Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Nước Văn Lang - Họ Hồng Bàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.27 KB, 4 trang )

Nước Văn Lang - Họ Hồng Bàng In

Đây là giai đoạn mang tính chất nửa lịch sử nửa thần thoại khi con người Việt cổ còn chưa
có chữ viết. Lịch sử chỉ được ghi nhớ lại qua truyền khẩu mà thôi.
Dựa vào truyền thuyết, sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên viết rằng Lộc Tục
lên làm vua vùng đất phía Nam núi Ngũ Linh (Quảng Đông) vào năm 2879 trước Công
Nguyên. Lộc Tục lấy hiệu là Kinh Dương Vương, đặt quốc hiệu là Xích Quỷ. Cương vực
Xích Quỷ khá rộng lớn, phía Bắc là núi Ngũ Linh, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (sau này là
vương quốc Champa), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên) và phía Đông là biển Nam Hải.
Kinh Dương Vương lấy nàng Thần Long, con gái của chúa hồ Động Đình sinh được một
người con là Sùng Lãm. Sùng Lãm lên làm vua thay Kinh Dương Vương lấy hiệu là Lạc
Long Quân. Tương truyền rằng Lạc Long Quân có gốc rồng từ dòng họ của mẹ nên thường
ở dưới động nước. Khi người dân có việc cần giải quyết, thường đến trước động nước kêu
to lên: "Bố ơi, ở đâu? Hãy đến với ta". Thế là Lạc Long Quân liền lên cạn giải quyết mọi
việc khó khăn cho dân chúng.
Lạc Long Quân gặp được Âu Cơ và lấy nàng làm vợ. Họ sinh ra một trăm người con trai
(hoặc 100 trứng).
Một hôm, khi các người con trai đã trưởng thành Lạc Long Quân nói với nàng Âu Cơ: "Ta
là giống rồng, sống dưới nước, nàng là tiên, sống trên cạn. Thủy hỏa khắc nhau, không
sống lâu bền với nhau được".
Thế là hai người chia tay. Năm mươi người con ở lại với cha dưới động nước. Năm mươi
người con kia theo mẹ lên cạn. Họ đến sống ở đất Phong Châu (Vĩnh Phú), tôn người con
cả lên làm vua và cùng nhau xây dựng cơ đồ. Cũng từ truyền thuyết này mà người Việt vẫn
cho rằng tổ tiên của mình là tiên rồng.
Người con cả lên làm thủ lĩnh vùng đất mới. Đó là Hùng Vương thứ nhất. Bắt đầu một thời
đại mà sử sách gọi là thời đại Hùng Vương. Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang, đóng
đô ở Bạch Hạc (Việt Trì, Vĩnh Phú). Vua chia nước ra làm 15 bộ. Đa số các em của vua cai
trị các bộ này. Họ được gọi là Lạc tướng và có quyền cha truyền con nối.
1. Văn Lang (Bạch Hạc, Phú Thọ)
2. Châu Diên (Sơn Tây)
3. Phúc Lộc (Sơn Tây)


4. Tân Hưng (Hưng Hóa - Tuyên Quang)
5. Vũ Định (Thái Nguyên - Cao Bằng)
6. Vũ Ninh (Bắc Ninh)
7. Lục Hải (Lạng Sơn)
8. Ninh Hải (Quảng Yên)
9. Dương Tuyền (Hải Dương)
10. Giao Chỉ (Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình)
11. Cửu Chân (Thanh Hóa)
12. Hoài Hoan (Nghệ An)
13. Cửu Đức (Hà Tĩnh)
14. Việt Thường (Quảng Bình - Quảng Trị)
15. Bình Văn (?)
Các đời Vua sau đều gọi là Hùng Vương, có 18 đời vua Hùng Vương(*) (Ngôi Hùng
Vương cha truyền con nối 18 đời, kéo dài hơn 2000 năm làm cho nhiều người hoài nghi và
có nhiều cách giải thích khác nhau. Trong truyền thuyết con số 9 và bội số của 9
(18,36...99...) thường mang tính chất biểu tượng (số thiêng) chứ không có ý nghĩa toán
học. Phải chăng 18 đời vua cũng có ý nghĩa là nhiều đời, truyền nối lâu dài.). Đặt các
tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con
gái Vua gọi là Mỵ Nương, các quan nhỏ gọi là Bồ Chính.
Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng là nhà nước phôi thai đầu tiên của Việt Nam, còn
rất đơn giản, mặc dù mới hình thành nhưng đã cố kết được lòng người. Từ tình cảm cộng
đồng dẫn đến ý thức cộng đồng, thể hiện rõ tình đồng bào ruột thịt. Họ bước đầu hiểu được
mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người, thấy được sức mạnh của cộng đồng trong việc
làm thủy lợi, trao đổi sản phẩm và đấu tranh giữ gìn bản làng, đất nước.

Thời đại Hùng Vương có hai truyền thuyết được loan truyền mãi trong dân gian thể hiện rõ
tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt. Đó là truyền thuyết về Phù Đổng Thiên
Vương và truyền thuyết về Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.
Phù Đổng Thiên Vương
Vào đời Vua Hùng Vương thứ 6 có giặc Ân rất mạnh, đã thôn tính nhiều nước xung quanh.

Chúng kéo sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh, quan quân không sao chống cự nổi.
Nhà Vua cho sứ giả đi rao tìm người tài giỏi ra giúp nước.
Lúc bấy giờ ở làng Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có một nhà giàu đã 62 tuổi mới sinh được một
con trai, lên ba mà vẫn chưa biết nói. Cậu bé suốt ba năm chỉ nằm ngửa không tự ngồi hay
đứng được.
Khi sứ giả đến làng rao cầu hiền, cậu bé thốt nhiên nói được và xin với cha cho mời sứ giả
nhà Vua vào hỏi chuyện. Khi sứ giả đến, cậu bé xin sứ giả về tâu Vua đúc cho cậu một con
ngựa sắt, một thanh kiếm, một cái nón sắt rồi cậu sẽ ra quân diệt giặc.
Từ khi sứ nhà Vua về làng, cậu bé mỗi ngày một lớn, ăn khoẻ lạ thường. Ngày tháng trôi
qua, cậu lớn phổng lên thành người khổng lồ.
Khi giặc Ân kéo đến chân núi Châu Sơn (thuộc Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) thì sứ giả đem
ngựa, kiếm và nón sắt dâng cho cậu. Cậu vươn vai đứng dậy rồi nhảy lên ngựa. Ngựa chạy
đến đâu, miệng phun ra lửa đến đó. Cậu xông vào đội ngũ giặc, sải kiếm chém giặc như
chém chuối. Kiếm gẫy, cậu nhổ cả các cụm tre mà đánh giặc. Không đương nổi sức mạnh
thần diệu của chàng trai Phù Đổng, tàn quân giặc quỳ gối xin hàng.
Phá xong giặc Ân, người Anh hùng làng Phù Đổng đi lên đỉnh núi Sóc Sơn, cả người lẫn
ngựa bay lên trời. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù Đổng và sắc phong là Phù
Đổng Thiên Vương.
Sơn Tinh - Thủy Tinh
Vua Hùng Vương thứ 18 kén chồng cho con gái là Mỵ Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và
Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Hùng vương hứa gả con gái cho người nào
ngày mai mang lễ vật đến trước. Sơn Tinh đem lễ vật đến sớm hơn và được đưa Mỵ
Nương về núi. Thủy Tinh đến sau nổi giận dâng nước sông lên đánh Sơn Tinh. Nước dâng
lên đến đâu Sơn Tinh làm cho núi đồi cao lên đến đó. Cuối cùng Thủy Tinh thua trận phải
rút nước. Hằng năm, cuộc chiến thường diễn lại.
Truyền thuyết này phản ánh các trận lụt ở lưu vực sông Hồng và việc đắp đê trị thủy của tổ
tiên ta có từ xa xưa.
Ngoài ra còn có các truyền thuyết tiêu biểu sau:
Thời đại Hùng Vương có nhiều truyền thuyết được loan truyền mãi trong dân gian thể hiện
rõ tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt. Ngoài các truyền thuyết về Phù

Đổng Thiên Vương - Thánh Gióng và Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, còn có các truyền thuyết về
Bọc trăm trứng, về Bánh Dày - Bánh Chưng, về Dưa hấu, về Chứ Đồng Tử, về Cột đá
thề...
Bọc trăm trứng
Vua đầu nước ta - Kinh Dương Vương là cháu bốn đời Viêm Đế Thần Nông - vị thần trông
coi nghề nông ở trên trời). Kinh Dương Vương lấy Thần Long nữ sinh ra Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân đi tuần thú gặp Âu Cơ ở động Lăng Xương kết làm vợ chồng, đưa về núi
Nghĩa Lĩnh. Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở thành trăm con trai. Khi các con khôn
lớn, Lạc Long Quân nói: "Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, không thể ở lâu với nhau
được". Bèn chia 50 con cho Âu Cơ đem lên núi, còn Lạc Long Quân dẫn 49 người con
xuống biển, để lại người con cả nối ngôi hiệu là Hùng Vương đặt tên nước Văn Lang đóng
đô ở thành Phong Châu, truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương.
Bánh Giày - Bánh Chưng
Vua Hùng thứ 6 muốn chọn con hiền cho nối ngôi, mới ban lệnh thi cỗ. Các hoàng tử ra
sức tìm kiếm sơn hào hải vị bày biện. Riêng Lang Liêu chỉ dùng gạo nếp thơm chế ra bánh
giày, bánh chưng. Vua thấy Lang Liêu hiếu thảo siêng năng, sáng chế ra hai bánh quý bèn
truyền ngôi cho làm Hùng Vương thứ 7
Nguồn gốc Dưa hấu
An Tiêm là con nuôi Vua Hùng, nói năng kiêu ngạo, bị đày ra đảo hoang. Vợ chồng An
Tiêm chỉ được mang theo một ít lương thực và con dao phát. Chàng thấy đàn quạ đến đảo
ăn thứ quả da xanh lòng đỏ, dây bò trên mặt đất. An Tiêm lấy một quả ăn thử thấy ngon
ngọt khỏe người, bèn trỉa đất rắc hạt trồng khắp đảo. Đến vụ thu hoạch chàng gọi thuyền
buôn vào bán. Vua biết tin liền cho đón về.
Chử Đồng Tử
Công chúa Tiên Dung con Vua Hùng 18 thích du chơi phóng khoáng. Nàng cưỡi thuyền
xuôi sông Cái, đến bãi Tự Nhiên sai căng màn tắm. Không ngờ dội lớp cát trôi lộ ta chàng
đánh cá ở trần vùi mình trong hố, tên là Chử Đồng Tử. Tiên Dung cho rằng duyên trời xe,
bèn lấy chàng làm chồng. Vua cha biết tin giận sai quân đến bắt, thì cả vùng đất cùng Chử
Đồng Tử và Tiên Dung bay lên trời.
Cột đá thề

Vua Hùng Vương thú 18 không có con trai, nhường ngôi cho con rể là Nguyễn Tuấn tức là
Tản Viên. Thục Phán là cháu Vua Hùng làm lạc tướng bộ lạc Tây Vu đem quân đến tranh
ngôi, xảy ra chiến tranh Hùng - Thục. Tản Viên khuyên vua Hùng nhường ngôi cho Thục
Phán. Phán cảm kích dựng hai cột đá trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thề rằng sẽ kế tục giữ nước
và thờ tự các Vua Hùng. Phán sai thợ đẽo đá dựng miếu trên núi và cho mời dòng tộc nhà
vua đến ở chân núi lập ra làng Trung Nghĩa giao cho trông nom đền miếu, cấp cho đất ngụ
lộc từ Việt Trì trở ngược đến hết địa giới nước nhà. Lại sai dựng miếu ở động Lăng Xương
thờ bà mẹ Tản Viên, cấp đất ngụ lộc cho Tản Viên từ cửa sông Đà trở lên phía Tây Bắc.
Sau đó Thục Phán xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa đặt tên nước là Âu Lạc.
Nguồn: Bộ Văn Hóa Thông Tin ----; "Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam" do Nhà xuất
bản Văn hoá - Thông tin ấn hành, người biên soạn là Hà Văn Thư và Trần Hồng Đức.

×