Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

5 cách tạo file trình chiếu đơn giản và thông dụng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.75 KB, 5 trang )

5 cách tạo file trình chiếu đơn giản và thông dụng

Ngày nay, phương pháp trình chiếu tài liệu, văn bản được sử dụng
rất rộng rãi và phổ biến. So với cách trình diễn thông thường thì
phương pháp này mang lại hiệu quả rất cao, bên cạnh đó, họ còn có
thể dễ dàng chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp Tuy nhiên quá trình này
không hề đơn giản nếu người sử dụng không nắm rõ những kỹ thuật cơ
bản.
Khi nói đến vấn đề này, rất nhiều người trong số chúng ta sẽ nghĩ đến
công cụ PowerPoint của Microsoft. Nhưng nếu không có đủ điều kiện để
mua bản quyền sử dụng những phần mềm như vậy thì các bạn sẽ phải làm
gì? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn 5 cách
khác nhau để tạo file văn bản trình chiếu mà không cần tới bất kỳ ứng
dụng nào hỗ trợ. Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải lưu ý 1 số hạn chế khi
áp dụng những phương pháp được đề cập dưới đây.
1. Google Docs:

Đây là công cụ đầu tiên chúng ta sẽ đề cập đến. Cũng khá giống với các
tiện ích khác của Google, các bạn hoàn toàn có thể cộng tác với 1 hoặc
nhiều người khác trên cùng 1 file văn bản. Tính năng nổi bật này tỏ ra
thực sự có ích nếu bạn và đối tác ở những nơi khác nhau trên thế giới.
Bên cạnh đó, Google Docs còn được bổ sung thêm chức năng tạo mã
nhúng, qua đó bạn hoặc người khác có thể dễ dàng ghép vào website hoặc
blog cá nhân nếu muốn. Và khi thực hiện bất kỳ thao tác nào lên file gốc
thì file nhúng cũng sẽ tự động được cập nhật.

2. Microsoft Live:

Phiên bản mới nhất của Hotmail đã được cải tiến thêm khá nhiều tính
năng mới, đáng kể nhất là việc tích hợp Office Suite dựa trên nền tảng
Cloud. Bất cứ ai có tài khoản Hotmail hoặc Live đều co thể sử dụng 1


“phiên bản” PowerPoint ngay tại đây. Cách thức làm việc không có
nhiều điểm khác biệt với Google Docs, mọi thứ đều được lưu trữ trên các
“đám mây” qua tài khoản SkyDrive, và bạn có thể chia sẻ tài liệu, bài
trình chiếu với những người sử dụng dịch vụ hoặc tài khoản Live khác.
Bên cạnh đó, người sử dụng có thể download file về máy dưới
dạng .pptx, và dễ dàng chuyển sang các thiết bị hỗ trợ khác, chỉnh sửa
file trực tiếp ngay trong trình duyệt hoặc bằng ứng
dụng PowerPoint (nếu đã cài đặt):


3. Zoho:

Hiện tại, Show chính là công cụ tạo văn bản trình chiếu trực tuyến mới
nhất của Zoho. Bên cạnh Google Docs và Office Cloud, tiện ích này có
hệ thống tùy chọn đa dạng hơn rất nhiều, người sử dụng có thể nhúng
(vào website hoặc blog cá nhân) và in file văn bản, tài liệu như khi làm
việc với máy tính Desktop vậy. Bên cạnh đó, Zoho Show còn được tích
hợp sẵn tới hơn 30 hiện ứng chuyển tiếp khác nhau trong văn bản.
Nhưng, điểm khiến mọi người ngạc nhiên nhất là khả năng trình chiếu và
chia sẻ cho nhiều người khác nhau trong cùng 1 thời điểm. Bạn chỉ cần
gừi cho họ đường dẫn trực tiếp qua email, người nhận thậm chí không
cần phải đăng ký tài khoản Zoho cũng vẫn có thể xem được:

4. 280 Slides của Google Chrome:

Với giao diện điều khiển chính mang đậm phong cách của Mac OS,
không hỗ trợ tính năng kéo – thả nhưKeynote, nhưng các chức năng khác
được trình bày rất đơn giản và dễ sử dụng. Sau khi hoàn thành tác phẩm
của mình, người dùng có thể đăng tải lên tài khoản SlideShare, hoặc
nhúng vào website, blog cá nhân qua việc tự động tạo mã.

280 Slides không yêu cầu người dùng đăng ký tài khoản, nhưng nếu bạn
muốn lưu file văn bản trực tuyến thì hãy tạo 1 tài khoản, và quá trình này
hoàn toàn miễn phí.

5. Slide rocket của Google Chrome:
Bên cạnh 280 Slides, các bạn có thể cân nhắc đến việc sử
dụng Sliderocket – một ứng dụng nhỏ dựa trên nền tảng web cũng thú vị
không kém. Với các tính năng cơ bản tương tự như những công cụ
khác,Sliderocket còn cho phép người dùng tùy chỉnh đường dẫn chia sẻ
theo ý muốn, được tích hợp sẵn nhiều hiệu ứng chuyển tiếp đa dạng thông
qua hệ thống plug – in.


×