Một số công việc cần thiết trước vụ nuôi tôm thẻ chân trắng
Trong vài năm gần đây, nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) đã phát triển
rộng rãi và được bà con hưởng ứng khá nhanh vì một số đặc điểm như: thời gian
nuôi ngắn, mật độ nuôi cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, sức đề kháng tốt, cường độ
bắt mồi khỏe, năng suất, hiệu quả kinh tế cao, thích hợp với các hình thức nuôi
thâm canh và bán thâm canh.
Trong vài năm gần đây, nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) đã phát
triển rộng rãi và được bà con hưởng ứng khá nhanh vì một số đặc điểm như: thời
gian nuôi ngắn, mật độ nuôi cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, sức đề kháng tốt,
cường độ bắt mồi khỏe, năng suất, hiệu quả kinh tế cao, thích hợp với các hình
thức nuôi thâm canh và bán thâm canh.
Qua khảo sát thực tế nắm bắt tình hình công tác chuẩn bị và kế hoạch sản xuất
của các địa phương trên địa bàn tỉnh, năm 2011 phần lớn diện tích nuôi tôm trên
địa bàn đều chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Diện tích nuôi tôm thẻ chân
trắng đến hết năm 2010 là 1.300ha và sẽ tăng thêm khoảng 500ha trong năm 2011.
Để đảm bảo giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới, các hộ nông ngư dân nuôi tôm
thẻ chân trắng cần tập trung vào một số nhiệm vụ cần thiết như sau:
1. Công tác chuẩn bị, cải tạo ao nuôi
* Điều kiện ao nuôi: Tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu
được nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh, do đó diện tích ao nuôi yêu
cầu tối thiểu là 3.000m
2
. Ðáy ao phải được gia cố đầm chặt, chống thấm, nền
phẳng, dốc nghiêng về phía cống thoát từ 8
o
-10
o
.
Hệ thống nuôi phải có ao chứa, lắng để trữ nước và xử lý nước trước khi cấp
cho các ao nuôi. Diện tích ao chứa, lắng thường bằng 25-30% diện tích khu nuôi.
Nước lấy vào ao chứa, lắng là nước biển, không bị ô nhiễm.
* Chuẩn bị ao nuôi: Cải tạo ao đúng cách để loại bỏ hết chất thải của vụ nuôi
trước, tiêu diệt mầm bệnh và loại hết khí độc trong ao nhằm làm cho nền đáy sạch,
chất lượng nước ban đầu tốt để dễ dàng khống chế môi trường và kiểm soát dịch
bệnh khi nuôi sau này.
- Ðối với ao mới xây dựng xong:
Cho nước vào đầy ao, ngâm 2-3 ngày sau đó xả cạn. Tiếp tục ngâm rửa ao 2-3
lần tùy theo mức độ nhiễm phèn của đáy ao. Xả cạn hết nước lần cuối và bón vôi
ngay khi đất còn ẩm. Lượng vôi tùy theo pH đất của đáy ao: pH 6-7: dùng 300-
400 kg/ha; pH 4,5-6: dùng 500-1.000 kg/ha. Rắc vôi xong phơi ao 7-10 ngày, lấy
nước qua lưới lọc sinh vật có mắt lưới 9-10 lỗ/cm
2
. Gây màu nước để chuẩn bị thả
giống.
- Ðối với ao cũ:
Sau mỗi vụ nuôi cần phải nạo vét sạch lớp bùn đen ra khỏi ao, gia cố lại bờ ao.
Cày xới đáy ao và trộn với vôi bột (500-1.000 kg/ha). Phơi khô 10-15 ngày để
phân hủy vật chất hữu cơ ở đáy, lấy nước vào qua lưới lọc rồi gây màu nước.
Trường hợp ao không thể tháo kiệt nước được thì sử dụng máy bơm để hút bùn
đáy ra ngoài, sau đó bón vôi diệt tạp. Vôi thường dùng là vôi nung (CaO) với liều
lượng từ 1.200-1.500 kg/ha. Lượng vôi nhiều hay ít phụ thuộc vào chỉ số pH của
nước ao (chỉ số pH nước ao đạt từ 8-8,3 mới được thả tôm giống để nuôi); phơi
khô 10-15 ngày mới cho nước vào ao.
Nếu đáy ao quá chua hoặc khả năng thẩm lậu quá lớn không giữ được nước thì
nên dùng lớp vải ni lông lót đáy ao.
2. Lựa chọn nguồn giống
Hiện nay việc cung cấp giống tôm thẻ chân trắng chưa đáp ứng được nhu cầu
của thị trường nên số lượng giống trôi nổi, kém chất lượng đưa vào trên địa bàn
tỉnh rất lớn. Do đó, việc lựa chọn con giống đảm bảo chất lượng khi thả nuôi là
khâu rất quan trọng quyết định đến sự thành công của vụ nuôi.
Trên địa bàn tỉnh ta, nhiều cơ sở sản xuất và cung ứng giống tôm thẻ chân trắng
đã chủ động tạo nguồn giống đạt chất lượng cao, khả năng kháng bệnh tốt và tăng
trưởng nhanh như: Công ty CP Việt Nam, Công ty UP Việt Nam, Công ty Việt Úc,
Công ty ViNa Vì vậy, các hộ nuôi cần chọn con giống tôm thẻ chân trắng được
sản xuất từ nguồn tôm bố mẹ có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng. Tốt nhất
là chọn các trại sản xuất, công ty cung cấp giống có chất lượng và uy tín. Tôm
giống khi thả nuôi phải đạt cỡ Postlarvae 12-15, kích cỡ đồng đều, sạch bệnh (đã
được cơ quan chức năng kiểm tra các mầm bệnh đốm trắng, taura…), màu sắc tươi
sáng, hoạt động nhanh nhẹn. Hiện nay, phần lớn giống tôm chân trắng đều được
nhập từ ngoại tỉnh, vì vậy để theo dõi, quản lý được tỷ lệ sống và đảm bảo chất
lượng, người nuôi tôm cần yêu cầu nhà cung ứng phải lưu giữ con giống tại các
trại giống trong tỉnh từ 2 ngày trở lên trước khi thả xuống
ao đầm nuôi.
3. Mật độ thả và thời gian thả nuôi
Các hộ nuôi cần tuân thủ theo thông báo lịch mùa vụ sản xuất năm 2011 của
Chi cục Nuôi trồng thủy sản Nghệ An. Tùy theo quy mô đầu tư và trình độ quản lý
để xác định mật độ tôm nuôi phù hợp. Theo khuyến cáo của Chi cục Nuôi trồng
thủy sản Nghệ An, mật độ thả con giống thích hợp là 80-100 con/m
2
. Thời gian thả
nuôi vụ 1 từ ngày 15/3-30/5, đối với những hộ nuôi có đủ điều kiện thì có thể tiến
hành thả nuôi vụ 2, thời gian thả nuôi từ đầu tháng 9/2011.
4. Thức ăn và cách cho ăn
Việc lựa chọn thức ăn có chất lượng tốt là một trong những yếu tố quan trọng
quyết định sự thành bại của việc nuôi tôm. Thức ăn chất lượng tốt nhưng phải có
cách cho ăn khoa học, hợp lý, phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm, phù hợp
với trạng thái sinh hoạt của tôm, không thiếu không thừa, vừa thúc đẩy tôm lớn
nhanh vừa bảo vệ được môi trường ao nuôi, không gây ô nhiễm và lãng phí.
Bên cạnh việc sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp với độ đạm 30-35%,
trong quá trình nuôi cần bổ sung thêm chất khoáng, men tiêu hoá, vitamin C, E,
dầu mực và các chất cần thiết để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
5. Nguồn vốn
Hiện nay đối với các hộ nuôi vấn đề khó khăn nhất vẫn là thiếu vốn. Nhu cầu
vốn cho sản xuất tôm chân trắng rất lớn, bình quân suất đầu tư chi phí cho một vụ
nuôi khoảng 400-500 triệu đồng/ha, do đó công tác chuẩn bị nguồn vốn để quay
vòng sản xuất, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho vụ nuôi là hết sức quan trọng.
Các hộ nuôi cần có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị, nhân lực, đặc biệt
huy động được tối đa các nguồn vốn phục vụ kịp thời các yêu cầu trong suốt vụ
nuôi cũng như các yêu cầu đột xuất đặt ra.
Công tác chuẩn bị tốt trước mỗi vụ nuôi tôm quyết định đến 50% kết quả thắng
lợi, vì vậy các địa phương cần đôn đốc chỉ đạo các đơn vị, cơ sở, người nuôi thuỷ
sản trên địa bàn thực hiện tốt một số nhiệm vụ cần thiết nêu trên để góp phần quan
trọng cho một vụ sản xuất thắng lợi, hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh lần thứ 17 đã đề ra./.
Trần Xuân Học - Chi cục Nuôi trồng thủy sản Nghệ An