Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

bi mat ve cac chom sao ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.06 KB, 5 trang )

cau chuyen thu vi ve cac chom sao
Thứ hai, 17/08/2009 20:27
Bầu trời sao luôn khiến chúng ta thích thú bởi những điều kì lạ cũng như
vẻ đẹp quyến rũ của nó. Chắc chắn trong chúng ta không ai không từng 1
lần ngắm nhìn bầu trời với muôn ngàn vì sao sáng lấp lánh mà không thắc
mắc về những hình thù kì lạ mà những vì sao ấy tạo nên. Đã từ lâu, người
ta đã chia sao ra làm nhiều khu vực và đặt cho chúng những cái tên để
làm dấu hiệu nhận biết và phân biệt. Trên thế giới đều thống nhất chia cả
bầu trời thành 88 chòm sao, trong đó có 48 chòm sao đã được xác định từ
trước theo các nhà thiên văn Hy Lạp cổ. Những chòm sao này được đặt
tên theo các nhân vật, động vật thần thoại của họ. Những chòm sao này
về sau được đặt tên theo các thiên văn học hoặc các dụng cụ đo đạc thiên
văn. Những chòm sao này giống như các quốc gia trên trái đất: mỗi chòm
sao chiếm vị trí và diện tích nhất định trên bầu trời, mỗi chòm sao gồm
nhiều ngôi sao tập hợp tạo nên như những thành phố, thị trấn ở mỗi nước
vậy. Sự phân chia này tạo điều kiện thuận lợi giúp ta phân biệt được các
ngôi sao trong bầu trời dày đặc sao.
Cả bầu trời có 88 chòm sao, nhưng khi quan sát tại 1 điểm trên trái đất
chúng ta chỉ thấy được 1 phần. Trái đất tự quay, người quan sát ở Bắc cực
chỉ thấy được một nửa bầu trời sao Bắc cực. Ngược lại người quan sát ở
Nam cực chỉ thấy được nửa phía nam. Người quan sát ở xích đạo về
nguyên tắc có thể thấy được toàn bộ bầu trời vì trong quá trình quay theo
vòng tự quay của trái đất hầu như có thể thấy được những ngôi sao ở mọi
hướng. Trên những vĩ độ thông thường người quan sát có thể thấy được
phần lớn bầu trời sao. Người ở Bắc bán cầu, dù có quay theo vòng tự
quay của Trái đất, trời sao Nam cực bao giờ cũng ở dưới đường chân trời,
do đó không thể thấy được. Phần vòm trời sao chung quanh bắc cực bao
giờ cũng ở trên đường chân trời, không bao giờ lặn.
Như phần trên đã nói,các chòm sao được đặt tên riêng và không phải
ngẫu nhiên mà chúng có những tên như vậy. Có rất nhiều thú vị cũng như
là những câu chuyện về xuất xứ tên gọi của chúng. Tìm hiểu về tên gọi


của chúng, chúng ta sẽ biết đến những câu chuyện thần thoại thú vị.
Chúng ta bắt đầu nhé.
CHÒM ĐẠI HÙNG TINH (gấu lớn)
Chòm đại hùng tinh (ursa major) là một trong những chòm sao quan
trọng nhất, sáng nhất bầu trời phương bắc. Bảy sao nổi tiếng nằm trong
chòm sao này rất sáng và quan sát nó thuận lợi nhất là sau hoàng hôn vào
mùa xuân. Chính vì vậy mà người ta còn nói chòm gấu lớn báo mùa
xuân.
Chòm sao đại hùng được tưởng tượng thành một con gấu lớn. Trên bản
đồ sao, cán của bảy ngôi sao là cái đuôi dài của gấu . Bốn sao ở gáo là
thân gấu, một số sao mờ khác làm thành đầu và chân gấu.
Trong câu chuyện thần thoại Hy Lạp cổ, con gấu này là hoá thân của
Alisto, một cô gái đẹp, nhu mì được thần Jues (vua của các thần) yêu nên
sinh ra Acas. Vợ của Jeus là Hera biết, tức giận đã biến Alisto thành con
gấu cái. Jeus thương nên đã đưa lên trời thành chòm sao đại hùng.
Chòm sao này có hơn 100 ngôi sao có thể thấy bằng mắt thường, trong đó
có 6 sao cấp II, 6 sao cấp III, số còn lại rất nhiều sao cấp IV. Sau buổi
hoàng hôn mùa xuân, con gấu này treo ngược trên bầu trời, đuôi chỉ về
hướng đông.
CHÒM SAO TIỂU HÙNG (con của gấu lớn)
Chòm sao tiểu hùng (ursa minor) áp sát ngay cạnh chòm đại hùng, gồm
có 28 ngôi sao trên cấp 6, trong đó có sao bắc cực nổi tiếng. Chòm tiểu
hùng với sao bắc đẩu và 6 sao mờ sáng (cấp 2-4) làm thành một cái gáo
nhỏ giống như chòm đại hùng chỉ có điều là hình dạng và hướng chỉ của
cán gáo khác với đại hùng. Sao bắc đẩu nằm ở đầu mút của cán gáo.
Vì chòm tiểu hùng gần sát bắc thiên cực nên phần lớn bắc bán cầu cả 4
mùa đều có thể nhìn thấy được nhưng tiểu hùng tinh không sáng như Đại
hùng tinh. Thế nên những đêm sáng trăng hay ở thành phố khó có thể
thấy được nó.
Trong thần thoại Hy Lạp, tiểu hùng là con của Alisto, tên là Acas. Sau khi

mẹ bị vợ thần Jeus biến thành gấu, Acas đã phải sống đau khổ trong 15
năm. Bấy giờ Acas đã trở thành một thợ săn giỏi. Một hôm, Acas đi săn
trong rừng, Alisto trông thấy, nàng quên mất mình đã thành gấu, vội
giang tay định ôm lấy con. Nhưng Acas không biết đấy là mẹ mình, cậu
vội bắn gấu. Lúc đấy, cha chàng là Jeus ở trên trời trông thấy, sợ Acas
giết chết mẹ mình, cũng vội vàng biến cầu thành gấu. Hera thấy hai mẹ
con Alisto đều được lên trời, lòng ghen càng như đổ dầu vào lửa, bà vội
đến nhờ anh mình là thần biển giúp đỡ vĩnh viễn không cho hai mẹ con
Alisto xuống biển uống nước. Do đó hai mẹ con gấu mãi mãi chạy lòng
vòng trên bầu trời bắc cực mà không bao giờ lặn xuống biển được (đường
chân trời). Vẫn chưa hả giận, Hera còn phái một tay thợ săn dắt theo hai
con chó săn hung dữ theo sát gót đại hùng và tiểu hùng. Người thợ săn ấy
chính là mục phu và chòm chó săn.
CHÒM SAO NHÂN MÃ (sagittarius)
Chòm nhân mã là một trong 12 chòm sao hoàng đạo. Nó nằm ở phía đông
chòm sao Thần nông lấn vào ngân hà, ở phía nam chòm sao Thiên ưng và
phía tây chòm Ma kết. Nó nằm giữa điểm cực nam của hoàng đạo và
điểm đông chí. Mặt trời vào khoảng ngày 16/12 hàng năm sẽ đi vào khu
vực của chòm Nhân mã, 5 ngày sau thì sẽ vào tiết đông chí (khoảng
21,22/12). Ngày này ở Bắc bán cầu ngày ngắn nhất và đêm dài nhất.
Từ hè đến thu, chòm Nhân mã luôn có mặt trên bầu trời nam vào khoảng
nửa đêm về trước. Nó tuy không có sao cấp I nhưng có 2 sao cấp II, 8 sao
cấp III, lại tụ họp tập trung nên cũng tương đối sáng. Nếu ta nối 6 ngôi
sao sáng lại trông rất giống như một cái gáo nhỏ và nó nằm trong Ngân
hà nên còn được gọi là cái gáo của Ngân hà. Người Trung Quốc đặt nó
đối lập với 7 sao Bắc đẩu gọi là 6 sao nam đẩu.
Trong thần thoại Hy Lạp người ta tưởng tượng ra một người mình ngựa
đầu người đang giương cung bắn, tên là Khoron, một nhà you học am
hiểu đủ cả âm nhạc, y học, nghề săn, rất thông minh, về sau ẩn cư tại
hang núi Priven làm nghề dạy học. Học trò của Khoron đều tài giỏi cả

như: hercules, hai ông con trời (chòm song tử). Nhưng đáng tiếc thay,
một lần giao chiến với một số người Nhân mã, Hercules đã bắn nhầm một
mũi tên độc vào thầy của mình. Thần Zeus thương tình đưa Khoron lên
trời trở thành chòm sao Nhân mã.
Trung tâm Ngân hà là hướng của chòm sao Nhân mã, ở đây có nhiều tinh
vân sáng đẹp, trong đó có tinh vân Móng ngựa trông giống như chữ Ω
nên còn gọi là tinh vân Omega.
CHÒM MỤC PHU VÀ CHÓ SĂN
Phương đông nam của chòm đại hùng có hai láng giềng rất gần. Phía
đông là chòm Mục phu, phía tây là chòm chó săn.
Mục phu (bootes)là một trong những chòm quan trọng của bầu trời bắc.
Ngoài các chòm đại hùng, chó săn liền kề ra, bắc giáp thiên long, đông
bắc giáp Bắc miện và Vũ tiên, nam giáp chòm sao Thất nữ. Ngôi sao nôi
tiếng của chòm là sao Đại giác tức là sao Mục phu α. Những sao khác
trong chòm này đều tối. Cho nên nhìn chung chòm Mục phu không rõ.
Trong chòm này có 5 ngôi sao làm thành hình năm cạnh, mắt thường có
thể thấy được, giống như chiếc diều lơ lửng trên bầu trời. Đại giác như
ngọn đèn treo dưới chiếc diều này.
Chòm chó săn (canes venatici) là một chòm sao nhỏ của bầu trời bắc và
cũng là chòm sao tối nhất, chỉ có một sao cấp III.
Trong thần thoại Hy Lạp, chòm chó săn tạo thành hình hai con chó săn
hung dữ lao về phía trước, còn chòm mục phu là tay thợ săn. Thợ săn và
chó săn chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của Hera bám theo sát gót đại
hùng và tiểu hùng như phần trên đã nói.
CHÒM SAO THẤT NỮ - NỮ THẦN NÔNG NGHIỆP
Chòm sao Thất nữ là một chòm sao lớn, diện tích của nó chỉ kém chòm
Trường xà thôi. Phía bắc Thất nữ giáp với chòm mục phu (đã nói ở phần
trước), đông giáp với chòm thiên xứng, tây giáp chòm sư tử, phía nam
giáp với chòm Trường xà. Đây là 1 trong 12 chòm sao trên hoàng đạo.
Nếu tui nhớ không nhầm ai sinh vào tháng 9 là thuộc chòm này.

Thần thoại Hy lạp kể rằng Thất nữ là hoá thân của một nữ thần từ thiện
được nhân dân yêu mến, nàng là chị của thần Jues, phụ trách về mảng
nông nghiệp, tên là Ceres. Nàng được tưởng tượng thành một nữ thần có
cánh, tay cầm một bông lúa mì, tay kia cầm liềm. Nối các ngôi sao sáng
trong chòm thất nữ, ta có hinh Y. Trong đó ngôi sao anpha sáng nhất nằm
ở chót đuôi của chữ Y (tức là sao giác 1 - một trong những ngôi sao sáng
trên bầu trời).
Trong chòm thất nữ có một hệ sao lớn chính là nhóm hệ sao Thất nữ, với
hơn 2000 hệ sao không kém gì Ngân hà, cách chúng ta khoảng mấy trăm
triệu năm ánh sáng. Hiện nay, nhóm hệ sao thất nữ đang xa dần với tốc
độ 1150km/s.
CHÒM SAO SƯ TỬ (LEO)
Chòm sao sư tử là một chòm sao lớn và đẹp trong bầu trời mùa xuân,
cũng là một trong 12 chòm sao nằm trên hoàng đạo. chòm leo nằm giữa
chòm thất nữ và cự giải(con cua).
Trong thần thoại HY Lạp chòm sư tử là vật kỉ niệm chiến công của
Hecquyn (hercules). Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa có một con
quái vật sư tử gân cốt bằng thép (thời đó đã phát hiện ra thép rồi, Hy lạp
tiến bộ thật ), mỗi lần nó rống lên là làm rung chuyển cả núi rừng, gươm
giáo cung tên đều không thể làm nó bị thương. Nó sống trong hang núi
Nemo, làm hại người và gia súc trong vùng. Con của thần Jeus là
Hercules đã bóp chết con sư tử này trừ hại cho dân. Để kỉ niệm chiến
công của con trai, Jeus đã cho sư tử về trời làm nên chòm sư tử như hiện
nay.
Chòm sư tử nổi tiếng với những đợt mưa sao băng lớn, gần nhất là trận
mưa sao băng vào tháng 11 năm.(11/2003)
HECULES
Chòm sao này dễ nhìn thấy vào mùa hè ở bắc bán cầu. 4 sao Épilon, Zeta,
Eta, Pi làm nên 1 viên đá gốc cho chòm sao này. Vốn là 1 trong số 4 anh
hùng cổ điển nổi tiếng nhất . hecules la người mạnh mẽ vô song được tôn

kính khắp vùng Địa trung hải
Hercules là con trai của Jupiter và được gắn ghép nhiều kì công cao wý,
ma công trạng nổi tiềng là thực hiện được 12 công việc lao nhọc. Cuối
đời, để thưởng cho lòng dũng cảm của chàng, thần Jupiter đã cho chàng
trở nên 1 trong số những thần linh và đưa chàng lên ngự trị lên chốn trời
cao.
CHÒM SAO TRƯỜNG XÀ
Chòm sao Trường xà là chòm sao dài nhất, chiếm diện tích lớn nhất trong
số 88 chòm sao. Đêm xuân, trường xà cùng với 4 chòm sao khác là cự
giải, sư tử, thất nữ và thiên xứng chiếm hết 1/4 bầu trời.
Chòm trường xà tuy dài nhưng không có sao sáng. Trng cả chòm chỉ có 1
ngôi sao đỏ có độ sáng cấp II, những ngôi sao khác đều tối nên nó ít được
chú ý.
Thần thoại Hy lạp kể rằng con rắn Sudra có 9 đầu, hơi độc của nó tử 9 cái
đầu phun ra làm hại người và gia súc. Nó có 1 đặc điểm là nếu chém
được 1 đầu thì nó lại mọc lại ngay thành 2 cái đầu và càng hung dữ hơn.
hercules sau khi giết xong sư tử nemo đã dân cháu của mình là Jonaoxo
đi tiêu diệt con rắn này. Cứ mỗi lần chặt được chiếc đầu nào thì cậu
Jonaoxo lại đốt cháy vết chém ở cổ khiến cho rắn không mọc được thêm
đầu được nữa. cuối cùng Hercules cũng giết được nó. Thần Jeus cũng làm
như đối với chòm sư tử, đưa hình ảnh con rắn đó lên trời để kỷ niệm
chiến công hiển hách của con trai mình.
Trên lưng chòm sao trường xà có chòm cự tước, giống như một bát rượu
lớn đặt trên lưng rắn để thưởng công cho Hercules. Trên đuôi của trường
xà vươn về phía đông có một con quạ (chòm sao quạ) đang rỉa xác rắn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×