Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nguyễn Huệ lịch sử ... 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.14 KB, 6 trang )

Nguyễn Huệ lịch sử
1

Cùng với bà Trưng, bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo,Lê Lợi, Nguyễn Trãi ,
Nguyễn Huệ trở thành biểu tượng cho giòng lịch sử oai hùng của dân tộc. Nhưng
dường như Nguyễn Huệ là người được đề cập đến nhiều nhất, với một sự kính
trọng và niềm tự hào khá đặc biệt. Có lẽ là vì cuộc đời ông có những nét rất riêng,
so với các khuôn mặt trên. Trưng Trắc thì được nung nấu bởi thù chồng bị giết;
Ngô Quyền vốn là một tướng lãnh; Trần Hưng Đạo là một đại thần, một tướng
lãnh; Lê Lợi thì có quân sư tài ba Nguyễn Trãi phò tá , đại khái là ai cũng có gốc,
có gác, có phò tá. Nguyễn Huệ bước vào chiến trường và chính trường từ lúc còn
là một thanh niên mới lớn không giòng dõi, không học thức, không kinh nghiệm.
Ấy thế mà những gì Nguyễn Huệ thực hiện là những thành tích vô tiền khoáng
hậu, gây nên những ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đương thời cũng như hậu
thế và các nhà viết sử: trong một thời gian ngắn ngủi, ông lật đổ 2 triều Chúa, một
triều Vua và đánh tan 2 đạo quân xâm lược lớn nhất thời bấy giờ. Ông vừa là
tướng lãnh vừa là lãnh tụ chính trị vừa là chiến lược gia, và cuối cùng trở thành
hoàng đế. Từ trong bóng tối, ông đột ngột xuất hiện trên vòm trời đất nước, tạo
nên những kỳ tích, choán hẳn cả một giai đoạn lịch sử với một tầm vóc vĩ đạị Kỳ
tích lớn đến nổi ta không kịp nhìn thấy khuyết điểm của ông. Vinh quang, do đó,
che lấp hẳn phần "bi kịch". Người ta nhớ đến chiến công và quên rằng hai anh em
ông đã từng đánh nhau một mất một còn mà dù muốn dù không, ông cũng phải
chịu một phần lỗi nếu không muốn nói là phần lỗi chính, theo tôị Đồng thời cái
chết bất ngờ của ông khi mới có 39 tuổi đầu giữa lúc sự nghiệp đang ở chót vót
đỉnh cao, khiến mọi người ngẩn ngơ, để lại một giấc mơ vĩ đại không bao giờ thực
hiện được: lấy lại lưỡng Quảng, thống nhất đất nước và đẩy dân tộc tiến lên.

Trước khi đi sâu vào nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Huệ, ta thử tạm dừng một chút
để nhìn qua con người "lịch sử" -thường được xem như là thật - của Nguyễn Huệ
như thế nàọ Ở đây, tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến một vài điểm liên quan đến nhân
dáng, tính cách, tư tưởng hơn là những chiến công mà hầu như ai ai cũng đã thuộc


nằm lòng. Tôi dùng cuốn "Lịch sử nội chiến ở Việt Nam" 1 của Tạ Chí Đại
Trường là một tác phẩm sử học tương đối đầy đủ nhất và khách quan nhất về giai
đoạn lịch sử khá rối rắm này, theo tôị Sau đây là một vài trích đoạn trong tiết 16
"Cái chết của Nguyễn Huệ", từ trang 270 đến 276:

"Nguyễn Ánh bền dai, kiên trì có lẽ đã làm cho một số người tầm tĩnh thán phục,
nhưng lại từng là bại tướng của "ông Long Nhương" ( )
Nguyễn Nhạc thất bại ngay lúc còn sống ( ) Nguyễn Hữu Chỉnh bị bêu đầu sau
một hồi làm mưa làm gió. Nguyễn Huệ trái lại, sống giữa hào quang rực rỡ của
chiến thắng ( ) Nguyễn Huệ thu nhặt được tất cả những lời khen lao, từ bọn bầy
tôi quen tán tụng bất cứ ai là chủ tể cho tới đám thù nghịch từng chịu điên đảo vì
ông ( ) Trong một cuốn dã sử còn lại, có một vài nét về Nguyễn Huệ có vẻ thực
lắm: "Tóc Huệ quăn, mặt mụn đầy, có một con mắt nhỏ, nhưng mà cái tròng rất lạ,
ban đêm ngồi không có đèn thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu " ( ). Về cuộc
đời riêng của con người này, lịch sử cũng biết được một ít, nhiều hơn những ông
vua thời bình cầm đầu quốc gia bằng thế tập. Sĩ phu Bắc hà quen với không khí
tôn nghiêm, bệ vệ của Lê hoàng, Trịnh chúa đã ngạc nhiên khi thấy cảnh anh em
Tây Sơn "trò chuyện, kẻ hỏi người đáp cực kỳ ôn tồn (?)y như anh em các nhà
thường dân". Và cũng nhân dịp ra bắc này, tướng sĩ dưới quyền được vui cười cảm
thấy gần gũi ông tướng oai nghiêm ngày thường với câu nói cợt nhã "Vì dẹp loạn
mà ra rồi lấy vợ mà về, trẻ con nó cười thì saỏ Tuy vậy, ta chỉ quen gái Nam hà mà
chưa biết con gái Bắc hà, nay cũng thử một chuyến xem có tốt không?"
( ) Dù Nguyễn Nhạc có ghét em đến dùng chữ "giảo quyệt", "hợm hĩnh", "kiêu
ngạo", người ta vẫn nhìn hành động của Huệ để mà thấy các hình dung từ trên
không có ý nghĩa xấu khi gán cho một con "hùm (muốn) ra khỏi cũi". Trái lại, khi
bàn về NH, Nguyễn Hữu Chỉnh đang ở thế đối địch, Nguyễn Đình Giản cứng cỏi
đều nhận "Bắc bình vương là một tay anh hùng". Khi triều thần Bắc hà họp để bàn
việc cử người vào đòi Nghệ An, Phan Lê Phiên loại Nguyễn Đình Giản, Phạm
đình Dư, viện lẽ "Bắc bình vương là người rất quyệt, hay dùng trí thuật lao lung
người khác, trong lúc bàn luận, khi xuống lại nâng lên người ta không biết đâu mà

dò". Trần công Xán, viên sứ giả được đề cử sau lúc "luôn trong mấy hôm vẫn
không cử được người nào", cũng phải e dè nhận rằng kẻ mình phải thuyết là
"người huyền bí khó lường". Thận trọng dè dặt không vào thăm Lê Hiển Tông
bệnh, dùng lý đó để bắt lỗi Lê duy Kỳ sao không đợi ông vào hãy phát tang,
Nguyễn Huệ thực đã hành động có chừng mực, có tính toán khiến bọn Lê thần
phải nể sợ vậỵ
( ) Một cung nhân ở Thanh Hóa trong dịp Ngô văn Sở chận núi Tam Điệp ( )
tóm tắt được cả dư luận Bắc hà lúc bấy giờ đối với viên tướng "hang núi":
"Nguyễn Huệ là bực lão thủ hung tợn và giỏi cầm quân. Coi y ra Bắc vào Nam
thật là xuất thần quỷ nhập. Không ai có thể dò biết. Y bắt Nguyễn hữu Chỉnh như
bắt trẻ con, giết Vũ văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám trông
thẳng vào mặt. Nghe lệnh y, ai cũng mất cả hồn vía, sợ hơn cả sấm sét ".
Kẻ thù của Tây sơn ở phương Nam, tuy phải chui nhủi chạy trốn, tức giận vì vua
chúa họ suýt diệt tộc trong tay Nguyễn Huệ cũng không thể nào nói khác hơn
những lời khen lao được, tuy họ đã từng chê trách thậm tệ Nguyễn Nhạc. Sử quan
viết "Nguyễn văn Huệ là em Nhạc, tiếng nói như chuông, mắt sáng như điện, giảo,
kiệt, thiện chiến, ai cũng phải sơ Bốn lần đánh Gia định, lúc ra trận đều đi trước,
sĩ tốt hiệu lệnh nghiêm minh, thuộc hạ ai nấy dốc lòng vâng mệnh"

Nguyễn Huệ, do thiên tư, do tài năng, đã cai trị bọn võ tướng lừng danh của ông
cũng như thần dân dưới quyền "bằng sức mạnh của khiếp phục. Do uy quyền đó
mà Nguyễn Huệ đã thi hành những cải cách có khi động chạm đến cả đời sống
tinh thần của dân chúng" như "sai phá các chùa chỉ chừa mỗi tổng một ngôi mà
thôi" theo chính sách "phụng truyền" của Nguyễn Nhạc. Giáo sĩ Labartette ở Bố
Chính nói : "Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, họ đã quét sạch xứ sở khỏi
những lạm dụng nhơ nhuốc: không ai dám rục rịch chi hết"

Đó là vài nét về một Nguyễn Huệ "đời thường" còn ghi lại trong sách sử.

đến những nhân vật Nguyễn Huệ


Đời thường, nhưng quá khác thường. Vậy nên, so với các anh hùng trong lịch sử
Việt Nam, có lẽ ít ai mà cuộc đời và sự nghiệp nhiều chất "hư cấu" như Nguyễn
Huệ: những biến cố xảy ra trong vòng mấy chục năm dính dáng tới ông đều đầy
kịch tính, tương đối dễ cho ngòi bút trong việc tưởng tượng sáng tạọ Sau 1975,
theo tôi biết, có 4 tác phẩm chọn Nguyễn Huệ làm nhân vật: "Sông Côn mùa lũ",
trường thiên tiểu thuyết của Nguyễn Mộng Giác; "Phẩm Tiết", truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp; "Mùa mưa gai sắc", truyện ngắn của Trần Vũ; "Gió lửa",
truyện dài, của Nam Daọ Tất cả đều dùng tên tuổi và một số chi tiết chung quanh
cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Huệ để xây dựng nhân vật. Tùy theo ý đồ riêng
biệt của từng tác giả, mỗi truyện cung cấp cho ta một Nguyễn Huệ khác nhau, cả
về nhân dáng, tính tình và quan điểm chính tri Những nhân vật đó có phản ảnh
đúng cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Huệ hay không, tôi không đề cập ở đâỵ Tôi sẽ
nói đến Nguyễn Huệ như là sản phẩm của hư cấu, nghĩa là như một nhân vật x, y
hay z nào đó, dù rằng có thể trong thâm tâm, chúng ta rất khó mà không ít nhiều
đối chiếu với một Nguyễn Huệ lịch sử.

"Phẩm tiết" 2 kể lại cuộc đời của một nhân vật nữ tên là Nguyễn Thị Vinh Hoa,
người tình của hai ông vua thù địch nhau: Quang Trung và Gia Long. "Năm Kỷ
Dậu (1789) Quang Trung Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc diệt Mãn Thanh xong, tìm
cách an dân". Nghe theo lời Trần Danh Kỷ, nhà vua cho mời cơm các nhà danh
gia thế phiệt trong thành, Khải cũng được mờị Bữa tiệc "có đủ mặt mấy trăm gia
đình giàu có ở Kẻ Chơ Khải ngồi chiếu trên cùng". Tại bữa tiệc, vua Quang
Trung phán: "Ta xuất thân áo vải cờ đào, vì nước xả thân, dẹp yên bốn cõị Thời
chiến ta lấy kẻ có sức lực làm điểm tựa, thời bình ta lấy kẻ có trí lực làm điểm tựạ
Nay các ông đến đây, đều là những người có của, tức là những người có trí lực cả;
ta cho ăn cho uống, xin các ông vì ta mà mở mang công nghệ, bán buôn, làm cho
nước giàu dân mạnh". Mới nghe lời phán, ta đã thấy có gì khang khác với Quang
Trung vẫn thường biết "của mình". Ăn xong, Quang Trung hỏi Khải có ngon
không? Khải đang say, dại miệng trả lời không vừa ý vuạ Quang Trung cười nhạt,

không nói năng gì. Khi người ta dâng các lễ vật mừng, vua Quang Trung đứng
xem, trầm trồ thán phục. Nhưng khi Khải cho đầy tớ mở các lễ vật của mình,
Quang Trung thấy toàn đồ giả, vải lụa bị cắt do tên đầy tớ cố tình chơi khăm, vua
Quang Trung giận mắng: "Thằng Khải kia, tài bằng cái đấu, khinh ta quá chừng!
Trời cho mày sống, cướp không biết bao nhiêu lộc thiên hạ, ăn miếng ngon không
biết đậy mồm, còn chê là lợm. May nhờ phúc tổ, có ít của chìm, như cái đuôi khô,
tháng ba ngày tám mang ra gặm tưởng xênh xang ử" . Xong tiệc, Quang Trung
cho lính đi bắt Khảị Viên quan phụ trách, thấy con Khải tên Vinh Hoa quá đẹp,
không bắt nữa mà về tâu vuạ Nhà vua cho triệu Vinh Hoa tớị Vừa thấy nàng, nhà
vua "thốt nhiên rùng mình, hoa mắt, đánh rơi cốc rượu quý cầm taỵ Vinh Hoa nói
năng rành rẽ, đâu vào đấy, nhà vua thích lắm. Nhà vua hỏi gì, nàng trả lời điều ấy,
nói thông cả buổi, kim cổ đông tây đủ cả. Bọn Trần Văn Kỷ ngồi nghe toát cả mồ
hôi".

Vua Quang Trung giữ Vinh Hoa lại trong cung, rồi sai rút quân khỏi nhà Khảị
Nhưng Khải hổ thẹn đã treo cổ tự tử. Nghe tin, nhà vua "đang đêm xõa tóc, đi
chân đất, vừa đi vừa vấp, chạy vào báo cho Vinh Hoa việc Khải mất". Hối hận,
vua cho làm ma chay rất hậu rồi đem Vinh Hoa vào ở trong cung đối xử "rất ân
cần, thương xót" những mong nàng cho động phòng. Nhưng nàng cương quyết
không chịụ Nhà vua "rất buồn", không biết phải làm saọ Vua Quang Trung nói:
"Ta được Vinh Hoa như được báu vật, một Vinh Hoa bằng ba vạn người". Về lại
Phú Xuân, nhà vua mang theo Vinh Hoạ Khi sắp mất, Vinh Hoa đứng bên giường,
nhà vua "nhìn mãi Vinh Hoa mà không nhắm mắt ( ). Sau Vinh Hoa phải lấy
ngón tay út của mình đặt lên hai mi mắt nhà vua thì mắt nhà vua mới nhắm lại
được".

×