Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bí ẩn về các xác ướp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.06 KB, 4 trang )

Bí ẩn về các xác ướp - 9/1/2007 8h:24
_
Cách trung tâm thành phố Kiép thủ đô nước Cộng hòa Ukraina khoảng 50
km về phía bắc có một nhà mồ nổi tiếng bởi có hàng trăm xác ướp nhưng kỳ
lạ vì những xác ướp lại được bảo quản trong một điều kiện hết sức đơn giản
của tự nhiên chứ không phải trong những Kim tự tháp.
Bên cạnh dòng sông hung dữ là một dãy núi cao sừng sững. Người xưa đào
vào lòng đất những đường hầm rộng và rích rắc chạy dài theo triền núi. Cách
một đoạn, phần thành hầm ở trên cao được khoét vuông vắn sâu thêm vào
lòng đất vừa vặn đặt được một cỗ quan tài và đó chính là nơi yên nghỉ của
người quá cố. Gọi là quan tài nhưng không có tấm ván thiên mà chỉ có một
khung và lưới hình chóp chữ nhật cụt hay hình vòm mà qua tấm lưới có thể
chiêm ngưỡng rất rõ ràng dung mạo người quá cố. Có khi, quan tài một khúc
gỗ khoét lõm và khung lưới đặt trực tiếp lên trên, nom như chiếc “giường”.
Xác ướp tại Viện bảo tàng Ai Cập. (Ảnh: 2travel2egypt)
Tất cả những chiếc “giường ngủ” ở đây đều được trang trí rất đẹp. Đi trong
nhà mồ có cảm giác mát lạnh. Tất cả những xác chết ở đây đều cùng một
màu nâu đen khô quắt lại. Lạ là không có dù chỉ là tí chút mùi của chết chóc,
ngay đến cả mùi ẩm mốc cũng không hề có. Lũ trẻ tan học về trên đường
ngang qua nhà mồ thường vứt cặp sách trên mặt đất rồi chạy xuống nhà mồ
chơi trò đuổi bắt như thể đây là một chỗ vui chơi của chúng. Thỉnh thoảng
lại có những người đến thăm người quá cố là tổ tiên của họ... Người ta thấy
rằng trong Kim tự tháp Ai Cập có những hiện tượng kỳ lạ. Chẳng hạn để
trong tháp một đồng tiền kim loại đã rỉ, chừng hơn một tháng sau nó sáng lại
như còn mới. Sữa tươi vừa vắt ra từ một con bò nếu để bên ngoài tháp thì
hỏng, còn để trong tháp mùi vị vẫn bình thường với khoảng thời gian như
nhau. Trái cây và rau xanh để trong tháp khoảng 15 ngày vẫn tươi, không
khô héo. Hai cây cà chua cùng trồng một lúc, cây trong tháp ra hoa kết quả
trước cây ngoài trời...
Nhưng đó là không khí bên trong Kim tự tháp, những công trình kiến trúc vĩ
đại cả về văn hóa, tiền của, sức người, trí tuệ, thời gian xây dựng cũng như


tồn tại và đặc biệt được cho là hấp thụ “sóng vũ trụ” nào đó qua các cửa và
lỗ thông hơi hướng về phương Bắc, nên mới tạo ra một môi trường có thể
gìn giữ thi thể các Pharaoh hàng nghìn năm. Còn ở đây rõ ràng không phải
Kim tự tháp, mà chỉ là một nhà mồ được đào trong lòng đất hết sức mộc
mạc, nhưng những xác người ở đây đã tồn tại hàng nghìn năm... Điều gì làm
các xác chết trường tồn với thời gian? Do thuật ướp xác? Do môi trường lưu
giữ xác? Hay vì cả hai? Đó là những câu hỏi lớn mà sau nhiều thập kỷ tìm
tòi vẫn chưa có lời giải đáp hoàn toàn chính xác. Hiện thời, đã biết nhiều
cách ướp xác khác nhau và mặc nhiên thừa nhận đi tiên phong trong lĩnh vực
này nói riêng và y học nói chung là người Ai Cập cổ đại. Nhiều thành tựu y
học ghi trên giấy papyrus chứng tỏ người Ai Cập cổ hiểu biết khá rõ về cơ
thể người. Họ rất coi trọng việc thờ người chết vì cho rằng, người tuy chết
nhưng linh hồn là bất tử. Trong mỗi con người đều có một hình bóng giống
như mình khi soi gương gọi là linh hồn (ka), khi ra đời linh hồn chui vào
thân xác, khi chết linh hồn rời khỏi xác nhưng vẫn tồn tại. Linh hồn chỉ bị
chết hẳn khi thể xác hủy nát. Nếu thân xác nguyên vẹn thì đến một lúc nào
đó linh hồn lại nhập vào xác và con người sẽ sống lại. Tín ngưỡng này thể
hiện trong chuyện thần thoại về Thần Orisis (Thần sông Nin) và Thần Seth
(Thần Sa mạc). Thuật ướp xác đã ra đời như thế và được cho là xuất hiện từ
thời kỳ Cổ vương quốc (khoảng 3000 – 2200 TCN) và duy trì đến TK V.
Người chuyên nghề ướp xác dùng một cái móc đưa qua đường mũi lên đầu
để lấy hết não, rồi rửa sạch khoang sọ bằng một loại nước sắc nhiều cây cỏ
thơm và rượu... Ngực và bụng được mổ bằng dao đá rất sắc để lấy hết phủ
tạng, chỉ còn tim được giữ nguyên trong lồng ngực vì tim được coi là nơi
sinh ra thông minh và tình cảm nên phải được giữ lại để chờ ngày phán xử
cuối cùng.
Khoang ngực, bụng cũng được đổ đầy nước hương liệu và rượu rồi khâu lại.
Xác được ngâm trong nước muối khoảng 70 ngày nên teo nhỏ lại chỉ còn da
bọc xương. Sau đó được xoa bằng dầu thơm và một dung dịch đặc biệt rồi
được bó chặt bằng vải, có khi ngực, bụng còn được nhồi mạt cưa tẩm hương

liệu (lại có nhà nghiên cứu cho rằng, sau khi xử lý não và phủ tạng, xác được
chôn hoặc đặt trong hang không có gió khoảng 70 ngày, rồi bó bằng vải tẩm
nhựa cây). Các ngón tay được lồng vào túi bằng vàng để khỏi rơi rụng. Đầu
quan tài (bằng đá) người ta tạc khuôn mặt người quá cố, thân quan tài chạm
hình quần áo để dễ nhận ra phần xác của mình, vì thế nhìn quan tài có hình
người không có tay chân, bên cạnh mồ còn dựng tượng người chết bằng đá
hoặc gỗ.
_ Xác ướp của một Pharaoh (Ảnh: crystalinks)
Thuở sơ khai, ướp xác là một nghi táng bất khả xâm phạm của Vua và
Hoàng hậu. Từ khoảng 1500 năm TCN, giới quý tộc mới được phép dùng
nghi táng này. Sau đó tục này lan đến những người giàu có và đến cả tầng
lớp bình dân. Tuy nhiên, trong tục này cũng có phân biệt đẳng cấp: Vua
chúa dùng kỹ thuật ướp phức tạp nhất, sau đến giới quý tộc và nhà giàu, tất
nhiên phải trả một khoản tiền lớn, còn tầng lớp bình dân thì không phải trả
tiền nhưng kỹ thuật ướp đơn giản nhất bằng dung dịch kiềm tính, và trát một
lớp vôi bên ngoài. Năm 1996, ở gần vùng El Bawiti phát hiện khoảng
10.000 xác ướp có niên đại 300 năm TCN đến 300 sau CN. Viện Bảo tàng
Ai Cập ở Cairo hiện đang trưng bày xác ướp 26 Pharaoh cách chúng ta
khoảng 4.000 – 5.000 năm nhưng tình trạng các xác vẫn rất tốt. Gần đây, các
nhà khảo cổ Nhật Bản khai quật một xác ướp nguyên vẹn trong một ngôi mộ
chưa bị xâm hại ở Nam Đasơ, Ai Cập. Ông Sakugi Yosimura, nhà nghiên
cứu hàng đầu Đại học Oaxeđa, Tokyo cho biết, xác người đàn ông này được
ướp trước triều đại Pharaoh Tulankhamen (khoảng 1336 – 1327 TCN).
Người Ukraina và châu Âu có cách ướp xác riêng của mình hay học của
người Ai Cập? Câu hỏi này hiện vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Nhưng
người ta thiên về giả thiết thứ hai bởi thời Cổ đại, phương Đông và phương
Tây với hai nền văn minh rực rỡ đã có sự giao lưu. Người Phenixi (Liban
ngày nay) đã đi lại buôn bán khắp Địa Trung Hải từ TK XI TCN; đến TK VI
TCN. Các nhà khoa học Hy Lạp cổ đại Pitago, Talet đã đi du lịch Ai Cập,
Lưỡng Hà; TK V TCN nhà sử học Hy Lạp Herodot đi du lịch nhiều nơi ở

phương Đông. Cuối TK IV TCN, Alexandre Makedonia chinh phục phương
Đông (đến tận tây bắc Ấn Độ) gọi là thời kỳ Hy Lạp hóa (334 – 30 TCN) và
hình thành những quốc gia Hy Lạp hóa trong đó có Ai Cập. Có lúc Ai Cập
chỉ là một tỉnh của La Mã. Thời kỳ Trung đại, châu Âu suy thoái nên lạc hậu
hơn phương Đông về mọi mặt. Nhà nước Arập thành lập từ TK VII, đến TK
VIII trở thành một đế quốc rộng lớn trải dài trên ba châu Á, Âu, Phi từ lưu
vực sông Indus đến Tây Ban Nha và là cầu nối giữa các nền văn minh Ấn
Độ, Trung Quốc, Tây Âu nên việc học tập, trao đổi lẫn nhau những thành
tựu khoa học, trong đó có cách ướp xác là một tất yếu. Do phát động của
Giáo hoàng La Mã, từ TK XI – XIII các nước Tây Âu đã có 8 cuộc viễn
chinh phương Đông bởi những kị sĩ trên áo có hình cây thánh giá. Các cuộc
thập tự chinh cũng là một cầu nối khác cho văn minh Đông – Tây. Tuy
nhiên, ở nước Nga xưa kia có một cách ướp xác hoàn toàn khác với phương
pháp truyền thống do nhà khoa học, bác sĩ Vyvodxev phát minh sử dụng
chất hóa học, đó là các chất Glycerin, acid Phenic, cồn và long não. Cho đến
nay, phương pháp này mới chỉ phát hiện được duy nhất một xác ướp là nhà
phẫu thuật Nga nổi tiếng thế giới N.I.Pirogov. Xác ướp nhà phẫu thuật đã
qua 124 năm và chỉ được bảo quản sơ sài trong hầm mộ một nhà thờ nhỏ ở
ngoại ô Vinxina, dù khuôn mặt và hai bàn tay của ông để hở trong không khí
nhưng màu sắc hầu như không biến đổi. Điều đặc biệt là các phủ tạng của
Pirogov vẫn được giữ nguyên trong cơ thể? Thế nhưng, hiện thời vẫn chưa
biết được tỉ lệ các chất mà Tiến sĩ Vyvodxev đã pha chế thành dung dịch
ướp và cách xử lý cũng như những cách bảo vệ xác mà ông đã sử dụng
Ở Việt Nam, nhiều người đã biết đến hai pho tượng giáp cốt ở chùa Đậu,
Thường Tín, Hà Tây, là xác ướp để trong môi trường không khí bình thường
chịu nhiều tác động thường xuyên và lâu dài của nhiệt độ, độ ẩm không khí,
nghĩa là điều kiện bảo quản xác khó nhất. Những pho tượng xác ướp như thế
này có thể thấy ở Tây Tạng, Nhật Bản, Việt Nam thường là di cốt những nhà
sư chân tu. Năm 2005, khi khai quật ở cánh đồng đào Nhật Tân, Hà Nội đã
mục sở thị một xác ướp khô nhưng vẫn nguyên vẹn sau 10 ngày lộ thiên

chịu tác động của nắng mưa. Dù tấm thiên đã bị phá, nước đã vào quan tài
nhưng xác ướp cách chúng ta khoảng 200 năm vẫn khô quắt, nguyên vẹn cả
nội tạng, râu tóc; quần áo, chăn gối, vải chèn vẫn còn giữ được màu trắng.
Đặc biệt là từ những đồ liệm này bay ra một mùi thơm và còn lưu lại rất lâu.
Các nhà khảo cổ Việt Nam đã lập hồ sơ 75 ngôi mộ xác ướp nhưng chưa có
điều kiện khai quật. Họ cho rằng, cách ướp xác thường được sử dụng ở
Trung Quốc và Việt Nam là phương pháp ngâm xác vào dung dịch ướp và
cũng là trong môi trường yếm khí (không có không khí).
_ Xác ướp khai quật ở Nhật Tân (Hà Nội) sau 10 ngày lộ thiên ngấm nước
vẫn còn nguyên vẹn. (Ảnh: CAND)
Cốt lõi của phương pháp ướp này là làm cơ thể trở thành môi trường vô
khuẩn. Khi người được ướp xác hấp hối thì cho uống thuốc hồi dương (chủ
yếu là quế chi) để nhiệt độ cơ thể giảm chậm trong một thời gian sau khi
chết và hạn chế vi khuẩn đường ruột. Lúc ngừng thở sẽ đổ khoảng một lít
rượu nếp mạnh vào miệng để sát khuẩn đường tiêu hóa. Người ta cho rằng
rượu có tác dụng giữ cho mô cơ thể không bị phân hủy. Người quá cố được
tắm bằng nước ngũ vị hương nhằm diệt khuẩn trên da, rồi mặc quần áo tẩm
hương liệu, liệm bằng nhiều lớp vải lụa để tránh không khí tác động và nhập
quan rất nhanh. Áo quan phải ghép rất kín và sơn trong ngoài để lượng
không khí trong áo quan thấp nhất. Trong quan tài ngôi mộ Nhật Tân có dịch
màu xanh đen xỉn được cho là dung dịch ướp. Cách ướp này thường sử dụng
tinh dầu mà ngày nay phân tích biết là tinh dầu thông, bạch đ .......

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×