Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tướng Phạm Tuân và những chuyện chưa kể ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.1 KB, 5 trang )

Tướng Phạm Tuân và những chuyện chưa kể



Trung tướng Phạm Tuân là phi công, phi hành gia người Việt Nam và cũng là
người Châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ. Đã 30 năm sau chuyến bay lịch sử này
(23/7/1980), trong căn phòng nhỏ, ông dành những tâm sự hết sức thú vị mà trong
đó có những câu chuyện chưa từng báo nào nói đến.
4 phi công được chọn, nhưng chỉ mình Phạm Tuân trụ lại được.
Người luôn cho rằng phi công vũ trụ phải là những người có sức khoẻ tốt. Thực
tế có phải như vậy? Câu chuyện Tướng Phạm Tuân kể về quá trình tập luyện trước
khi vào bệ phóng có thể sẽ làm nhiều người kinh ngạc.
Tập sống trong tình trạng không trọng lượng
Tướng Phạm Tuân đã dành nhiều thời gian để nói với chúng tôi về tình trạng
không trọng lượng, điều đặc trưng nhất trong vũ trụ. Ở mặt đất, rất khó tạo ra tình
trạng không trọng lượng một cách chuẩn xác, nếu không muốn nói là không thể.
Con người không trọng lượng có nghĩa là cân bằng về lực: không có lực hút
xuống, không có lực hút lên.
Năm 1978, Phạm Tuân được cử đi học tại Học viện Không quân Gagarin (Liên
Xô). Ông được đưa vào đào tạo trong một môi trường nước đặc biệt - nước nặng.
Loại nước này phải được chế tạo đặc biệt làm nặng đến mức lực đẩy của nước đó
đủ để đẩy được con người bằng khối lượng của người. Loại nước này cũng giống
như môi trường biển Chết, người ta có thể nổi, thậm chí có thể nằm trên nước.
Để có thể tạo một môi trường mô phỏng tình trạng không trọng lượng, các phi
công còn được luyện tập trên máy bay. Họ cho máy bay bay lên độ cao nhất định,
sau đó bổ nhào với tốc độ 9,8m/giây (tốc độ rơi tự do). Khi đó, cả con người và
máy bay đều rơi với tốc độ 9,8m/giây theo phương thẳng đứng. Khi đó, nếu so với
máy bay thì con người trở nên không trọng lượng. Điều kiện không trọng lượng,
tuy nhiên nó chỉ trong khoảnh khắc khoảng 5-7 giây. Các phi công phải tập đi tập
lại mỗi đợt 5-6 lần như vậy.
Tất cả sự tập luyện là để làm quen với môi trường không trọng lượng mà chắc


chắn họ sẽ đối mặt trong vũ trụ
Nhiều bài tập luyện khủng khiếp
Nhiều người cho rằng phi công vũ trụ phải là những người khoẻ mạnh phi
thường nhưng thực tế học còn phải là những người có thần kinh thép.
Việc chuẩn bị sức khoẻ cũng như tập thích ứng với điều kiện luyện tập trên vũ
trụ được các chuyên gia huấn luyện rất chú ý, Tướng Tuân kể. Nói chung, mọi
điều kiện ở trên vũ trụ sẽ được cụ thể tối đa và có những bài tập trong mọi tình
huống. Phạm Tuân và các đồng nghiệp thường xuyên phải buộc chân vào tấm
phản sau đó quay dốc đầu. Cứ như vậy, ngày nào các phi hành gia cũng phải tập ít
nhất vài tiếng. Động tác này tạo ra việc dồn máu lên não. Việc quay đi quay lại
cũng nhằm tạo cơ thể phản xạ với việc thừa thiếu này và phải tìm cách cân bằng.
Trước khi bay khoảng một tháng thì các phi hành gia bắt buộc phải nằm giường
dốc đầu (chân giường cao hơn đầu giường 15 - 30 độ). Họ buộc phải làm quen với
việc ngủ mà máu dồn lên đến đỏ mặt.
Những bài kiểm tra cũng vô cùng khủng khiếp. Đơn cử như khâu kiểm tra tiền
đình. Người ta cho phi công ngồi trên một chiếc ghế rồi bắt đầu quay tròn nó với
tốc độ tăng dần. Phi công sẽ phải làm động tác cúi đầu, thẳng đầu. Khi đầu thẳng
cổ, (về vật lý, đầu và cổ cùng một trục quay thẳng đứng) thì hầu như không có lực
ly tâm. NHưng khi cúi xuống, đầu tạo một đòn gánh, máu trong đầu cũng bị quay
theo vòng phản ứng ly tâm.
Điều kiện không trọng lượng tác động rất lớn đến con người. Nếu chúng ta ngồi
dưới đất thì có sức hút Trái Đất nên máu chảu xuống chân, còn máu lên não thì do
cơ bóp của cơ tim, đẩy lên. Áp suất máu lên trên đầu bao giờ cũng cao hơn.
Nhưng khi vào điều kiện không trọng lượng, mất lực hút của trái đất thì máu sẽ
tuần hoàn lên não nhiều gấp đôi bình thường, nhưng máu chảy xuống chân lại ít
đi, dẫn đến tình trạng đầu thừa máu. Điều này sẽ nảy sinh ra nhiều bệnh và cảm
giác như rối loạn tiền đình, mặt sưng to, đau đầu
Trong điều kiện sinh hoạt hoàn toàn không bình thường như vậy, đã nhiều
người không thể qua được các bài kiểm tra. Sự khắt khe về luyện tập được các
huấn luyện tạo ra từng ngày, thậm chí từng giờ. Chẳng thế mà 4 phi công Việt

Nam được tuyển sang Liên Xô đào tạo, sau một thời gian, chỉ còn lại có một mình
Phạm Tuân mà thôi.

×