Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Lịch sử khẩn hoang Việt Nam 8 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.49 KB, 7 trang )

Lịch sử khẩn hoang Việt Nam
8

Theo Vial, lúc trước ở 3 tỉnh miền Tây có từ 4 đến 5000 lính đàng cựu, nay chỉ
cần tuyển chọn 900 người là đủ dùng vào việc trị an (bớt tốn công quỹ để nuôi
lính). Nên tuyển chọn lính mã tà trong gia đình dân có bộ (khá giả), được bảo đảm
hơn là lựa trong đám lưu dân. Vial xuống tàu ngày 31/8/1867 (từ Mỹ Tho) với 25
lính mã tà từ Gò Công gởi qua tăng cường cho Trà Vinh, trước đó có 50 lính mã tà
đã đến Trà Vinh rồi. Tới Bến Tre, Vial còn thấy di tích của dinh phủ Hoằng Trị
thời đàng cựu đã bị bắn sập từ 1862, quan tham biện làm việc trong căn nhà lá,
tiếp tay với tham biện là hai quan huyện : một là cựu cai tổng ở Gò Vấp, một là tay
phú hộ ở Gò Công. Tham biện Bến Tre lúc bấy giờ là Champeaux. Theo ý kiến
Champeaux thì dân Bến Tre sẵn sàng đóng thuế bằng tiền. Champeaux thắc mắc
về sự hiện diện của một số quan lại cựu trào đang cư ngụ dưỡng già tại Bến Tre,
xem như là những phần tử có hại cho an ninh (chắc ám chỉ những người ở Ba Tri
như ông Đồ Chiểu ?) Tàu đến vàm rạch Cầu Ngang. Cách chỗ tàu đậu chừng 4000
thước, quân sĩ đang giao chiến với loạn quân, lát sau, Pháp tái chiếm Cầu Ngang.
Đêm đến, Vial ngủ tại Cầu Ngang, được biết rằng tất cả dân làng đều theo bọn
phiến loạn. Từ ngày 28/8, tại làng Tân Lập, dân nổi loạn giết một thư kỳ và 3 lính
mã tà. Một tốp Cao Miên chừng 200 người tới xin quy thuận và điềm chỉ bọn cầm
đầu phản loạn gồm chừng 54 tên nhưng bọn này đã trốn mất. Đến Vĩnh Long, bấy
giờ dân đang còn lo sợ, chợ Vĩnh Long có đường sá lót bằng gạch vụn. Chợ Sa
Đéc rộng rãi và náo nhiệt. Viên tham biện Sa Đéc mách cho Vial biết : huyện
Phong Phú (Ô Môn, Cần Thơ) ở quá xa, cần lập tại đó một hạt tham biện. Phong
Phú là vùng giàu có nhưng chưa kiểm soát được. Vial đi từ Sa Đéc qua Rạch Giá
theo rạch Lấp Vò, ở chặng đầu, thấy dân đông, sung túc. Ra Hậu giang, đến Đông
Xuyên (tức là Long Xuyên ngày nay), thấy cù lao trên sông có nhiều rẫy mía khá
tốt. Vial tiếp tục hành trình qua Rạch Giá theo kinh Núi Sập (Thoại Hà), kinh
nhiều cỏ, tàu khó chạy vì chân vịt tàu thường bị vướng, muỗi quá nhiều, không
thấy nhà cửa ở hai bờ kinh. Sáng ngày 9/9 đến Rạch Giá, khúc gần chợ, bề ngang
rạch chừng 30 đến 40 thước, hai bên đầy nhà cửa và ghe xuồng. Nước chảy mạnh,


tại vàm biển ngoài những ghe cỡ nhỏ còn có một chiếc goélette (Vial muốn nói
loại tàu buồm Hải Nam ?) trọng tải chừng 80 tonneaux của người Tàu ở Kampot
đến đậu từ 3, 4 tháng rồi, chờ khi thuận gió sẽ rời bến.
Vàm Rạch Giá cạn, vì vậy đã cho cắm mấy hàng nọc dài ra biển để hướng dẫn cho
tàu khỏi rướn lên bãi bùn. Quân sĩ và tham biện Rạch Giá ngụ trong đồn cũ thời
cựu trào, tu bổ khéo léo, mỗi góc đồn chừng 80 mét (đồn này không đầy một năm
sau là bị Nguyễn Trung Trực đốt rụi). Tư thất tham biện lợp lá, còn tốt. Dinh tham
biện ở hữu ngạn Rạch Giá, trên giồng cao, nhiều cát, gần đấy có xóm nhà và vườn
cây ăn trái. Thời cựu trào, người Tàu ở đây có quyền hạn nhiều (ít nhiều tự trị)
phỏng định chừng 800 người, khó tin cậy, đề nghị tăng cường cho Rạch Giá vài
người lính Pháp.
Mấy ông cai tổng ở Cà Mau (bấy giờ, Cà Mau thuộc về hạt tham biện Rạch Giá)
đang gom mấy khẩu thần công thời cựu trào đem về đồn. Tại Cà Mau, có 20 lính
mã tà nhưng xin thêm 120 lính nữa để tăng cường. Hạt Rạch Giá ruộng ít, dân ít,
nếu bắt thêm 100 lính thì dân chịu không kham, không như ở Sa Đéc và Vĩnh
Long nơi dân đông hơn. Người Cao Miên ở Rạch Giá đông gần bằng người Việt
Nam, có nuôi bò nhưng không phải nuôi để ăn thịt. Vial muốn cho lính và viên
chức Pháp ở Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Rạch Giá được ăn thịt bò đầy đủ.
Trở về Đông Xuyên (Long Xuyên) để xuồng Ba Xuyên, từ vàm rạch Ba Xuyên
đến chợ Sóc Trăng tốn 10 giờ vì nước cạn. Tàu chạy được một khoảng, khoảng
còn lại phải đi ghe. Trên đường tới Sóc Trăng có nhà thờ Công giáo nhỏ, chợ Sóc
Trăng nhiều gạo, gạo ngon và bán thật rẻ, nhiều ghe từ Vĩnh Long, Sa Đéc, Mỹ
Tho, Chợ Lớn đến mua. Lính mã tà ở Sóc Trăng gồm một số ở Hóc Môn đổi tới
nên khi gặp ông phủ Trần Tử Ca (cùng đi với Vial) thì họ quá mừng, họ nhớ nhà,
tới đây 25 người, đã chết 3 người. Sáu năm về trước, người Miên Sóc Trăng đã nổi
loạn chống cựu trào, từ đó về sau họ thù hằn người Việt. Ông phủ U là người Miên
hợp tác với Pháp. Lúc ở Sóc Trăng, Vial được tin gởi về cho biết lính mã tà ở Cà
Mau vừa bắt được bá hộ Chương, người cầm đầu phản loạn bấy lâu. Chuyến về,
Vial được phủ Trực cho biết : có con rạch đi tắt từ Mỹ Tho đến Trà Vinh, đó là
rạch Lách Cần Thay (nay là Chợ Lách). Vial cho biết : các tham biện mà ông ta

gặp đều đồng ý là nên giải tán hẳn các đồn điền đàng cựu, đất ruộng thì giao trả lại
cho làng cũ vì đa số dân đồn điền theo phe làm loạn trong thời gian qua. ở tỉnh Sài
Gòn (Gia Định), việc giải tán đồn điền đã thi hành có kết quả từ 1861.
Hình ảnh miền quê dưới mắt một người Việt
Năm 1894 ông Dương Tế Mỹ làm chức kinh lịch (lettré, một chức vụ khong quan
trọng chuyên phiên dịch những giấy tờ chữ Nôm, chữ Nho ra quốc ngữ) gởi về
Nam kỳ Soái phủ một tờ trình, góp vài ý kiến để cải cách xã hội, đề tháng
10/1894. Bấy giờ, Dương Tế Mỹ đã nghỉ việc, cư ngụ tại làng Minh Đức, tỉnh Trà
Vinh. Xem qua, ta hiểu phần nào bộ mặt của miền quê hồi cuối thế kỷ 19. ý kiến
của ông Mỹ có thể tóm tắt như sau :
— Nạn đánh me lan tràn, người Huê kiều làm chủ sòng mà thủ lợi, việc đánh me
được nhà nước hợp thức hóa để thâu hoa chi. Vì cờ bạc mà sanh nạn trộm cắp, con
nít 12 tuổi cũng biết đánh me. Đề nghị nhà nước ta nên kiểm soát nghề nghiệp và
lý lịch của dân cho kỹ hơn.
— Bọn làm bồi cho Tây sống lưu động, là bọn du đảng nguy hiểm. Nên nhốt bọn
chúng
— Nên mở mang tiểu công nghệ cho dân có thêm công ăn việc làm, nên phát triển
trồng bông vải.
— Yêu cầu nhà nước đừng đánh thuế rượu đế (rượu nếp nấu theo phương pháp cổ
truyền). Người Tàu chịu đóng thuế, đặt rượu nếp bán lại cho dân, mấy nhà máy
rượu ấy bỏ hèm : hèm là thứ mà dân ta dùng nuôi heo rất tốt. Để bù vào thuế rượu,
nhà nước có thể tăng thuế thân hoặc thuế điền. Hồi đàng cựu, ai muốn nấu rượu thì
cứ tha hồ, nhờ đó mà dân nhậu thưởng thức nhiều thứ rượu nếp với hương vị độc
đáo khác nhau, chẳng khác nào rượu nho bên Pháp gồm nhiều loại. Người Hoa
kiều nắm độc quyền lập nhà máy đặt rượu nên dân chỉ thưởng thức có một thứ
rượu mà thôi. Hễ được tự do đặt rượu dân có thể tìm thứ rượu ngon theo sở thích
mà uống. Nếu nhà nước bỏ thuế rượu, sẽ có chừng 15 phần trăm dân chúng được
nhờ, họ xay nếp đặt rượu bán, lấy hèm để nuôi thêm heo; do đó, giá thịt heo sẽ rẻ.
— Có đến 3/4 dân chúng mang tật cờ bạc.
— Mấy ông cai tổng ở Trà Vinh đã thật sự trở thành tai họa lớn cho dân. Mỗi lần

bầu cử cai tổng, nhiều người dám tốn 1000 hoặc 2000 đồng để lo hối lộ với quan
trên hoặc bày tiệc mua chuộc cảm tình trước. Tuy tốn kém lớn nhưng trong năm
đầu tiên, các ông lấy được vốn và thêm lời, tiền thâu vô phỏng định từ 2500 đến
3000 đồng với chi tiết như sau :
* Nhận lễ vật của dân và của làng vào dịp Tết : 120 đồng.
* Nhận lễ vật của dân vào ngày mùng 5 tháng 5 : 120 đồng.
* Nhận của hương chức làng, mỗi tháng khi hương chức đến hầu là 80 đồng.


×