Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Lịch sử khẩn hoang Việt Nam 4 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.18 KB, 6 trang )

Lịch sử khẩn hoang Việt Nam
4
Chủ tỉnh Mỹ Tho được quan Thống đốc cho xuất ra 6550 quan để trả những chi
phí về cuộc hành quân chống Thủ khoa Huân là 4481 quan, tiền còn lại thì dành
trợ cấp cho vợ bọn lính tử trận. Nhưng thực dân không mất gì cả, lại có lời cho
ngân sách khi ra lịnh phạt những người đã tham gia khởi nghĩa nhưng không ra
đầu thú và trình diện kịp thời, phạt bằng tiền theo quyết định của Thống đốc Nam
kỳ ngày 5/7/1875. Và Thống đốc Nam kỳ cũng trừng phạt 47 làng trong tỉnh Mỹ
Tho đã gián tiếp hoặc trực tiếp ủng hộ Thủ khoa Huân (quyết định ngày 5/7/1875)
tổng số là 53700 quan, lẽ dĩ nhiên, hương chức làng gánh chịu và dân làng phải
chia sớt để khỏi bị rắc rối.
Lúc hành quân và truy nã, thực dân còn tịch thâu được 1515 quan, Hương chức
hội tề ở hai làng Song Thạnh và Bình Dương đã góp cho quân khởi nghĩa 387
đồng (trị giá 2147 quan) là tiền do làng thâu thuế được ; nhà nước ra lịnh bồi
thường bằng cách tịch thâu và bán tài sản của hai vị hương chức hội tề làng Song
Thạnh có tham gia khởi nghĩa (đã bị giết), số tiền còn lại thì một ông hương chức
hội tề làng Song Thạnh và 5 ông ở làng Bình Dương phải bồi thường cho đủ, các
người này lẽ dĩ nhiên là bị cách chức.
Vào tháng 9, cũng năm 1875, Thống đốc Nam kỳ ra quyết định phạt hương chức
làng Mỹ Đức, tỉnh Châu Đốc về tội cho phép một người “phản loạn” từ Mõ Cày
(Bến Tre) đến trú ngụ mà không bắt buộc kẻ lạ mặt phải xuất trình giấy của địa
phương cũ cho phép thay đổi nơi cư trú.
Nhóm người muốn “tạo lập đời” theo quan niệm tôn giáo tụ họp lần hồi đến Thất
Sơn hẻo lánh, có cọp beo nhưng xa khu vực thực dân kiểm soát, lại được ưu thế là
gần biên giới Việt Miên. Tuy nhiên, những làng tân tạo này vẫn bị thực dân đến
quấy rối : vùng An Định ở núi Tượng bị phá xóm, đốt chùa về tội lập Hội kín.
Đầu năm 1872, vùng rạch Cái Tàu (ven rừng U Minh Hạ) tuy là thưa thớt, nghèo
nàn, làng xóm chưa thành nền nếp nhưng hai anh em Đỗ Thừa Luông và Đỗ Thừa
Tự đã khởi nghĩa, giết được lính mã tà. Đỗ Thừa Tự có lần ẩn lánh ngoài khơi
vịnh Xiêm La, tận hòn Sơn Rái nơi thảo am của thầy Đước : người tu hành ở cheo
leo ngoài biển khơi vẫn nặng lòng vì nước. Về sau, hai anh em họ Đỗ bị bắt và xử


tử, nghĩa quân thì bị đày. Tham biện Rạch Giá xử họ trong phiên tòa gọi là “tòa án
bổn xứ”, chính ông ta làm Chánh án. Tên chủ tỉnh Benoist nổi danh là tàn ác (và
thích khảo cứu) đã “nhân danh dân chúng nước Pháp” mà buộc tội và tuyên án
đúng “luật An Nam” theo đó “người làm loạn bị xử trảm, kể luôn những bọn đồng
lõa, không cần phân biệt tội nặng nhẹ giữa chánh phạm và tòng phạm”. Tuy nhiên,
viên chủ tỉnh cho ân giảm đổi án tử hình ra 20 năm lưu đày (trường hợp Phạm Tấn
Trì). Một can phạm cũng trong vụ khởi nghĩa này là Võ Văn Trước, người làng
Đông Thái bị xử lưu đày chung thân.
Nay hãy còn nhiều danh tánh can phạm do thực dân xử theo biện pháp cao hứng,
tùy theo sự tố cáo với tang chứng mơ hồ. Họ là chiến sĩ vô danh, đa số bị lưu đày
từ thanh niên đến kẻ già nua, từ kẻ thất học đến kẻ đậu tú tài, ngụ ở làng mạc vùng
Mỹ Tho, Tây Ninh, Bà Rịa, Cao Lãnh, Tân An, Cần Thơ, Sóc Trăng, Sa Đéc, Gò
Công, Thủ Dầu Một, Long Xuyên, Vĩnh Long, Châu Đốc, Bến Tre. Thân nhân của
họ nhờ các quan địa phương chuyển đơn kêu nài. Trường hợp ông Võ Văn Tòng
từng làm đội quản (lãnh bằng cấp để khởi nghĩa) bị bắt vào cuối năm 1864, vừa bị
đày ra Côn Nôn một tháng là chết bịnh ; ấy thế mà 15 năm sau, vì gia đình chưa
hay tin nên con là Võ Văn Toán lại làm đơn xin ân xá vì cha đã thọ án được 15
năm rồi ! Trường hợp của ông tú tài Trần Văn Trà bị đày qua Cayenne, vợ làm
đơn xin ân xá, xin giảm án quá nhiều lần mà không được chấp thuận, mặc dầu có
tri phủ Tôn Thọ Tường đứng ra làm tờ bảo lãnh với quan trên : “Như ông còn hồ
nghi sự gì thì xin khi tha nó ra rồi dạy nó phải ở tại Sài Gòn sau nó còn làm sự gì
quấy quá thì tôi cũng xin chịu tội chung với nó”.
Vụ ông Quản Hớn giết phủ Ca ở Hóc Môn được xử tại Gia Định vào 12/9/1885
gồm 37 người lãnh án, trong đó 14 người bị lên án tử hình. Cũng năm 1885 này, ở
Cao Miên phong trào chống Pháp lên cao.
Người Miên ở Hà Tiên và người Việt hợp tác nhau đánh Pháp vài trận, quân khởi
nghĩa gom đến trăm người ở vùng Mũi Nai (chợ Hà Tiên) và Rạch Vược, Ba Hòn.
Vấn đề lưu dân ở Sài Gòn
Sự khủng bố ở thôn quê khiến nhiều người mất công ăn việc làm, kéo lên Sài Gòn,
Chợ Lớn và vùng ngoại ô nhưng họ chưa thích ứng được với hoàn cảnh sinh sống

mới. Do đó, thực dân gặp nhiều khó khăn trước phong trào mà chúng gọi là “lưu
manh, du côn” Sài Gòn. Từ năm 1864, đô đốc Lagrandière ra quyết định bắt buộc
những người Việt cư trú ở Sài Gòn phải ghi tên vào bộ vì nhiều vụ cướp bóc (?)
xảy ra từ lâu, hạn 8 ngày không đến làng để khai lý lịch và ghi tên vào bộ thì bị
phạt từ 5 đến 10 quan và ở tù từ 8 ngày đến hai tháng. Non hai tháng sau có lịnh
nghiêm nhặt hơn : xét bắt những người Việt hiện đang cư trú chung quanh thành
Sài Gòn cũ và vùng rạch Thị Nghè, luôn cả người Tàu ; ai có giấy tờ của làng cũ
thì bị đuổi trở về, ai không căn cư, chẳng làng xã nào nhìn nhận thì bị nhốt để chờ
ngày đày ra Côn Đảo hoặc đảo Bourbon. Thực dân đề phòng gắt gao vì được tin
sắp có khởi nghĩa tại Sài Gòn. Mãi đến năm 1875, vùng ngoại ô Sài Gòn vẫn chưa
yên tịnh, một tay sai đắc lực của thực dân từng điềm chỉ những người cầm đầu
khởi loạn lại bị giết bỏ xác gần chùa ở ranh giới ba làng Tân Thới, Bình Hưng và
Bình Hưng Đông ; thống đốc Nam kỳ ra lịnh phạt hương chức hội tề ba làng nói
trên về tội không phát giác kịp thời và giấu nhẹm ; tiền phạt cộng chung là 1000
quan, trong đó 500 quan xuất ra trợ cấp cho gia đình nạn nhân. Đến năm 1887,
quan tham biện hạt thứ 20 (sau đổi lại là tỉnh Bình Hòa rồi đổi là tỉnh Gia Định)
báo cáo tỉ mỉ hơn, nhận định rằng thành phần bọn bất hảo gồm nào thợ thất
nghiệp, lao công Việt và Tàu, bọn đánh xe ngựa, bọn làm bồi cho Tây đang thất
nghiệp, đông đảo nhứt là bọn lưu dân từ khắp các tỉnh Nam kỳ tựu về tìm phương
kế sinh sống. Bọn này thường tỏ ra ngạo mạn, bất phục tùng luật pháp. Vì có lịnh
không cho áp dụng quy chế thổ trước tại quận Gia Định nên viên chức không còn
khả năng trừng trị họ. Họ cứ ung dung làm điều sai quấy, hễ bị bắt là 24 giờ sau họ
được thả ra, theo luật định. Năm 1899, tình hình ở tỉnh Gia Định và ngoại ô Sài
Gòn thêm bi đát hơn. Du đãng tụ tập ở Bà Điểm Bà Quẹo để lộng hành, chỉ huy
bọn nài ngựa ở trường đua, cầm đầu bọn ăn trộm ở Hòa Hưng ; hương chức làng
Hòa Hưng không dám hó hé. Én cướp đánh tại làng Bình Sơn, trên sông Sài Gòn,
có tên cướp xăm mấy chữ “anh hùng nhứt xứ”. Tổng đốc Phương nhận định rằng
từ năm 1895 việc du côn ngày càng thêm, hiệp với bọn Thiên Địa Hội mà hà hiếp
dân sự, ai giận ai thì mướn nó đánh phá, muốn được cử làm hội đồng, cai tổng thì
mướn du côn coi chừng, ai không bỏ thăm cho phe thì chận đánh, ở nhà quê, du

côn lại nhà giàu mượn tiền 50, 30 đồng, ai thưa với làng thì nó đốt nhà, mượn
không bao giờ trả, chẳng ai dám tố cáo. Bọn du côn hăm he hương chức làng rằng
nếu bắt chúng, sau khi ở tù về, chúng giết chết. Bắt thì tòa theo luật Lang Sa
không cầm tù lâu. Bởi vậy, chẳng ai dám bắt, trở về tụi nó sẽ dữ hơn. Nếu tòa phạt
năm bảy ngày, cả bọn góp tiền mướn thày kiện lãnh ra. Tổng đốc Phương yêu cầu
đày bọn du côn đi làm xâu vào dịp mở đường xe lửa Lang Bian, du côn thứ dữ thì
phạt một năm tù, thứ vừa thì phạt sáu tháng, làng xã phải kê khai tên tuổi bọn du
côn trong làng.

×