Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nước Văn Lang - Họ Hồng Bàng (2879 - 258 tr.CN) 4 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.27 KB, 5 trang )

Nước Văn Lang - Họ Hồng Bàng (2879 - 258 tr.CN)
4

(Lạc) Long Quân liền về , gặp Âu Cơ ở Tương Dã. Âu Cơ vừa khóc vừa nói
rằng:
- Thiếp vốn người phương Bắc, cùng chàng ăn ở với nhau mà sinh hạ được trăm
đứa con trai, giờ chẳng biết nương tựa vào đâu mà nuôi nấng chúng được, vậy,
thiếp xin theo chàng, xin chàng đừng ruồng bỏ, cho thiếp thành kẻ không chồng,
các con thành kẻ không cha, thực là đau khổ lắm.
(Lạc) Long Quân nói:
- Ta là giống Rồng, đứng đầu các loài dưới nước, còn nàng là giống Tiên, làm
người trên đất. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được
vì hai giống tương khắc như nước với lửa, thật khó bề bền lâu. Nay, đành phải
chia li ta mang năm mươi con trai về thủy phủ và chia cho chúng đi cai trị các nơi,
còn năm mươi đứa sẽ theo nàng ở lại trên đất, chia nước mà cai trị. Khi lên ngàn
hay khi xuống nước, có việc thì phải gắn bó nhau mà làm, chớ rời bỏ nhau.
Cả trăm người con trai cùng nghe theo rồi cùng nhau tạm biệt. Âu Cơ và năm
mươi người con trai đến ở đất Phong Châu, tức là vùng huyện Bạch Hạc, cùng
nhau tôn người con trai trưởng lên làm vua, xưng hiệu là Hùng Vương và đặt tên
nước là Văn Lang. Nước ấy, về phía Đông thì giáp Nam Hải, về phía Nam thì giáp
nước Hồ Tôn (nay là nước Chiêm Thành), về phía Tây thì giáp nước Ba Thục, còn
phía Bắc thì giáp Động Đình. Nước chia làm mười lăm bộ, gồm: Giao Chỉ, Chu
Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải( nay là Nam Ninh), Dương
Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Y Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Quế
Chân và Tượng Quận. Vua sai các em chia nhau cai trị. Dưới vua có các chức văn
võ. Tướng văn gọi là Lạc Hầu, Tướng võ gọi là Lạc Tướng, Con trai của vua thì
gọi là Quan Lang, con gái của vua thì gọi là Mỵ Nương, chức Tư Mã thì gọi là Bồ
Chính, kẻ nô bộc thì gọi là Trâu, nô tì gọi là Tinh và các quan khác thì gọi là Khối.
Các chức đời đời cha truyền con nối, gọi là Phụ Đạo. Vua truyền ngôi cho nhau
đều lấy hiệu là Hùng Vương chứ không thay đổi."
Hồng Bàng là giai đoạn lịch sử thời đại thượng cổ của lịch sử Việt Nam. Nó dựa


nhiều trên các truyền thuyết chuyện kể, và một số ít bằng chứng khảo cổ học và
ghi chép lịch sử
Niên đại
Thời kỳ Hồng Bàng theo truyền thuyết và dã sử cho rằng bắt đầu từ năm 2879
TCN, là niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Địa bàn của
quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả
vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là
Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên,
Trung Quốc ngày nay). Về sau người Việt chỉ thấy có ở miền Bắc Việt Nam ngày
nay, có thể một phần do sự lấn áp của các tộc người Hoa từ phương Bắc. Đoạn
trích sau đây cho thấy tác giả có ý rằng người Việt có dòng dõi từ phương Bắc chứ
không phải người bản xứ bị người Hoa khinh rẻ là người man di. Hoặc để ủng hộ
giả thuyết cho rằng 2 tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Quốc xưa kia là
lãnh thổ Bách Việt mà người Việt đã là một phần trong đó[1].
Tục truyền: "Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương
Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc), gặp một nàng tiên,
lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con
trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho
Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh
Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ.
Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỉ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con
gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm,
nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, đẻ một
lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống
rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt
nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là
về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.
Theo thuyết này, người ta cho rằng từ Lạc Long Quân về sau, nước Xích Quỉ được
chia ra thành những nước nhỏ, gọi là Bách Việt, dù điều này không có ghi chép

lịch sử xác nhận.
Đầu thời kỳ đồ đồng, người Việt gồm khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống
trên vùng núi miền Bắc và miền châu thổ sông Hồng và hơn 12 nhóm Âu Việt
sống ở vùng Đông Bắc. Để tiện việc trao đổi buôn bán, phòng chống lụt lội, chống
lại kẻ thù những bộ lạc Lạc Việt dần được gom lại thành một nước lấy tên Văn
Lang và người đứng đầu tự xưng là Hùng Vương.
Có ít nhất 18 đời Hùng Vương cai trị trong thời đại Hồng Bàng, cho đến năm 258
TCN. Các thông tin về các đời vua Hùng dựa nhiều trên các truyền thuyết, tuy vậy
chúng ta có thể tạm chấp nhận để giải thích về nguồn gốc dân tộc Việt. Cũng có
nhiều bằng chứng khảo cổ học như trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở miền
bắc Việt Nam có cùng niên đại với thời kỳ Hồng Bàng (300 TCN trở lại), thể hiện
một nền văn hóa đồ đồng rất phát triển (văn hoá Đông Sơn)
Hình thái xã hội
Nước Văn Lang, được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam, có kinh đô đặt ở
Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ gồm miền Bắc và ba tỉnh Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ.
Theo Lĩnh Nam chích quái, nước Văn Lang "đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục,
bắc tới Động Đình hồ, nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành). Chia nước làm 15 bộ
(còn gọi là quận) là Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh
Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn
Lang, Quế Lâm, Tượng Quận."

×