vào thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, qua đó
cũng giảm đáng kể lượng thức ăn tiêu thụ và thời gian nuôi.

×