Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.93 KB, 5 trang )

Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta
2
Một đêm tháng 3, 400 chiến thuyền của quân ta ngược dòng sông Như Nguyệt
bất ngờ đánh vào cụm quân Quách Quỳ từ hướng Đông. Trong khi cụm quân này
đang mải đối phó, Lý Thường Kiệt nắm đại quân vượt sông đánh thẳng vào cụm
quân Triệu Tiết. Địch bị bất ngờ, bị ta chia cắt thành từng mảng và tiêu diệt. Thừa
thắng, từ hướng Tây Bắc, Lý Thường Kiệt kéo chủ lực vu hồi vào đạo quân Quách
Quỳ cách đó 30 km. Địch lại một lần nữa bị bất ngờ, phải đối phó trên hai hướng,
và cuối cùng phải phá vây chạy về phía Bắc. Đạo quân của Thân Cảnh Phúc chặn
ở Chi Lǎng, cận đại quân ta phía sau truy kích theo. Địch bị tiêu diệt đại bộ phận
và buộc phải rút hết quân về nước.
Những phát triển của nghệ thuật quân sự.
Trận đánh trên sông Như Nguyệt nằm trong tổng thể ý đồ tác chiến chiến lược
của Lý Thường Kiệt (tiến công sang đất địch - tổ chức phòng ngự chiến lược đề
phản công đánh bại hoàn toàn ý đồ xâm lược của chúng) là bước phát triền của
nghệ thuật giữ nước, khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta đǎ chủ động phòng ngự,
phòng ngự trong thế giặc mạnh và phòng ngự thắng lợi. Trong tác chiến, ta đã kết
hợp phòng ngự chính diện với đánh địch ở phía sau, khiến địch bị tiêu hao, mỏi
mệt. Sau đó nắm thời cơ, ta bất ngờ tung ra đòn phản công mạnh tiêu diệt tập đoàn
chủ yếu của địch, kết thúc chiến tranh. Cùng với các đòn tiến công sang đất địch,
trận Như Nguyệt một lần nữa khẳng định cách đánh giải quyết nhanh của quân đội
nhà Lý. ở đây, lần đầu tiên đã xuất hiện một phương thức kết thúc chiến tranh với
giặc ngoại xâm: trong thế thắng, ta vẫn chủ động giảng hoà, mở đường cho giặc
rút về nước.
Ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông (1258 - 1285 - 1288)
Trong thế kỷ XIII, dân tộc Việt Nam đã lập nên những chiến công vĩ đại: ba
lần chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lược.
Lần thứ nhất xảy ra vào tháng Giêng nǎm 1258. Bấy giờ, vua chúa Mông Cổ
đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm Trung Quốc. Bên cạnh những đạo
quân ồ ạt đánh vào đất Tống, một đạo quân khoảng bốn vạn người, gồm kỵ binh
Mông Cổ và binh lính người Thoán Vân Nam, do tướng Ngột Lương Hợp Thai


(Uryangquadai) chỉ huy, từ Vân Nam đánh xuống Đại Việt. Vua Trần là Thái
Tông đã đem quân lên chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên, bên sông Cà Lồ. Nhưng sau
đó, quân ta rút lui để bảo toàn lực lượng trước thế mạnh ban đầu của giặc.
Quân ta rút lui, bỏ Thǎng Long lại phía sau, nhưng Triều đình nhà Trần và quân
dân vẫn không nao núng. Vua tôi nhà Trần đã bàn phương lược đánh giặc trên
những con thuyền xuôi sông Hồng. Khi được Thái Tông hỏi ý kiến, Thái sư Trần
Thủ Độ đã trả lời: ''Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo".
Giặc đóng ở Thǎng Long, trong một toà thành trống, đã khốn đốn vì thiếu lương
thực. Chúng cố đánh ra xung quanh để cướp lương thực, nhưng ở đâu cũng gặp
sức chống trả mãnh liệt của nhân dân. Vì vậy mà chỉ sau 9 ngày, chúng đã vô cùng
hốt hoảng. Đó chính là thời cơ để quân ta phản công. Ngày 29-l-1258, Vua Trần
Thái Tông đã đem binh thuyền ngược sông Hồng tiến về Thǎng Long. Quân địch
bị đánh bật khỏi Kinh thành, theo đường cũ, chạy về Vân Nam. Trên đường tháo
chạy, chúng còn bị quân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi tập kích, đánh cho tan
tác.
Sau lần thất bại đó, bọn vua chúa Mông Cổ vướng vào cuộc nội chiến (1259 -
1264) và cuộc chiến tranh với Tống (1267-1279) nên chưa thể tiếp tục ngay cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mãi đến nǎm 1279, nhà Tống mất, toàn bộ đất
Trung Quốc đǎ nằm dưới ách thống trị của nhà Nguyên, vua Nguyên là Hốt Tất
Liệt (Quibilai) mới chuẩn bị xâm lược nước ta bằng quân sự. Sau khi không thể
khuất phục được Đại Việt bằng những sứ bộ ngoại giao, cuối nǎm 1284, đạo quân
Nguyên Mông do Thoát Hoan (Toan), con trai Hốt Tất Liệt, và A Lý Hải Nha
(Ariquaya) chỉ huy, đã lên đường, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần
thứ hai.
Lần thứ 2 này, ngoài cánh quân lớn của Thoát Hoan đánh vào mặt Lạng Sơn,
Vua Nguyên còn sai Nạp Tốc Lạt Đinh (Nasirud Din) đem một cánh quân từ Vân
Nam đánh vào mặt Tuyên Quang, và ra lệnh cho Toa Đô (Sogatu) đem đạo quân
còn đóng ở Bắc Chǎmpa, đánh vào mặt Nam của Đại Việt.
Sau một vài trận đánh chặn giặc ở mặt Lạng Sơn và Tuyên Quang, trong tháng
2/1285, quân ta lại rút lui và lần nữa bỏ trống Thǎng Long, kéo về mạn Thiên

Trường và Trường Yên (Ninh Bình). Và để tránh cái thế bị kẹp vào giữa các gọng
kìm của giặc, đại quân và Triều đình chờ cho cánh quân của ba Đô tiến đến
Trường Yên (Ninh Bình) thì rút vào Thanh Hoá. Trong khi một bộ phận lớn quân
chủ lực rút, thì khắp nơi, quân địa phương và dân binh các lộ, phối hợp với các
cánh quân nhỏ của Triều đình để lại đã không ngừng tập kích, tấn công vào quân
địch ở vùng bị chiếm đóng. Kế hoạch ''vườn không nhà trống" được toàn dân thực
hiện. Giặc đóng quân phân tán, thiếu lương thực, có nguy cơ bị tiêu diệt. Mùa hè
đến, lại giáng lên đầu chúng những tai hoạ mới. Sử Nguyên chép: "Bệnh dịch
hoành hành Nước lụt dâng to, ngập ướt doanh trại ". Thời cơ phản công của
quân ta đã tới. Tháng 5/1285, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn dẫn đại quân tiến
ra Bắc. Kế hoạch diệt địch như sau: Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải và một
số tướng lĩnh được giao nhiệm vụ diệt địch trên phòng tuyến sông Hồng, còn
Hưng Đạo Vương, đem quân vòng qua vùng Hải Đông, tiến lên Vạn Kiếp, chặn
đường tháo chạy của địch. Cục diện chiến tranh xảy ra đúng như dự liệu: cuối
tháng 5-1285, Trần Quang Khải cùng với Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản đã
đánh tan giặc ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, rồi tiến lên giải phóng Thǎng
Long. Thoát Hoan hoảng hốt, rút khỏi Thǎng Long, chạy về phía Vạn Kiếp. Đến
đây, bọn giặc lọt vào trận địa mai phục của Trần Hưng Đạo, chúng bị thương vong
rất nhiều. Đám tàn quân hoảng loạn cố mở đường máu tháo chạy. Nhưng đến biên
giới Lạng Sơn, chúng lại bị quân ta chặn đánh. Thoát Hoan phải chui vào ống
đồng rồi bắt quân lính khiêng chạy về nước. Viên đại tướng Lý Hằng đi đoạn hậu,
bị tên độc trúng đầu gối, về đến Tư Minh thì chết.
Trong khi cánh quân Thoát Hoan chạy về phía Lạng Sơn thì cánh quân Nạp Tốc
Lạt Đinh tìm đường tẩu thoát về Vân Nam, cũng bị quân dân ta tập kích, đánh cho
tơi bời. Không biết Thoát Hoan đã bỏ chạy, Toa Đô kéo ra Bắc, theo sông Hồng
định về Thǎng Long, nhưng đến Tây Kết thì bị quân ta chặn đánh. Toa Đô bị
chém. Thế là cuộc chiến tranh xâm lược của Nguyên Mông lần thứ hai hoàn toàn
thất bại.
Ngay sau thất bại năm 1258, Hốt Tất Liệt đǎ ra lệnh chuẩn bị một cuộc chiến tranh
xâm lược mới. Nhưng phải đến cuối nǎm 1287, các đạo quân viễn chinh mới có

thể lên đường. Một đạo do Thoát Hoan và áo Lỗ Xích (Agurucxi) chỉ huy tiến vào
Lạng Sơn. Một đạo khác, do ái Lỗ (Airuq) cầm đầu, từ Vân Nam đánh vào Tuyên
Quang. Lần này, không còn cánh quân phía Nam, nhưng Vua Nguyên lại phái
thêm một cánh thuỷ quân, sai ô Mã Nhi (Omar) chỉ huy, hộ tống đoàn thuyền tải
lương của Trương Vǎn Hổ vào Đại Việt theo đường biển.

×