Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Ngân hàng đề thi và đáp án môn Sinh thái môi trường pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.15 KB, 25 trang )

Chữ ký CBGD Đề thi kết thúc môn học
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Chữ ký của Trưởng khoa
hoặc Trưởng Bộ môn
Đề số 01
Câu 1: Phân tích những thách thức môi trường hiện nay trên thế giới và đề xuất phương
hướng phát triển xã hội loài người
Câu 2: Tại sao nói “Bảo vệ cân bằng sinh thái toàn cầu” là “Bảo vệ môi trường sống của
con người”?
Đáp án
Câu 1. Phân tích những thách thức môi trường hiện nay trên thế giới và đề xuất
phương hướng phát triển xã hội loài người.
- Những thách thức môi trường hiện nay trên thế giới:
+ Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng: số liệu chứng minh và
giải thích (0,5đ)
+ Sự suy giảm tầng ôzôn: số liệu chứng minh và giải thích (0,5đ)
+ Tài nguyên bị suy thoái: số liệu chứng minh và giải thích (0,5đ)
+ Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở qui mô rộng (0,5đ)
- Phương hướng phát triển của xã hội loài người:
+ Nguyên tắc phát triển bền vững (0,5đ)
• Thân thiện về mặt môi trường (bền vững về mặt sinh thái): không gây suy thoái môi
trường, suy giảm tài nguyên (chất thải trong khả năng dung nạp của môi trường, đổi mới
công nghệ, xử lý môi trường, tìm nguồn năng lượng và vật liệu thay thế…) (0,5đ)
• Hiệu quả về mặt kinh tế: (có lãi) (0,5đ)
• Chấp nhận được về mặt xã hội: (phân phối công bằng; phù hợp với văn hóa, tập quán…)
(0,5đ)
+ Thực hiện:
• Công tác kỹ thuật: (nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào thực tiễn: ví dụ năng lượng gió)
(0,5đ)


• Công tác quản lý: (hệ thống văn bản pháp quy, tiêu chuẩn chất lượng môi trường, tổ
chức hệ thống thực hiện…) (0,5đ)
Câu 2. Tại sao nói “Bảo vệ cân bằng sinh thái toàn cầu” là “bảo vệ môi trường sống
của con người”?
- Hệ sinh thái là đơn vị cơ bản của môi trường sống, bản chất HST- MT sống dù ở bất cứ
quy mô nào/ Môi trường sống của con người dù ở bất cứ quy mô nào cũng là hệ sinh thái –
ngay cả ở quy mô toàn cầu, MT sống của con người nói chung thể hiện ở quy mô toàn cầu
(0,5 đ)
- Thành phần hệ sinh thái (0,5 đ)
- Bản chất cân bằng động của hệ sinh thái/Tính cân bằng động của HST: trao đổi năng
lượng - vật chất ngay cả ở quy mô toàn cầu (1 đ)
- Trường hợp MT sống của con người: loài người là loài ưu thế nhưng tính ổn định vẫn
dựa trên nguyên lý CBST - ổn định các thông số đặc trưng cho trạng thái của hệ (1 đ)
- Các hoạt động của con người hiện nay: tác động tích cực/tiêu cực (0,5 đ mỗi ý) (1 đ)
- Cân bằng của HST được thiết lập dự trên mối tương tác 2 chiều quần xã SV – MT, đặc
trưng bởi trạng thái cao đỉnh của HST thể hiện qua quần xã, nguyên lý diễn thế của hệ sinh
thái - giới hạn cân bằng của hệ sinh thái toàn cầu (1 đ)
Chữ ký CBGD Đề thi kết thúc môn học
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Chữ ký của Trưởng khoa
hoặc Trưởng Bộ môn
Đề số 02
Câu 1: Giải thích tác động của các yếu tố sinh thái ánh sáng, nhiệt độ, nước-độ ẩm và muối
khoáng lên sinh vật.
Câu 2: Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng dân số và phân tích xu hướng gia
tăng dân số thế giới
Đáp án
Câu 1. Giải thích tác động của các yếu tố sinh thái ánh sáng, nhiệt độ, nước- độ ẩm và

muối khoáng lên sinh vật.
- Giải thích tác động của ánh sáng lên sinh vật:
+ Ánh sáng tác động lên sinh vật tuỳ cường độ ánh sáng, chất lượng (bước sóng)
ánh sáng và chu kỳ chiếu sáng (0,25đ)
+ Cường độ ánh sáng: đối với thực vật (cây ưa sáng, cây ưa bóng, cây chịu bóng),
đối với động vật (nhóm ưa hoạt động về đêm, nhóm ưa hoạt động ban ngày) (0,25đ)
+ Chất lượng (bước sóng) ánh sáng (tia hồng ngoại, tia tử ngoại, ánh sáng khả kiến)
(0,25đ)
+ Chu kỳ chiếu sáng: đối với thực vật (cây ngày ngắn, cây ngày dài), đối với sinh
vật (chu kỳ ngày đêm, mùa… tạo nên đồng hồ sinh học ở sinh vật) (0,25đ)
- Giải thích tác động của nhiệt độ lên sinh vật:
+ Sự khác nhau về nhiệt độ theo không gian và thời gian đã tạo ra những nhóm sinh
thái có khả năng thích nghi khác nhau (sinh vật biến nhiệt, sinh vật đẳng nhiệt - sinh vật
nội nhiệt, sinh vật ngoại nhiệt; sinh vật rộng nhiệt, sinh vật hẹp nhiệt) (0,25đ)
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống thực vật (hình thái - giải phẫu và hoạt động
sinh lý) (0,25đ)
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ lên động vật: ảnh hưởng lên kích thước (hình thái), hoạt
động sinh lý và tập tính của động vật (động vật đẳng nhiệt như chim, thú thuộc một loài
hay các loài gần nhau thì miền ở miền Bắc có kích thước lớn hơn miền Nam, động vật biến
nhiệt thì miền Nam có kích thước lớn hơn miền Bắc…), cấu trúc cơ thể (hươu, gấu Bắc
cực có bộ lông dày hơn hươu, gấu nhiệt đới); tập tính ngủ đông… (0,25đ)
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống con người: hình thái (màu da, tóc), hoạt
động sinh lý (quá lạnh- cảm lạnh, quá nóng- mất nước, chuột rút…) và thói quen (0,25đ)
- Giải thích tác động của nước lên sinh vật:
+ Ý nghĩa và tầm quan trọng của nước (tham gia vào thành phần cấu tạo cơ thể, là
nguyên liệu cho cây quang hợp tạo chất hữu cơ, là phương tiện vận chuyển chất vô cơ và
hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật, tham gia vào quá
trình trao đổi năng lượng và điều hoà nhiệt độ cơ thể, phát tán nòi giống, môi trường sống
của sinh vật (0,5 đ)
+ Hình thành nên các nhóm sinh thái khác nhau: sinh vật ở cạn và sinh vật thủy

sinh với các thích nghi riêng (0,5 đ)
- Giải thích tác động của độ ẩm lên sinh vật:
+ Hình thành nên các nhóm sinh thái khác nhau đối với sinh vật ở cạn (sinh vật ưa
ẩm cao, sinh vật ưa ẩm vừa, sinh vật ưa khô). Mỗi nhóm sinh vật thích nghi ở độ ẩm khác
nhau, nếu độ ẩm không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật. (0,5đ)
+ Con người cũng thích nghi với độ ẩm thích hợp (độ ẩm quá cao thì khả năng điều
tiết của niêm mạc mũi bị hạn chế, ngột ngạt, khó thở, độ ẩm quá thấp gây khô màng nhầy,
dễ chảy máu mũi) (0,5đ)
- Giải thích tác động của muối khoáng lên sinh vật:
+ Tham gia vào cấu tạo cơ thể sinh vật và thành phần nguyên sinh chất; một số loại
muối gây độc đối với đời sống sinh vật (0,25đ)
+ Tham gia vào quá trình trao đổi chất (0,25đ)
+ Trong môi trường nước: muối khoáng vừa là nguồn dinh dưỡng, vừa điều hoà áp
suất thẩm thấu (0,25đ)
+ Hình thành nên các nhóm sinh thái khác nhau (sinh vật nước lợ, nước ngọt, nước
mặn…) (0,25đ)
Câu 2. Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng dấn số và phân tích xu hướng
gia tăng dân số thế giới
- Sự gia tăng dân số phụ thuộc vào 2 quá trình: Sinh và Tử (0,5 đ)
- Hai quá trình này đều chịu ảnh hưởng bởi 2 nhóm yếu tố tự nhiên và nhân tạo (0,5 đ)
- Quá trình sinh:
+ Tự nhiên: Điều kiện khí hậu (tùy thuộc vùng phân bố) (0,25 đ)
+ Nhân tạo: • Dân trí (0,25 đ)
• Nhân tố tâm lý xã hội - Tình hình hôn nhân (0,25 đ)
• Điều kiện sống (liên quan đến tuổi thọ và kéo dài thời gian tham gia quá
trình sinh sản) (0,25 đ)
- Qúa trình tử vong:
+ Tự nhiên: Các thảm họạ thiên nhiên (0,25 đ)
+ Nhân tạo: • Chiến tranh (0,25 đ)
• Đói kém và dịch bệnh (mức sống và điều kiện y tế) (0,25 đ)

• Tai nạn (giao thông và lao động) (0,25 đ)
- Xu hướng gia tăng dân số thế giới: thế giới đang nỗ lực kìm hãm tỷ lệ gia tăng nhanh
chóng của dân số
+ Sự gia tăng nhanh chóng dân số các nước đang phát triển (0,5 đ)
+ Các chính sách và chương trình dân số đang đươc thực hiện ở các quốc gia trên thế giới
nhằm làm CÂN BẰNG DÂN SỐ (0,5 đ)
+ Các biện pháp căn bản: (0,5 đ)
+ Đánh giá/ nhận định cá nhân và giải thích (0,5 đ)
Chữ ký CBGD Đề thi kết thúc môn học
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Chữ ký của Trưởng khoa
hoặc Trưởng Bộ môn
Đề số 03
Câu 1: So sánh hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.
Câu 2: Chứng minh rằng môi trường đang thay đổi.
Đáp án
Câu 1. So sánh hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
- Hệ sinh thái tự nhiên: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh, hệ sinh thái biển khơi, hệ sinh thái
rạn san hô, hệ sinh thái thảm cỏ biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn (0,5 đ).
- Hệ sinh thái nhân tạo: Hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị (0,5 đ)
- Tính đa dạng về thành phần loài của mỗi hệ sinh thái (1 đ)
- Giải thích tính chất về mối quan hệ hai chiều giữa quần xã sinh vật và môi trường đối với
mỗi loại hệ sinh thái (1 đ)
- Khả năng của con người trong việc điều khiển các yếu tố môi trường (1 đ)
- Khả năng thiết lập trạng thái cân bằng của mỗi loại hệ sinh thái- Vấn đề phát triển bền
vững (1 đ)
Câu 2. Chứng minh rằng môi trường đang thay đổi
- Có thể xem xét môi trường sống của con người theo quy mô toàn cầu (0,25 đ)

- Mối liên hệ giữa 3 quyển vật lý (đất - nước – không khí) thể hiện tính hệ thống chặt chẽ
và cụ thể ở quy mô toàn cầu (0,25 đ)
- Ở quy mô toàn cầu, bản chất môi trường vẫn là hệ sinh thái (hệ sinh thái trái đất)
(0,25 đ)
- Hệ sinh thái có bản chất cân bằng động (ngay ca ở quy mô toàn cầu). Do vậy sự thay đổi
các điều kiện môi trường là tất yếu (tuân theo nguyên lý tự nhiên). Tồn tại của con người
phải thích nghi theo những thay đổi này NHƯNG có giới hạn (0,25 đ)
- Các hoạt động sống của con người đa làm thay đổi môi trường một cách đáng ngại
(0,5 đ)
- Hiện nay các thông số môi trường đang cho thấy có sự thay đổi vượt qua giới hạn (gây
mất cân bằng sinh thái), ví dụ: (tùy chọn 6 trường hợp) (0,5 đ)
+ Lượng “khí nhà kính” mà cụ thể là CO
2
trong khí quyển tăng lên hàng năm (0,5 đ)
+ Hiệu ứng nhà kính gia tăng làm nhiệt độ trung bình trái đất tăng lên gây tan băng, dâng
cao mực nước biển (0,5 đ)
+ Mô hình thời tiết bị thay đổi dẫn đến làm gia tăng cường độ của các hiện tượng El
Nino/La Nina (hay Hạn hán và Lũ lụt) (0,5 đ)
+ Diện tích rừng suy giảm nhanh chóng (0,5 đ)
+ Gảim diện tích đất nông nghiệp do xói mòn đất và sa mạc hoá bắt nguồn từ các hiện
tượng tự nhiên (nhưng nguyên nhân ban đầu vẫn do con người) (0,5 đ)
+ Suy giảm tài nguyên sinh vật với tính chất là thành phần môi trường (môi trường hữu
sinh) và là nguồn nguyên vật liệu tự nhiên (lương thực- thực phẩm, dược liệu…) (0,5 đ)
Chữ ký CBGD Đề thi kết thúc môn học
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Chữ ký của Trưởng khoa
hoặc Trưởng Bộ môn
Đề số 04

Câu 1: Phân tích các giai đoạn phát triển và xu hướng phát triển của nền nông nghiệp.
Câu 2: Trình bày sự biến động số lượng cá thể của sinh vật qua đó giải thích nguyên nhân
gây suy thoái đa đa dạng sinh học
Đáp án
Câu 1. Phân tích các giai đoạn phát triển và xu hướng phát triển của nền nông
nghiệp.
- Hoạt động nông nghiệp có thể biểu diễn theo sơ đồ sau: (0,5 đ)
- Hoạt động nông nghiệp cần được xem xét theo các khía cạnh: (1 đ)
+ Tạo ra lượng thực- thực phẩm đủ để đáp ứng cho nhu cầu (thay đổi theo dân số)
+ Bảo đảm môi trường (của hệ sinh thái nông nghiệp) ổn định nhằm duy trì sản
lượng, thực phẩm qua thời gian (sản xuất bền vững)
+ Duy trì chất lượng môi trường nói chung cho con người
* Các giai đoạn phát triển của nền nông nghiệp:
a. Nền nông nghiệp Hái lượm- Săn bắt: đặc trưng, sản lượng lương thực thực phẩm và tác
động môi trường tương ứng (0,5 đ)
b. Nền nông nghiệp truyền thống (0,5 đ):
+ Du canh- du cư (vẫn còn tồn tại cho đến nay ở một số vùng): đặc trưng, sản
lượng lương thực, thực phẩm và tác động môi trường tương ứng
+ Định canh- định cư: đặc trưng, sản lượng lương thực, thực phẩm và tác động môi
trường tương ứng
c. Nền nông nghiệp- công nghiệp hoá: đặc trưng, sản lượng lương thực, thực phẩm và tác
động môi trường tương ứng (1 đ)
d. Nền nông nghiệp sinh thái học: đặc trưng, sản lượng lương thực, thực phẩm và tác động
môi trường tương ứng (1 đ)
* Xu hướng phát triển của nền nông nghiệp:
- Hoạt động nông nghiệp là một loại hình tác động vào môi trường của con người nhằm tạo
ra nguồn lương thực, thực phẩm (thực chất là sử dụng hệ sinh thái nông nghiệp để thực
hiện chuyển hoá vật chất theo hướng mong muốn của con người) - hướng đến nền Nông
nghiệp Sinh thái học (Sản xuất bền vững-Bảo vệ môi trường) (0,5 đ)
Câu 2. Trình bày sự biến động số lượng của sinh vật qua đó giải thích nguyên nhân

gây suy thoái đa dạng sinh học
- Biến động số lượng cá thể của quần thể - quá trình tử vong/quá trình sống sót (1 đ)
+ Quá trình tử vong: 0,5đ
+ Quá trình sống sót: 0,5đ
- Biến đông theo chu kỳ
+ Chu kỳ ngày – đêm: 0,5đ
+ Chu kỳ tuần trăng: 0,5đ
+ Chu kỳ mùa: 0,5đ
+ Chu kỳ nhiều năm: 0,5đ
- Biến động cấp quần xã (0,5 đ)
- Giá trị đa dạng sinh học (0,5 đ)
- Biến động không theo chu kỳ-Các nguyên nhân gây suy thoái (tùy chọn 4 khía
cạnh/trường hợp, mỗi ý 0,25 đ)
Con người
i ngươ
Lao động sống
Vật tư- công cụ
Trí tuệ
Môi trường
Chữ ký CBGD Đề thi kết thúc môn học
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Chữ ký của Trưởng khoa
hoặc Trưởng Bộ môn
Đề số 05
Câu 1: Khái quát các vấn đề về môi trường đô thị, qua đó phân tích xu hướng của đô thị
hóa.
Câu 2: Giải thích tại sao số lượng cá thể của loài có xu hướng tăng lên theo cấp số nhân
nhưng trên thực tế vẫn duy trì tương đối ổn định.

Đáp án
Câu 1. Khái quát các vấn đề về môi trường đô thị, qua đó phân tích xu hướng của đô
thị hoá.
* Khái quát các vấn đề về môi trường đô thị:
- Khái niệm đô thị là gì? (0,25 đ)
- Đô thị là hệ sinh thái nhân tạo, trong đó, con người, các sinh vật khác và các điều kiện tự
nhiên như ánh sáng, nước, không khí luôn luôn tác động qua lại với nhau. Trong hệ sinh
thái nhân tạo, con người là sinh vật chủ yếu và có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh
thái (0,25 đ).
- Đô thị là trung tâm sử dụng tài nguyên. Càng phát triển càng sử dụng nhiều tài nguyên và
tạo ra càng nhiều chất thải => ô nhiễm, khác với các hệ sinh thái tự nhiên (0,25 đ).
- Ba vấn đề môi trường lớn mà hầu hết các đô thị đang phải đối mặt là ô nhiễm nước, ô
nhiễm không khí và chất thải rắn (0,25 đ).
- Nước:
+ Đô thị thiếu nước sạch, khó khăn trong việc giải quyết nước thải, nước không
được xử lý đúng qui định và nước thải đô thị đang trở thành một nguồn gây ô nhiễm nước
nghiêm trọng (0,25 đ).
+ Nước bề mặt: sông, kênh, mương trở thành nơi chứa nước thải; đường phố ngập
vào mùa mưa do san lấp ao, hồ để xây dựng công trình và xả rác bừa bãi gây tác nghẽn
cống thoát nước (0,25 đ)
+ Hiện tượng phú dưỡng ở sông, hồ, kênh, mương trong đô thị; nước ngầm: suy
kiệt và ô nhiễm (0,25 đ)
+ Hậu quả: gây mùi khó chịu và nhiều bệnh tật cho con người (0,25 đ)
- Không khí:
+ Ngột ngạt, ồn ào, ô nhiễm do các hoạt động giao thông, xây dựng, đun nấu, công
nghiệp, rác… (0,5 đ)
+ Hậu quả: con người mệt mỏi, căng thẳng, bệnh; suy giảm tầng ôzôn, gia tăng
hiệu ứng nhà kính, mưa axit (0,5 đ)
- Rác: lượng rác thải ngày càng tăng lên (0,25 đ). Số liệu minh hoạ (025 đ). Xử lý rác
không dễ (còn nhiều rác vương vãi, chôn lấp và thiêu đốt đều khó) (0,5 đ)

* Phân tích xu hướng của đô thị hoá:
- Chia thành nhiều vệ tinh nhỏ xung quanh cho dễ quản lý (0,25 đ)
- Đưa rừng vào đô thị (0,25 đ)
- Biến rác thành tài nguyên (0,25 đ)
- Phương pháp 5 T (từ chối, tái chế, tiết kiệm, tận dụng và trách nhiệm) (0,25đ)
Câu 2. Giải thích tại sao số lượng cá thể của quần thể có xu hướng tăng lên theo cấp
số nhân nhưng trên thực tế vẫn duy trì tương đối ổn định
- N
t
= N
0
+ B – D + I – E hay N
t
= N
0
.e
rt
với:…… (1 đ)
- Theo nguyên lý cân bằng của hệ sinh học: Quần thể là hệ thống sinh học, tồn tại của quần
thể bền vững nhất khi đạt được cân bằng năng lượng và vật chất giữa đầu vào và đầu ra.
(0,5 đ)
- Năng lượng và vật chất đầu vào được cung cấp từ môi trường dưới dạng năng lượng ánh
sáng và nguồn vật chất vô cơ cho thực vật hoặc năng lượng và nguồn vật chất hữu cơ có
trong thứcc ăn/con mồi cho động vật. Điều này quyết định tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử của quần
thể. (1 đ)
- Theo quan hệ giữa sinh vât với môi trường: Số lượng cá thể của quần thể (kích thước của
quần thể - N) phải phù hợp với nguồn sống và không gian mà quần thể chiếm cứ. Có nghĩa
kích thước tối đa của quần thể được quy định bởi nguồn sống và các yếu tố sinh thái khác
(cạnh tranh, bệnh tật). (1 đ)
- Quy luật chung của các loài sinh vật là sự phát triển số lượng cá thể đến vô cùng nhưng

không gian, nguồn sống có giới hạn và bị chia sẻ cho nhiều loài khác cùng tồn tại nên kích
thước chỉ có thể đạt đến mức tối đa cho phép. (1 đ)
- Do quan hệ cân bằng trong hệ sinh thái, trên thực tế số lượng cá thể của quần thể luôn
duy trì ở mức tương đối ổn định. (0,5 đ)
Chữ ký CBGD Đề thi kết thúc môn học
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Chữ ký của Trưởng khoa
hoặc Trưởng Bộ môn
Đề số 06
Câu 1: Khái quát hiện trạng, tình hình khai thác-sử dụng năng lượng thế giới và phướng
hướng giải quyết vấn đề năng lượng.
Câu 2: Phân tích các hoạt động của con người làm suy thoái các chức năng của môi trường
và đề xuất phương hướng hạn chế sự suy thoái này.
Đáp án
Câu 1. Khái quát hiện trạng, tình hình khai thác-sử dụng năng lượng thế giới và
phương hướng giải quyết vấn đề năng lượng.
- Số liệu (0,5 đ)
- Nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng “gấp đôi” tuy nhiên cơ cấu năng lượng thay đổi nhằm
bảo đảm nguồn cung ứng (tránh gây khủng hoảng) và giảm ô nhiễm môi trường (0,5 đ)
- Nhu cầu than đá tăng do trữ lượng còn lớn đồng thời với dự báo trữ lượng dầu mỏ giảm.
Tuy nhiên cần cải tiến công nghệ để giảm ô nhiễm môi trường (0,5 đ)
- Nhu cầu dầu mỏ giảm nhanh do dấu hiệu giảm trữ lượng (tránh khủng hoảng năng lượng)
(0,5 đ)
- Khí đốt: trữ lượng còn lớn nên xu hướng sử dụng có gia tăng nhưng không lớn (0,5 đ)
- Thủy điện tăng ít do phụ thuộc điều kiện địa lý quốc gia. Các quốc gia châu Âu và Bắc
Mỹ đã khai thác hết tiềm năng, ngược lại các nước châu Phi và Nam Mỹ lại bị hạn chế về
vốn và công nghệ (0,5 đ)
- Khai thác và sử dụng năng lượng hạt nhân tăng nhằm đáp ứng nhu cầu, chủ yếu ở các

quốc gia đã phát triển. Tuy nhiên cần lưu ý về mặt an toàn (0,5 đ)
- Các nguồn năng lượng khác (bao gồm năng lượng mới như năng lượng mặt trời trực tiếp,
năng lượng gió, năng lượng sóng biển và địa nhiệt) sẽ gia tăng đáng kể để đáp ứng nhu cầu
(0,5 đ)
- Chiến lược năng lượng: (kết hợp thế giới và Việt Nam) (1 đ)
Câu 2. Phân tích các hoạt động của con người làm suy thoái các chức năng của môi
trường và đề xuất phương hướng hạn chế sự suy thoái này.
- Khái niệm môi trường (0,25 đ)
- Các chức năng chủ yếu của môi trường (không gian sống, cung cấp các nguồn tài nguyên,
chứa đựng chất thải và lưu trữ - cung cấp thông tin) (0,25 đ)
- Có thể nói các hoạt động sống của con người đã ảnh hưởng đến môi trường và làm suy
thoái các chức năng của môi trường. Ví dụ: các thách thức môi trường hiện nay (tùy chọn!)
(0,25 đ)
- Áp lực dân số gia tăng nhu cầu gia tăng hoạt động sống áp lực lên môi trường
(0,25 đ)
- Phân tích các hoạt động cụ thể (4 ví dụ/trường hợp tùy chọn!): nguyên nhân và hậu quả
+ Đô thị hóa – Công nghiệp hóa: (0,5 đ)
+ Khai thác tài nguyên: (0,5 đ)
+ Gây ô nhiễm môi trường: (0,5 đ)
+ Suy thoái đa dạng sinh học: (0,5 đ)
- Phương hướng hạn chế sự suy thoái này:
+ Phát triển bền vững… (0,25 đ)
+ Nỗ lực hạn chế suy thoái môi trường cần phối hợp cả hai khía cạnh: Kỹ thuật và Quản lý
(0,25 đ)
+ Vấn đề dân số (0,5 đ)
+ Các hoạt động sống cụ thể (4 trường hợp/ví dụ tùy chọn) (0,25 đ/ trường hợp)
Chữ ký CBGD Đề thi kết thúc môn học
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu

Chữ ký của Trưởng khoa
hoặc Trưởng Bộ môn
Đề số 07
Câu 1: Trình bày khái niệm, giải thích bản chất và phạm vi môi trường sống của con người
Câu 2: Giải thích câu nói “Rừng nuôi Đất, Đất nuôi Nước, Nước nuôi cây và con, cây và con nuôi
Rừng”.
Đáp án
Câu 1. Trình bày khái niệm, giải thích bản chất và phạm vi môi trường sống của con
người.
- Khái niệm về môi trường sống của con người (1 đ)
- Phạm vi môi trường sống của con người: là vũ trụ bao la, trong đó có trái đất và hệ
mặt trời. Thể hiện cụ thể là ở qui mô toàn cầu (1 đ)
- Bản chất môi trường sống của con người là một hệ sinh thái dù ở bất cứ qui mô
nào, kể cả ở qui mô toàn cầu (0,5 đ)
- Khái niệm thế nào là hệ sinh thái (0,5 đ)
- Hệ sinh thái là hệ hở (có trao đổi chất và năng lượng với bên ngoài) (0,5 đ)
- Hệ sinh thái có tính cân bằng động (luôn thay đổi để phù hợp với điều kiện bên
ngoài) (0,5 đ)
- Cân bằng của hệ sinh thái được thiết lập dựa trên mối tương tác hai chiều của quần
xã sinh vật với môi trường, đặc trưng bởi trạng thái cao đỉnh của quần xã và hệ sinh thái
(0,5đ).
- Trường hợp “môi trường sống của con người”: loài người là loài ưu thế nhưng tính
ổn định của hệ vẫn dựa trên nguyên lý sinh thái. Tính ổn định của hệ sinh thái thể hiện qua
sự ổn định của các thông số đặc trưng cho trạng thái của hệ (0,5đ).
Câu 2. Giải thích câu nói “Rừng nuôi Đất, Đất nuôi Nước, Nước nuôi cây và con, cây
và con nuôi Rừng”
- Nói chung, nhóm các đối tượng trên thuộc 3 loại tài nguyên tái tạo là Đất - Nước – Sinh
vật/Rừng. 3 loại tài nguyên này có mối quan hệ tác động qua lại mật thiết với nhau tạo cơ
sở cho sự phát triển của mỗi loại. (1 đ)
- Rừng tạo nên lớp che phủ bề mặt (thảm thực vật) bảo vệ đất chống ảnh hưởng bất lợi của

nước chảy bề mặt và tác động trực tiếp của ánh sáng. Ngoài ra sự phân hủy các vật chất
hữu cơ từ rừng còn làm giàu cho đất. Rừng còn có ảnh hưởng gián tiếp đên tài nguyên đất
do ổn định nền nhiệt độ. (1 đ)
- Đất là giá thể cho các dạng tài nguyên nước bề mặt và nước ngầm. Địa hình, tính chất đất
quyết định số lượng và chất lượng nước bề mặt và cả nước ngầm. (1 đ)
- Nước là yếu tố thiết yếu đối với mọi dạng sống (vai trò của nước đối với sinh vật).
Ngoài ra, thành phần bắt buộc và là nguyên liệu cho hoạt động quang hợp của các loài thực
vật nói chung và thực vật rừng nói riêng. (1 đ)
- Ngoài ra sự phân hủy (xác chết của sinh vật) các vật chất hữu cơ từ rừng làm giàu cho
đất. (0,5 đ)
- Sự liên hệ giữa các loại tài nguyên này cho thấy tính thống nhất trong hệ thống môi
trường. Để bảo tồn một loại tài nguyên cần bảo vệ các loại tài nguyên khác, đặc biệt trong
tình hình hiện nay. (0,5 đ)
Chữ ký CBGD Đề thi kết thúc môn học
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Chữ ký của Trưởng khoa
hoặc Trưởng Bộ môn
Đề số 08
Câu 1: Giải thích tác động của các yếu tố sinh thái nước-độ ẩm, muối khoáng, đất-địa hình và
dòng-áp suất lên sinh vật.
Câu 2: Trình bày hiện trạng, tình hình khai thác - sử dụng, các vấn đề liên quan và phương hướng
giải quyết đối với tài nguyên khoáng sản.
Đáp án
Câu 1. Giải thích tác động của các yếu tố sinh thái nước- độ ẩm, muối khoáng, đất-địa
hình và dòng- áp suất lên sinh vật.
- Giải thích tác động của nước- độ ẩm lên sinh vật (1,25đ)
* Giải thích tác động của nước lên sinh vật:
+ Ý nghĩa và tầm quan trọng của nước (tham gia vào thành phần cấu tạo cơ thể, là

nguyên liệu cho cây quang hợp tạo chất hữu cơ, là phương tiện vận chuyển chất vô cơ và
hữu cơ trong cây, tham gia vào hệ thống cấu trúc máu – bạch huyết vận chuyển các chất
dinh dưỡng ở động vật, tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hoà nhiệt độ cơ
thể, phát tán nòi giống, môi trường sống của sinh vật (0,5 đ)
+ Hình thành nên các nhóm sinh thái khác nhau: sinh vật ở cạn và sinh vật thủy
sinh (0,25 đ)
* Giải thích tác động của độ ẩm lên sinh vật:
+ Hình thành nên các nhóm sinh thái khác nhau đối với sinh vật ở cạn (sinh vật ưa
ẩm cao, sinh vật ưa ẩm vừa, sinh vật ưa khô). Mỗi nhóm sinh vật thích nghi với một độ ẩm
khác nhau. Nếu độ ẩm không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh vật. (0,25 đ)
+ Con người cũng thích nghi với độ ẩm thích hợp (độ ẩm quá cao thì khả năng điều
tiết của niêm mạc mũi bị hạn chế, ngột ngat, khó thở, độ ẩm quá thấp gây khô màng nhầy,
dễ chảy máu mũi) (0,25đ)
- Giải thích tác động của muối khoáng lên sinh vật (1,25đ)
+ Tham gia vào cấu tạo cơ thể sinh vật và thành phần nguyên sinh chất (0,25đ)
+ Tham gia vào quá trình trao đổi chất (0,25đ)
+ Trong môi trường nước: muối khoáng vừa là nguồn dinh dưỡng, vừa điều hoà áp
suất thẩm thấu (0,25đ)
+ Hình thành nên các nhóm sinh thái khác nhau (sinh vật nước lợ, nước ngọt, nước
mặn…) (0,25đ)
+ Một số loại muối gây độc đối với đời sống sinh vật (0,25đ)
- Giải thích tác động của đất-địa hình lên sinh vật (1,25đ)
• Tác động của đất:
+ Đất là điểm tựa cho con người và sinh vật. Do đó, động đất sẽ làm ảnh hưởng đến
sinh vật và người. (0,25 đ)
+ Đất là môi trường nuôi dưỡng đa số các loài thực vật. Do đó, cấu trúc - thành phần
đất ảnh hưởng đến đời sống của thực vật sống. Nếu thực vật sống ở vùng đất không thích
hợp với nhu cầu dinh dưỡng của nó thì nó sẽ bị hạn chế phát triển (0,5đ).
• Tác động của địa hình:
+ Ảnh hưởng đến sự phân bố của dân số, thành phần giống loài của sinh vật thông qua

sự thay đổi về nhiệt độ, áp suất (càng lên cao nhiệt độ, áp suất càng giảm) (0,25đ)
+ Ảnh hưởng đến hình thái, giải phẫu, sinh trưởng và phát triển của sinh vật (liên quan
đến khả năng thu nhận nhiệt và giữ nước ) (0,25đ)
- Giải thích tác động của dòng- áp suất lên sinh vật (1,25đ)
+ Phân bố lại các yếu tố O
2
, CO
2
, N
2
… cả trong không khí và nước. Trong nước,
xáo trộn muối dinh dưỡng, nhiệt độ… xoá bỏ sự phân tầng nhiệt độ; đem muối dinh dưỡng
từ tầng đáy lên tầng mặt giúp sinh vật tầng mặt phát triển phong phú (hiện tượng nước trồi)
(0,25 đ)
+ Các dòng hải lưu, gió giúp sinh vật phân bố từ vùng này đên vùng khác (0,25 đ)
+ Gió, bão đem hơi nước, mưa từ vùng này đến vùng khác, gây mưa ở vùng này và
khô hạn ở vùng kia, ảnh hưởng đến sinh vật (0,25 đ)
+ Áp suất cũng ảnh hưởng đến sự phân bố và đời sống của sinh vật: càng lên cao,
áp suất càng giảm, càng xuống sâu, áp suất càng tăng. Do đó, càng lên cao hay xuống sâu,
thành phần loài và sự phát triển sinh vật càng giảm. (0,5đ)
Câu 2. Trình bày hiện trạng, tình hình khai thác - sử dụng, các vấn đề liên quan và
phương hướng giải quyết đối với tài nguyên khoáng sản
- Khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo - hữu hạn nên khai thác dần sẽ cạn kiệt –
khan hiếm, phân loại - ví dụ. Phân bố không đều theo không gian (1 đ)
- Nhu cầu gia tăng không ngừng từ sau cách mạng công nghiệp (1750). Đánh giá dự trữ
khoáng sản – các chỉ số khan hiếm (1 đ)
- Mối tương quan giữa công nghiệp khoáng sản và ô nhiễm môi trường – chi phí đền bù
môi trường (phân tích chi phí - lợi ích) (1 đ)
- Phương hướng giải quyết trong bối cảnh nhu cầu gia tăng để giải quyết các vấn đề cạn
kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường:

• Kỹ thuật: + Khai thác nguồn tài nguyên mới - Hạn chế (0,25 đ)
+ Xu hướng cải tiến kỹ thuật – công nghệ (0,25 đ)
+ Xu hướng tái sử dụng (0,25 đ)
+ Xu hướng sử dụng nguyên liệu thay thế/ nguyên liệu mới (0,25 đ)
• Quản lý: + Chiến lược (0,25 đ)
+ Đánh giá tài nguyên (0,25 đ)
+ Lập kế hoạch (0,25 đ)
+ Đánh giá tác động môi trường (phân tích chi phí lợi ích) (0,25 đ)
Chữ ký CBGD Đề thi kết thúc môn học
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Chữ ký của Trưởng khoa
hoặc Trưởng Bộ môn
Đề số 09
Câu 1: Cho ví dụ minh hoạ, qua đó khái quát tác động của yếu tố hữu sinh lên sinh vật.
Câu 2: Phân tích mối liên hệ giữa các nhu cầu cấp cao với tình hình môi trường hiện nay.
Đáp án
Câu 1. Cho ví dụ minh hoạ, qua đó khái quát tác động của yếu tố hữu sinh lên sinh vật.
- Khái quát tác động của các yếu tố sinh thái hữu sinh, thể hiện chủ yếu thông qua mối
quan hệ về dinh dưỡng và nơi cư trú, được chia thành 8 nhóm (0,5 đ)
- Ký sinh-vật chủ: khái niệm, cho ví dụ, phân tích ví dụ (0,5 đ)
- Hãm sinh: khái niệm, cho ví dụ, phân tích ví dụ (0,5 đ)
- Cạnh tranh: khái niệm, cho ví dụ, phân tích ví dụ (0,5 đ)
- Vật dữ-con mồi: khái niệm, cho ví dụ, phân tích ví dụ (0,5 đ)
- Trung tính- bàng quan: khái niệm, cho ví dụ, phân tích ví dụ (0,5 đ)
- Hội sinh: khái niệm, cho ví dụ, phân tích ví dụ (0,5 đ)
- Tiền hợp tác: khái niệm, cho ví dụ, phân tích ví dụ (0,5 đ)
- Cộng sinh (hỗ sinh): khái niệm, cho ví dụ, phân tích ví dụ (0,5 đ)
- Tám nhóm trên có thể gộp lại thành 3 nhóm: quan hệ trung tính (bàng quan), các quan hệ

tương tác âm (ký sinh- vật chủ, hãm sinh, cạnh tranh, vật dữ- con mồi), các quan hệ tương
tác dương (hội sinh, tiền hợp tác, cộng sinh) (0,5 đ)
Câu 2. Phân tích mối liên hệ giữa các nhu cầu cấp cao với tình hình môi trường hiện
nay
- Khái niệm về nhu cầu cấp cao: thiên về đời sống tinh thần/tình cảm, phức tạp và có mối
liên hệ lẫn nhau đặc trưng cho bản chất văn hóa – xã hội của con người (0,5 đ)
- Có thể xét theo 3 nhóm nhu cầu chính:
• Nhu cầu về đời sống văn hóa:
+ Khái niệm (0,5 đ)
+ Nhu cầu và các hoạt động thỏa mãn: học tập, du lịch, bảo tồn di sản… (0,5 đ)
• Nhu cầu về quan hệ xã hội: 3 nhóm quan hệ chính
+ Quan hệ cùng huyết thống - giải thích (0,25 đ)
+ Quan hệ cùng nơi cư trú: giải thích (xóm giềng đồng hương đồng bào
đồng loại/ tình người) (0,25 đ)
+ Quan hệ cùng lợi ích: giải thích (0,25 đ)
• Nhu cầu du lịch, thể thao, giả trí…: nâng cao chất lượng cuộc sống (0,25 đ)
- Viêc giải quyết các nhu cầu cấp cao phụ thuộc vào thu nhập và có liên hệ với các nhu cầu
thiết yếu, ví dụ và giải thích (0,5 đ)
- Biểu đạt thông qua vật chất – nhu cầu gia tăng trong bối cảnh hiện nay, ví dụ và giải thích
(1 đ)
- Đòi hỏi cơ sở vật chất xã hội với tính chất là phương tiện để thỏa mãn nhu cầu, ví dụ và
giải thích (1 đ)
Chữ ký CBGD Đề thi kết thúc môn học
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Chữ ký của Trưởng khoa
hoặc Trưởng Bộ môn
Đề số 10
Câu 1: Trình bày chu trình carbon và chu trình phospho, qua đó khái quát sự chuyển hóa vật chất

trong hệ sinh thái
Câu 2: Giải thích tại sao số lượng cá thể của loài có xu hướng tăng lên theo cấp số nhân nhưng trên
thực tế vẫn duy trì tương đối ổn định.
.
Đáp án
Câu 1. Trình bày chu trình carbon và chu trình phospho, qua đó khái quát sự chuyển
hoá vật chất trong hệ sinh thái.
- Trình bày chu trình carbon: vẽ hình (0,5 đ), trình bày nguyên lý (1 đ)
- Trình bày chu trình phospho: vẽ hình (0,5đ), trình bày nguyên lý (1 đ)
- Khái quát sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái:
+ Khái niệm chu trình sinh-địa-hoá (0,5 đ)
+ Chu trình diễn biến nhanh và chu trình diễn biến qua lắng đọng (0,5 đ)
- Xem xét sự chuyến hóa theo quy mô của hệ:
+ Hệ tiểu phần: chu trình bị gián đoán (chuyển hóa không theo chu trình) (0,5 đ)
+ Hệ toàn cầu: chu trình khép kín (0,5 đ)
Câu 2. Giải thích tại sao số lượng cá thể của quần thể có xu hướng tăng lên theo cấp
số nhân nhưng trên thực tế vẫn duy trì tương đối ổn định
- N
t
= N
0
+ B – D + I – E hay N
t
= N
0
.e
rt
với:…… (1 đ)
- Theo nguyên lý cân bằng của hệ sinh học: Quần thể là hệ thống sinh học, tồn tại của quần
thể bền vững nhất khi đạt được cân bằng năng lượng và vật chất giữa đầu vào và đầu ra.

(0,5 đ)
- Năng lượng và vật chất đầu vào được cung cấp từ môi trường dưới dạng năng lượng ánh
sáng và nguồn vật chất vô cơ cho thực vật hoặc năng lượng và nguồn vật chất hữu cơ có
trong thứcc ăn/con mồi cho động vật. Điều này quyết định tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử của quần
thể. (1 đ)
- Theo quan hệ giữa sinh vât với môi trường: Số lượng cá thể của quần thể (kích thước của
quần thể - N) phải phù hợp với nguồn sống và không gian mà quần thể chiếm cứ. Có nghĩa
kích thước tối đa của quần thể được quy định bởi nguồn sống và các yếu tố sinh thái khác
(cạnh tranh, bệnh tật). (1 đ)
- Quy luật chung của các loài sinh vật loà sự phát triển số lượng cá thể đến vô cùng nhưng
không gian, nguồn sống có giới hạn và bị chia sẻ cho nhiều loài khác cùng tồn tại nên kích
thước chỉ có thể đạt đến mức tối đa cho phép. (1 đ)
- Do quan hệ cân bằng trong hệ sinh thái, trên thực tế số lượng cá thể của quần thể luôn
duy trì ở mức tương đối ổn định. (0,5 đ)
Chữ ký CBGD Đề thi kết thúc môn học
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Chữ ký của Trưởng khoa
hoặc Trưởng Bộ môn
Đề số 11
Câu 1: Phân tích trạng thái cân bằng của hệ sinh thái. Giải thích tại sao hệ sinh thái tự nhiên là
khuôn mẫu của sự bền vững?
Câu 2: Hãy cho biết mối liên hệ giữa các loại tài nguyên Rừng - Đất - Nước.
Đáp án
Câu 1. Phân tích trạng thái cân bằng của hệ sinh thái. Giải thích tại sao hệ sinh thái
tự nhiên là khuôn mẫu của sự bền vững?
a. Cân bằng sinh thái:
- Định nghĩa hệ sinh thái (0,25đ)
- Định nghĩa cân bằng sinh thái (0,25đ)

- Nguyên lý cân bằng năng lượng-vật chất giữa đầu vào và đầu ra của hệ sinh học (lợi dụng
tối đa): cơ chế điều hòa mật độ, hiện tượng khống chế sinh học (0,5 đ)
- Cân bằng sinh thái không phải là một trạng thái tĩnh của hệ mà là cân bằng động (0,5 đ)
- Khả năng tự thiết lập cân bằng mới là có giới hạn, đa dạng sinh học là “cái van bảo hiểm”
cho mức độ an toàn của hệ sinh thái (0,5 đ)
b. Hệ sinh thái tự nhiên là khuôn mẫu của sự bền vững:
- Phức tạp về thành phần loài, tính đa dạng sinh học cao, có nhiều mức tiêu thụ trong chuỗi
thức ăn nên nếu có một sự tắt nghẽn ở một khâu nào đó, dẫn đến làm mất cân bằng sinh
thái thì nó sẽ dễ dàng tự điều chỉnh, giữ cho hệ dễ dàng ổn định không bị đe doạ (1 đ).
- Cho ví dụ minh hoạ và phân tích ví dụ (1 đ)
- Nguyên lý cơ bản về tính bền vững của hệ sinh thái tự nhiên: Phân tích sản phẩm đầu vào
và sản phẩm đầu ra của sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân huỷ. Ví dụ:
chất thải của nhóm này là nguồn dinh dưỡng của nhóm kia. Ý nghĩa: ngăn cản sự tích luỹ
chất thải và đảm bảo hệ sinh thái sẽ không sử dụng lãng phí các thành phần thiết yếu. Tính
đa dạng sinh học càng cao thì quá trình này càng được thực hiện tốt, càng bền vững (1 đ).
Câu 2. Hãy cho biết mối liên hệ giữa 3 loại tài nguyên Rừng - Đất - Nước
- 3 loại tài nguyên này thuộc nhóm tài nguyên tái tạo, nếu khai thác quá mức thì sẽ làm suy
thoái tài nguyên do không còn khả năng phục hồi (tái tạo) (0,5 đ)
- 3 loại tài nguyên này có liên hệ mật thiết với nhau (0,5 đ)
- Rừng đóng góp vai trò cân bằng khí hậu, điều hòa nhiệt độ, ổn đinh mô hình mưa
(0,5 đ)
- Rừng với đất và nước: điều hòa dòng chảy của nước mưa trên lục địa ra biển, góp phần
điều tiết nước nên duy trì nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm. Rừng tạo nên lớp che
phủ bề mặt (thảm thực vật) bảo vệ đất chống ảnh hưởng bất lợi của nước chảy bề mặt và
tác động trực tiếp của ánh sáng. Ngoài ra sự phân hủy các vật chất hữu cơ từ rừng còn làm
giàu cho đất. Rừng còn có ảnh hưởng gián tiếp đên tài nguyên đất do ổn định nền nhiệt độ.
(1 đ)
- Nước với đất và rừng: Nước là thành phần của đất, tạo nên môi trường cho hoạt động trao
đổi vật chất trong đất dưới tác động của sinh vật, đặc biệt là nhóm sinh vật hoại sinh trong
đất. Nước là thành phần bắt buộc và là nguyên liệu cho hoạt động quang hợp của các loài

thực vật nói chung và thực vật rừng nói riêng. Việc duy trì độ ẩm ổn định của đất có vai trò
quan trọng trong sự phát triển rừng. (1đ)
- Đất với rừng và nước: Đất là giá thể cho mọi hệ thống sinh thái nói chung và rừng nói
riêng (bản thân đất cũng là hệ sinh thái). Đất có vai trò thiết yếu cho sự phát triển rừng,
mỗi loại đất có một kiểu rừng đặc trưng. Qua đó đất có ảnh hưởng gián tiếp đến tài nguyên
nước. Ngoài ra, địa hình, tính chất đất quyết định số lượng và chất lượng nước bề mặt và
cả nước ngầm. (1 đ)
- Hiên trạng cả 3 loại tài nguyên này đang bị suy thoái nghiêm trọng, de doạ sự tồn tại của
loài người. (1 đ)
Chữ ký CBGD Đề thi kết thúc môn học
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Chữ ký của Trưởng khoa
hoặc Trưởng Bộ môn
Đề số 12
Câu 1: Khái quát các vấn đề về môi trường đô thị, qua đó phân tích xu hướng của đô thị hóa.
Câu 2: Chứng minh rằng môi trường đang thay đổi.
Đáp án
Câu 1. Khái quát các vấn đề về môi trường đô thị, qua đó phân tích xu hướng của đô
thị hoá.
* Khái quát các vấn đề về môi trường đô thị:
- Khái niệm đô thị là gì? (0,25 đ)
- Đô thị là hệ sinh thái nhân tạo, trong đó, con người, các sinh vật khác và các điều kiện tự
nhiên như ánh sáng, nước, không khí luôn luôn tác động qua lại với nhau. Trong hệ sinh
thái nhân tạo, con người là sinh vật chủ yếu và có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh
thái (0,25 đ).
- Đô thị là trung tâm sử dụng tài nguyên. Càng phát triển càng sử dụng nhiều tài nguyên và
tạo ra càng nhiều chất thải => ô nhiễm, khác với các hệ sinh thái tự nhiên (0,25 đ).
- Ba vấn đề môi trường lớn mà hầu hết các đô thị đang phải đối mặt là ô nhiễm nước, ô

nhiễm không khí và chất thải rắn (0,25 đ).
- Nước:
+ Đô thị thiếu nước sạch, khó khăn trong việc giải quyết nước thải, nước không
được xử lý đúng qui định và nước thải đô thị đang trở thành một nguồn gây ô nhiễm nước
nghiêm trọng (0,25 đ).
+ Nước bề mặt: sông, kênh, mương trở thành nơi chứa nước thải; đường phố ngập
vào mùa mưa do san lấp ao, hồ để xây dựng công trình và xả rác bừa bãi gây tác nghẽn
cống thoát nước (0,25 đ)
+ Hiện tượng phú dưỡng ở sông, hồ, kênh, mương trong đô thị; nước ngầm: suy
kiệt và ô nhiễm (0,25 đ)
+ Hậu quả: gây mùi khó chịu và nhiều bệnh tật cho con người (0,25 đ)
- Không khí:
+ Ngột ngạt, ồn ào, ô nhiễm do các hoạt động giao thông, xây dựng, đun nấu, công
nghiệp, rác… (0,5 đ)
+ Hậu quả: con người mệt mỏi, căng thẳng, bệnh; suy giảm tầng ôzôn, gia tăng
hiệu ứng nhà kính, mưa axit (0,5 đ)
- Rác: lượng rác thải ngày càng tăng lên (0,25 đ). Số liệu minh hoạ (025 đ). Xử lý rác
không dễ (còn nhiều rác vương vãi, chôn lấp và thiêu đốt đều khó) (0,5 đ)
* Phân tích xu hướng của đô thị hoá:
- Chia thành nhiều vệ tinh nhỏ xung quanh cho dễ quản lý (0,25 đ)
- Đưa rừng vào đô thị (0,25 đ)
- Biến rác thành tài nguyên (0,25 đ)
- Phương pháp 5 T (từ chối, tái chế, tiết kiệm, tận dụng và trách nhiệm) (0,25đ)
Câu 2. Chứng minh rằng môi trường đang thay đổi
- Có thể xem xét môi trường sống của con người theo quy mô toàn cầu (0,25 đ)
- Mối liên hệ giữa 3 quyển vật lý (đất - nước – không khí) thể hiện tính hệ thống chặt chẽ
và cụ thể ở quy mô toàn cầu (0,25 đ)
- Ở quy mô toàn cầu, bản chất môi trường vẫn là hệ sinh thái (hệ sinh thái trái đất)
(0,25 đ)
- Hệ sinh thái có bản chất cân bằng động (ngay ca ở quy mô toàn cầu). Do vậy sự thay đổi

các điều kiện môi trường là tất yếu (tuân theo nguyên lý tự nhiên). Tồn tại của con người
phải thích nghi theo những thay đổi này NHƯNG có giới hạn (0,25 đ)
- Các hoạt động sống của con người đa làm thay đổi môi trường một cách đáng ngại
(0,5 đ)
- Hiện nay các thông số môi trường đang cho thấy có sự thay đổi vượt qua giới hạn (gây
mất cân bằng sinh thái), ví dụ: (tùy chọn 6 trường hợp) (0,5 đ)
+ Lượng “khí nhà kính” mà cụ thể là CO
2
trong khí quyển tăng lên hàng năm (0,5 đ)
+ Hiệu ứng nhà kính gia tăng làm nhiệt độ trung bình trái đất tăng lên gây tan băng, dâng
cao mực nước biển (0,5 đ)
+ Mô hình thời tiết bị thay đổi dẫn đến làm gia tăng cường độ của các hiện tượng El
Nino/La Nina (hay Hạn hán và Lũ lụt) (0,5 đ)
+ Diện tích rừng suy giảm nhanh chóng (0,5 đ)
+ Gảim diện tích đất nông nghiệp do xói mòn đất và sa mạc hoá bắt nguồn từ các hiện
tượng tự nhiên (nhưng nguyên nhân ban đầu vẫn do con người) (0,5 đ)
+ Suy giảm tài nguyên sinh vật với tính chất là thành phần môi trường (môi trường hữu
sinh) và là nguồn nguyên vật liệu thự nhiên (lương thực- thực phẩm, dược liệu…) (0,5 đ)
Chữ ký CBGD Đề thi kết thúc môn học
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Chữ ký của Trưởng khoa
hoặc Trưởng Bộ môn
Đề số 13
Câu 1: Khái quát các nhu cầu cấp cao (nhu cầu về đời sống văn hóa – xã hội) của con người và
mối liên hệ môi trường sống của con người.
Câu 2: Giải thích trạng thái đô thị/thành phố dựa trên nguyên lý hoạt động của hệ sinh thái.
Đô thị
Đáp án

Câu 1. Khái quát các nhu cầu cấp cao (nhu cầu về đời sống văn hóa – xã hội) của con
người và mối liên hệ môi trường sống của con người.
- Con người là sinh vật duy nhất trên trái đất đòi hỏi có nhu cầu này. Đây là đặc điểm thể
hiện sự khác giữa con người và các loài sinh vật. (con người vừa mang tính chất sinh vật
vừa mang tính chất văn hóa - xã hội). (0,5 đ)
- Văn hóa là sự hiểu biết được sử dụng làm nền tảng và định hướng cho lối sống, đạo lý
tâm hồn, hành động của mỗi dân tộc và các thành viên vươn tới cái chung cái tốt, cái đẹp
hơn trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường xã
hội và tự nhiên. (0,5 đ)
- Văn hóa đặc trưng cho đời sống con người bao gồm tổng thể các đặc trưng diện mạo về
tinh thần, vật chất tri thức, tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng. (0,5 đ)
- Để thỏa mãn nhu cầu này hàng loạt các hoạt động khác nhau của con người được thực
hiện, đặc biệt ở quy mô cộng đồng. Thông qua đó con người tác động đến môi trường, làm
biến đổi môi trường. (0,5 đ)
- Các mối quan hệ xã hội bao gồm tất cả các mối quan hệ trong xã hội: Mối quan hệ huyết
thống, mối quan hệ cùng nơi cư trú, quan hệ cùng lợi ích… (0,5 đ)
- Con người sống trong xã hội do vậy con người cần có những quan hệ này. Với đời sống
ngày càng được nâng cao, tác động đến môi trường sẽ gia tăng theo sự gia tăng về nhu cầu
quan hệ xã hội. (0,5 đ)
- Việc thỏa mãn nhu cầu này thể hiện sự tác động đối với MT, cách ứng xử của con người
với MT. (0,5 đ)
- Nhu cầu du lịch thể thao, giải trí… là nhu cầu tất yếu của con người, đặc biệt trong xã hội
ngày nay. Thỏa mãn nhu cầu này không những giúp nâng cao thể chất, sức khỏe mà còn
nâng cao sự hiểu biết của con người với thế giới tự nhiên. (0,5 đ)
- Các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu này có những ảnh hưởng nhất định đối với MT xã hội
và tự nhiên nếu không đươc quy hoạch hợp lý & quản lý chặt chẽ việc thực hiện:(1 đ)
+ Sự suy giảm diện tích đất do sử dụng làm phông nền, không gian xây dựng các
công trình phục vụ cho các hoạt động du lịch, thể thao, giải trí… (0,5 đ)
+ Gây ảnh hưởng môi trường từ hoạt động du lịch (0,25 đ)
+ Ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của cộng đồng địa phương (0,25 đ)

Câu 2. Giải thích trạng thái của đô thị/thành phố dựa trên nguyên lý hoạt động của
hệ sinh thái
- Đô thị/thành phố là hệ sinh thái nhân tạo điển hình (0,25 đ)
• Thành phần: + Môi trường bị can thiệp mạnh mẽ (0,25 đ)
+ Quần xã sinh vật bị giảm thiểu tùy thuộc ý muốn của con người đặc biệt
là thành phần loài (giảm sự đa dạng - n) là thông số đặc trưng cho khả năng vững bền của
hệ sinh thái (0,5 đ)
+ Số lượng cá thể người (N) là loài tiêu thụ tăng lên không giới hạn
• Dòng thông tin điều khiển từ con người (0,5 đ)
- Nguyên lý cân bằng bị vi phạm mạnh mẽ, khái quát bằng sơ đồ sau: (0,5 đ)
Đầu vào Đầu ra
Thông tin điều khiển (0,25 đ)
+ Đầu vào: • Vật chất: ◦ Nguyên liệu thô cho hoạt động của nhà máy, xí nghiệp
(0,25 đ)
◦ Lương thực thực phẩm thỏa mãn nhu cầu dân cư đô thi
(0,25 đ)
• Năng lương: ◦ Các dạng năng lượng cung cấp cho hoạt động của đô thị
(0,25 đ)
◦ Lượng lớn trong nguồn vật chất đầu vào (0,25 đ)
◦ Lượng nhỏ E mặt trời được thực vật trong đô thị hấp thụ
(0,25 đ)
+ Đầu ra: • Vật chất: ◦ Hàng hóa với tính chất là sản phẩm của đô thi (0,25 đ)
◦ Rác thải sinh hoạt kể cả chất thải của con người, chất thải từ
hoạt động của đô thị (0,25 đ)
• Năng lượng: ◦ Lượng lớn trong hàng hóa, rác thải (0,25 đ)
◦ Nhiệt bức xạ vào không khí (0,25 đ)
- Hậu quả có thể nảy sinh: rối loạn trong hoạt động chuyển hóa năng lượng - vật chất của
hệ, các dạng ô nhiễm nảy sinh…làm giảm sút chất lượng/điều kiện môi trường tự nhiên
gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (0,5 đ)
Chữ ký CBGD Đề thi kết thúc môn học

SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Chữ ký của Trưởng khoa
hoặc Trưởng Bộ môn
Đề số 14
Câu 1: Cho ví dụ minh họa, qua đó phân tích tình hình suy thoái tài nguyên đất và đề xuất phương
hướng khắc phục
Câu 2: Tại sao nói “Bảo vệ cân bằng sinh thái toàn cầu” là “Bảo vệ môi trường sống của con
người”?
Đáp án
Câu 1. Cho ví dụ minh họa, qua đó phân tích tình hình suy thoái tài nguyên đất và đề
xuất phương hướng khắc phục
- Đất là vật thể thiên nhiên được hình thành qua một thời gian dài do kết quả tổng hợp của
5 yếu tố: Đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian (0,5 đ)
- Đất đai có vai trò rất quan trọng đối với đời sống sinh vật nói chung và con người nói riêng.
Chỉ riêng về sản xuất lương thực thực phẩm thì đất đã là nguồn tài nguyên vô giá. (0,5 đ)
- Tuy nhiên, các hoạt động của con người đã và đang gây suy thoái tài nguyên đất. Ví dụ:
quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa:
+ Thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp, diện tích rừng. Phân tích (1đ)
+ Suy thoái tài nguyên đất do thải các chất thải vào đất. Phân tích (1đ)
+ Giảm diện tích cây xanh, tăng nguy cơ xói mòn, rửa trôi… Phân tích (1đ)
- Đề xuất phương hướng khắc phục: (1 đ)
+ Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội một cách hợp lý. Đảm bảo quỹ đất sản xuất
lương thực thực phẩm (0,25 đ)
+ Phát triển nông nghiệp thân thiện với môi trường, canh tác hợp lý đi đôi với bảo
vệ và cải tạo đất (0,25 đ)
+ Tăng cường thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp và xây dựng. Hạn chế
quá trình gây ô nhiễm đất (0,25 đ)
+ Tăng diện tích rừng (0,25 đ)

Câu 2. Tại sao nói “Bảo vệ cân bằng sinh thái toàn cầu là bảo vệ môi trường sống của
con người”?
- Hệ sinh thái là đơn vị cơ bản của môi trường sống, bản chất HST- MT sống dù ở bất cứ
quy mô nào/ Môi trường sống của con người dù ở bất cứ quy mô nào cũng là hệ sinh thái –
ngay cả ở quy mô toàn cầu, MT sống của con người nói chung thể hiện ở quy mô toàn cầu
(0,5 đ)
- Thành phần hệ sinh thái (0,5 đ)
- Bản chất cân bằng động của hệ sinh thái/Tính cân bằng động của HST: trao đổi năng
lượng - vật chất ngay cả ở quy mô toàn cầu (1 đ)
- Trường hợp MT sống của con người: loài người là loài ưu thế nhưng tính ổn định vẫn
dựa trên nguyên lý CBST - ổn định các thông số đặc trưng cho trạng thái của hệ (1 đ)
- Các hoạt động của con người hiện nay: tác động tích cực/tiêu cực (0,5 đ mỗi ý) (1 đ)
- Cân bằng của HST được thiết lập dự trên mối tương tác 2 chiều quần xã SV – MT, đặc
trưng bởi trạng thái cao đỉnh của HST thể hiện qua quần xã, nguyên lý diễn thế của hệ sinh
thái - giới hạn cân bằng của hệ sinh thái toàn cầu (1 đ)
Chữ ký CBGD Đề thi kết thúc môn học
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Chữ ký của Trưởng khoa
hoặc Trưởng Bộ môn
Đề số 15
Câu 1: Cho ví dụ minh hoạ, qua đó phân tích mối liên hệ giữa tình hình khai thác và sử dụng tài
nguyên nước với hiện trạng ô nhiễm nước
Câu 2: Phân tích các hoạt động của con người làm suy thoái các chức năng của môi trường và đề
xuất phương hướng hạn chế sự suy thoái này.
Đáp án
Câu 1. Cho ví dụ minh hoạ, qua đó phân tích mối liên hệ giữa tình hình khai thác và
sử dụng tài nguyên nước với hiện trạng ô nhiễm nước
- Vai trò của tài nguyên nước đối với con người và sinh vật: 0,5 đ

- Sơ lược về các dạng tồn tại của nước - lượng nước ngọt - bề mặt và nước ngầm – chu
trình nước toàn cầu (0.5 đ)
- Dân số gia tăng – nhu cầu gia tăng: + Đời sống – sinh hoạt (0,25 đ)
+ Sản xuất: CN và NN (0,25 đ)
- Mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng cung ứng. Dân số càng tăng nhanh thì nhu cầu sử
dụng lớn (0,5đ)
- Khả năng tái tạo của tài nguyên nước: nhu cầu về lượng và chất trong sử dụng (0,5đ)
- Tất cả nguồn nước sau sử dụng (NN, CN…) đều trở thành nguồn nước bị ô nhiễm ở các
mức độ khác nhau. 0,5 đ
- Biến đổi sinh thái toàn cầu, mất rừng: hậu quả là mưa lũ - hạn hán; khan hiếm nước sạch
- thiếu nước ngọt (0,5đ)
Biện pháp khắc phục:
- Quản lý: quy hoạch khu vực, trồng rừng, các vấn đề sử dụng (0,5đ)
- Kỹ thuật: (1 đ) + Xử lý (0,25 đ)
+ Dự trữ nước (0,25 đ)
+ Điều hòa dòng chảy (0,25 đ)
+ Hạn chế thiên tai (0,25 đ)
Câu 2. Phân tích các hoạt động của con người làm suy thoái các chức năng của môi
trường và đề xuất phương hướng hạn chế sự suy thoái này.
- Khái niệm môi trường (0,25 đ)
- Các chức năng chủ yếu của môi trường (không gian sống, cung cấp các nguồn tài nguyên,
chứa đựng chất thải và lưu trữ - cung cấp thông tin) (0,25 đ)
- Có thể nói các hoạt động sống của con người đã ảnh hưởng đến môi trường và làm suy
thoái các chức năng của môi trường. Ví dụ: các thách thức môi trường hiện nay (tùy chọn!)
(0,25 đ)
- Áp lực dân số gia tăng nhu cầu gia tăng hoạt động sống áp lực lên môi trường
(0,25 đ)
- Phân tích các hoạt động cụ thể (4 ví dụ/trường hợp tùy chọn!): nguyên nhân và hậu quả
+ Đô thị hóa – Công nghiệp hóa: (0,5 đ)
+ Khai thác tài nguyên: (0,5 đ)

+ Gây ô nhiễm môi trường: (0,5 đ)
+ Suy thoái đa dạng sinh học: (0,5 đ)
- Phương hướng hạn chế sự suy thoái này:
+ Phát triển bền vững… (0,25 đ)
+ Nỗ lực hạn chế suy thoái môi trường cần phối hợp cả hai khía cạnh: Kỹ thuật và Quản lý
(0,25 đ)
+ Vấn đề dân số (0,5 đ)
+ Các hoạt động sống cụ thể (4 trường hợp/ví dụ tùy chọn) (0,25 đ/ trường hợp)
Chữ ký CBGD Đề thi kết thúc môn học
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Chữ ký của Trưởng khoa
hoặc Trưởng Bộ môn
Đề số 17
Câu 1: Trình bày hiện trạng, nguyên nhân ảnh hưởng đến tài nguyên rừng Việt Nam và đề xuất
phương hướng khắc phục.
Câu 2: Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng dân số và phân tích xu hướng gia tăng dân
số thế giới
Đáp án
Câu 1. Trình bày hiện trạng, nguyên nhân ảnh hưởng đến tài nguyên rừng Việt Nam
và đề xuất phương hướng khắc phục.
- Khái quát vai trò của rừng đối với con người và các đối tượng sinh vật: (0,5 đ)
- Tài nguyên rừng rất đa dạng bao gồm cả tài nguyên sinh vật, đất đai, khí hậu, cảnh
quan… (0,5 đ)
- Hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam (số liệu qua các năm và phân tích): (1 đ)
- Phân tích nguyên nhân gây mất rừng ở Việt Nam:
+ Đốt nương làm rẫy – sống du canh, du cư: (0,25 đ)
+ Chuyển đất có rừng sang sản xuất các cây phục vụ mục đích kinh doanh, đặc biệt
phá rừng để trồng cà phê. (0,25 đ)

+ Do ảnh hưởng của chiến tranh (0,25 đ)
+ Do khai thác không có kế hoạch và với kỹ thuật lạc hậu làm lãng phí tài nguyên.
(0,25 đ)
+ Khai thác quá mức phục hồi tự nhiên của rừng: (0,25 đ)
+ Do cháy rừng: (0,25 đ)
- Phương hướng khắc phục: (1,5 đ)
+ Biện pháp quản lý:
• Quy hoạch sử dụng đất rừng (0,25 đ)
• Luật Bảo vệ và phát triển rừng, và các văn bản pháp quy khác (0,25 đ)
• Các chính sách về cộng đồng (0,25 đ)
+ Biện pháp kỹ thuật:
• Điều tra và thẩm định (0,25 đ)
• Trồng rừng (0,25 đ)
• Kỹ thuật khai thác sản phẩm rừng và chế biến gỗ (0,25 đ)
Câu 2. Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng dấn số và phân tích xu hướng
gia tăng dân số thế giới
- Sự gia tăng dân số phụ thuộc vào 2 quá trình: Sinh và Tử (0,5 đ)
- Hai quá trình này đều chịu ảnh hưởng bởi 2 nhóm yếu tố tự nhiên và nhân tạo (0,5 đ)
- Quá trình sinh:
+ Tự nhiên: Điều kiện khí hậu (tùy thuộc vùng phân bố) (0,25 đ)
+ Nhân tạo: • Dân trí (0,25 đ)
• Nhân tố tâm lý xã hội - Tình hình hôn nhân (0,25 đ)
• Điều kiện sống (liên quan đến tuổi thọ và kéo dài thời gian tham gia quá
trình sinh sản) (0,25 đ)
- Qúa trình tử vong:
+ Tự nhiên: Các thảm họạ thiên nhiên (0,25 đ)
+ Nhân tạo: • Chiến tranh (0,25 đ)
• Đói kém và dịch bệnh (mức sống và điều kiện y tế) (0,25 đ)
• Tai nạn (giao thông và lao động) (0,25 đ)
- Xu hướng gia tăng dân số thế giới: thế giới đang nỗ lực kìm hãm tỷ lệ gia tăng nhanh

chóng của dân số
+ Sự gia tăng nhanh chóng dân số các nước đang phát triển (0,5 đ)
+ Các chính sách và chương trình dân số đang đươc thực hiện ở các quốc gia trên thế giới
nhằm làm CÂN BẰNG DÂN SỐ (0,5 đ)
+ Các biện pháp căn bản: (0,5 đ)
+ Đánh giá/ nhận định cá nhân và giải thích (0,5 đ)
Chữ ký CBGD Đề thi kết thúc môn học
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Chữ ký của Trưởng khoa
hoặc Trưởng Bộ môn
Đề số 18
Câu 1: Khái quát hiện trạng, tình hình khai thác-sử dụng năng lượng thế giới và phướng hướng
giải quyết vấn đề năng lượng.
Câu 2: Giải thích khái niệm ô nhiễm môi trường và vấn đề kiểm soát ô nhiễm
Đáp án
Câu 1. Khái quát hiện trạng, tình hình khai thác-sử dụng năng lượng thế giới và
phương hướng giải quyết vấn đề năng lượng.
- Số liệu (0,5 đ)
- Nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng “gấp đôi” tuy nhiên cơ cấu năng lượng thay đổi nhằm
bảo đảm nguồn cung ứng (tránh gây khủng hoảng) và giảm ô nhiễm môi trường (0,5 đ)
- Nhu cầu than đá tăng do trữ lượng còn lớn đồng thời với dự báo trữ lượng dầu mỏ giảm.
Tuy nhiên cần cải tiến công nghệ để giảm ô nhiễm môi trường (0,5 đ)
- Nhu cầu dầu mỏ giảm nhanh do dấu hiệu giảm trữ lượng (tránh khủng hoảng năng lượng)
(0,5 đ)
- Khí đốt: trữ lượng còn lớn nên xu hướng sử dụng có gia tăng nhưng không lớn (0,5 đ)
- Thủy điện tăng ít do phụ thuộc điều kiện địa lý quốc gia. Các quốc gia châu Âu và Bắc
Mỹ đã khai thác hết tiềm năng, ngược lại các nước châu Phi và Nam Mỹ lại bị hạn chế về
vốn và công nghệ (0,5 đ)

- Khai thác và sử dụng năng lượng hạt nhân tăng nhằm đáp ứng nhu cầu, chủ yếu ở các
quốc gia đã phát triển. Tuy nhiên cần lưu ý về mặt an toàn (0,5 đ)
- Các nguồn năng lượng khác (bao gồm năng lượng mới như năng lượng mặt trời trực tiếp,
năng lượng gió, năng lượng song biển và địa nhiệt) sẽ gia tăng đáng kể để dáp ứng nhu cầu
(0,5 đ)
- Chiến lược năng lượng: (kết hợp thế giới và Việt Nam) (1 đ)
Câu 2. Giải thích khái niệm ô nhiễm môi trường và vấn đề kiểm soát ô nhiễm
- Khái niệm về sự ô nhiễm: (0,5 đ)
- Các nguồn gây ô nhiễm + Nguồn tự nhiên: (0,25 đ
+ Nguồn nhân tạo: (0,25 đ)
- Cách phân chia cách các nguồn gây ô nhiễm
+ Nguồn điểm: (0,5 đ)
+ Nguồn không điểm: (0,5đ)
- Các dạng chất gây ô nhiễm môi trường:
+ Các dạng chất gây ô nhiễm dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật: (0,5đ)
+ Các dang chất gây ô nhiễm khó hoặc rất khó bị phân hủy: (0,5đ)
- Biện pháp kiểm soát vấn đề ô nhiễm:
+ Các lựa chọn để giải quyết chất thải (0,5 đ)
+ Khái niệm kiểm soát ô nhiễm (0,5 đ)
+ Phương thức thực hiện (0,5 đ)
+ Tiêu chuẩn chất lượng môi trường (0,5 đ)
Chữ ký CBGD Đề thi kết thúc môn học
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Chữ ký của Trưởng khoa
hoặc Trưởng Bộ môn
Đề số 19
Câu 1: Giải thích khái niệm ô nhiễm môi trường và vấn đề kiểm soát ô nhiễm
Câu 2: Giải thích trạng thái đô thị/thành phố dựa trên nguyên lý hoạt động của hệ sinh thái.

Đô thị
Đáp án
Câu 1. Giải thích khái niệm ô nhiễm môi trường và vấn đề kiểm soát ô nhiễm
- Khái niệm về sự ô nhiễm: (0,5 đ)
- Các nguồn gây ô nhiễm + Nguồn tự nhiên: (0,25 đ
+ Nguồn nhân tạo: (0,25 đ)
- Cách phân chia cách các nguồn gây ô nhiễm
+ Nguồn điểm: (0,5 đ)
+ Nguồn không điểm: (0,5đ)
- Các dạng chất gây ô nhiễm môi trường:
+ Các dạng chất gây ô nhiễm dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật: (0,5đ)
+ Các dang chất gây ô nhiễm khó hoặc rất khó bị phân hủy: (0,5đ)
- Biện pháp kiểm soát vấn đề ô nhiễm:
+ Các lựa chọn để giải quyết chất thải (0,5 đ)
+ Khái niệm kiểm soát ô nhiễm (0,5 đ)
+ Phương thức thực hiện (0,5 đ)
+ Tiêu chuẩn chất lượng môi trường (0,5 đ)
Câu 2. Giải thích trạng thái của đô thị/thành phố dựa trên nguyên lý hoạt động của
hệ sinh thái
- Đô thị/thành phố là hệ sinh thái nhân tạo điển hình (0,25 đ)
• Thành phần: + Môi trường bị can thiệp mạnh mẽ (0,25 đ)
+ Quần xã sinh vật bị giảm thiểu tùy thuộc ý muốn của con người đặc biệt
là thành phần loài (giảm sự đa dạng - n) là thông số đặc trưng cho khả năng vững bền của
hệ sinh thái (0,5 đ)
+ Số lượng cá thể người (N) là loài tiêu thụ tăng lên không giới hạn
• Dòng thông tin điều khiển từ con người (0,5 đ)
- Nguyên lý cân bằng bị vi phạm mạnh mẽ, khái quát bằng sơ đồ sau: (0,5 đ)
Đầu vào Đầu ra
Thông tin điều khiển (0,25 đ)
+ Đầu vào: • Vật chất: ◦ Nguyên liệu thô cho hoạt động của nhà máy, xí nghiệp

(0,25 đ)
◦ Lương thực thực phẩm thỏa mãn nhu cầu dân cư đô thi
(0,25 đ)
• Năng lương: ◦ Các dạng năng lượng cung cấp cho hoạt động của đô thị
(0,25 đ)
◦ Lượng lớn trong nguồn vật chất đầu vào (0,25 đ)
◦ Lượng nhỏ E mặt trời được thực vật trong đô thị hấp thụ
(0,25 đ)
+ Đầu ra: • Vật chất: ◦ Hàng hóa với tính chất là sản phẩm của đô thi (0,25 đ)
◦ Rác thải sinh hoạt kể cả chất thải của con người, chất thải từ
hoạt động của đô thị (0,25 đ)
• Năng lượng: ◦ Lượng lớn trong hàng hóa, rác thải (0,25 đ)
◦ Nhiệt bức xạ vào không khí (0,25 đ)
- Hậu quả có thể nảy sinh: rối loạn trong hoạt động chuyển hóa năng lượng - vật chất của
hệ, các dạng ô nhiễm nảy sinh…làm giảm sút chất lượng/điều kiện môi trường tự nhiên
gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (0,5 đ)
Chữ ký CBGD Đề thi kết thúc môn học
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Chữ ký của Trưởng khoa
hoặc Trưởng Bộ môn
Đề số 20
Câu 1: Phân tích tình hình ô nhiễm môi trường về mặt hóa học và ảnh hưởng của ô nhiễm môi
trường do các tác nhân hóa học.
Câu 2: Phân tích trạng thái cân bằng của hệ sinh thái. Giải thích tại sao hệ sinh thái tự nhiên là
khuôn mẫu của sự bền vững?
Đáp án
Câu 1. Phân tích tình hình ô nhiễm môi trường về mặt hóa học và ảnh hưởng của ô
nhiễm môi trường do các tác nhân hóa học.

- Khái niệm ô nhiễm môi trường: (0,5 đ)
- Ô nhiễm MT nước do các chất hữu cơ: (đặc điểm và ảnh hưởng)
+ Các chất dễ bị phân hủy sinh học (0,5 đ)
+ Các chất khó bị phân hủy sinh học (0,5 đ)
- Ô nhiễm MT nước do các chất vô cơ: (đặc điểm và ảnh hưởng):
+ Acide và bazơ vô cơ (0,25 đ)
+ Các muối vô cơ hòa tan (0,25 đ)
+ Phân bón hóa học vô cơ (0,25 đ)
+ Các kim loại nặng (0,25 đ)
- Ô nhiễm môi trường không khí bởi tác nhân hóa học: (đặc điểm và ảnh hưởng)
+ Sản phẩm của đốt cháy nhiên liệu (0,25 đ)
+ Sản phẩm phân hủy tự nhiên (0,25 đ)
+ Kim loại nặng (0,25 đ)
+ Các chất khác (0,25 đ)
- Ô nhiễm môi trường đất bởi tác nhân hóa học:
+ Tác nhân hóa học dùng trong nông nghiệp (0,5 đ)
+ Các chất thải công nghiệp thải trực tiếp vào đất (0,5 đ)
- Một số dẫn liệu về ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi
trường (0,5 đ)
Câu 2. Phân tích trạng thái cân bằng của hệ sinh thái. Giải thích tại sao hệ sinh thái
tự nhiên là khuôn mẫu của sự bền vững?
a. Cân bằng sinh thái:
- Định nghĩa hệ sinh thái (0,25đ)
- Định nghĩa cân bằng sinh thái (0,25đ)
- Nguyên lý cân bằng năng lượng-vật chất giữa đầu vào và đầu ra của hệ sinh học (lợi dụng
tối đa): cơ chế điều hòa mật độ, hiện tượng khống chế sinh học (0,5 đ)
- Cân bằng sinh thái không phải là một trạng thái tĩnh của hệ mà là cân bằng động (0,5 đ)
- Khả năng tự thiết lập cân bằng mới là có giới hạn, đa dạng sinh học là “cái van bảo hiểm”
cho mức độ an toàn của hệ sinh thái (0,5 đ)
b. Hệ sinh thái tự nhiên là khuôn mẫu của sự bền vững:

- Phức tạp về thành phần loài, tính đa dạng sinh học cao, có nhiều mức tiêu thụ trong chuỗi
thức ăn nên nếu có một sự tắt nghẽn ở một khâu nào đó, dẫn đến làm mất cân bằng sinh
thái thì nó sẽ dễ dàng tự điều chỉnh, giữ cho hệ dễ dàng ổn định không bị đe doạ (1 đ).
- Cho ví dụ minh hoạ và phân tích ví dụ (1 đ)
- Nguyên lý cơ bản về tính bền vững của hệ sinh thái tự nhiên: Phân tích sản phẩm đầu vào
và sản phẩm đầu ra của sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân huỷ. Ví dụ:
chất thải của nhóm này là nguồn dinh dưỡng của nhóm kia. Ý nghĩa: ngăn cản sự tích luỹ
chất thải và đảm bảo hệ sinh thái sẽ không sử dụng lãng phí các thành phần thiết yếu. Tính
đa dạng sinh học càng cao thì quá trình này càng được thực hiện tốt, càng bền vững (1 đ).
Chữ ký CBGD Đề thi kết thúc môn học
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Chữ ký của Trưởng khoa
hoặc Trưởng Bộ môn
Đề số 21
Câu 1: Phân tích tình hình ô nhiễm môi trường về mặt sinh học và ảnh hưởng của ô nhiễm môi
trường do các tác nhân sinh học.
Câu 2: Hãy cho biết mối liên hệ giữa các loại tài nguyên Rừng - Đất - Nước.
Đáp án
Câu 1. Phân tích tình hình ô nhiễm môi trường về mặt sinh học và ảnh hưởng của ô
nhiễm môi trường do các tác nhân sinh học.
- Khái niệm ô nhiễm môi trường, liên hệ với ô nhiễm môi trường về mặt sinh học: (0,5 đ)
- Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường về mặt sinh học: (quản lý chất thải từ người và
tập quán sản xuất thiếu vệ sinh): (0,5 đ)
- Ô nhiễm môi trường nước về mặt sinh học:
+ Vi khuẩn gây bệnh (cho VD và tác hại) (0,25 đ)
+ Siêu vi khuẩn (virus) (cho VD và tác hại) (0,25 đ)
+ Ký sinh trùng trong nước (cho VD và tác hại) (0,25 đ)
+ Các sinh vật khác (cho VD và tác hại) (0,25 đ)

- Ô nhiễm môi trường không khí về mặt sinh học:
+ Vector: • Các vi sinh vật tồn tại trong không khí với nồng độ đủ cao (0,25 đ)
• Người dễ cảm thụ hít phải (0,25 đ)
+ Địa điểm có cơ hội phát sinh (0,25 đ)
+ Các ví dụ: (0,25 đ)
- Ô nhiễm môi trường đất về mặt sinh học:
+ Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm đất về mặt sinh học (0,25 đ)
+ Hình thức truyền bệnh – Ví dụ: (0,75 đ)
- Một số giải pháp hạn chết ô nhiễm môi trường về mặt sinh học:
+ Vệ sinh (0,5 đ)
+ Phòng dịch (0,5 đ)
Câu 2. Hãy cho biết mối liên hệ giữa 3 loại tài nguyên Rừng - Đất - Nước
- 3 loại tài nguyên này thuộc nhóm tài nguyên tái tạo, nếu khai thác quá mức thì sẽ làm suy
thoái tài nguyên do không còn khả năng phục hồi (tái tạo) (0,5 đ)
- 3 loại tài nguyên này có liên hệ mật thiết với nhau (0,5 đ)
- Rừng đóng góp vai trò cân bằng khí hậu, điều hòa nhiệt độ, ổn đinh mô hình mưa
(0,5 đ)
- Rừng với đất và nước: điều hòa dòng chảy của nước mưa trên lục địa ra biển, góp phần
điều tiết nước nên duy trì nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm. Rừng tạo nên lớp che
phủ bề mặt (thảm thực vật) bảo vệ đất chống ảnh hưởng bất lợi của nước chảy bề mặt và
tác động trực tiếp của ánh sáng. Ngoài ra sự phân hủy các vật chất hữu cơ từ rừng còn làm
giàu cho đất. Rừng còn có ảnh hưởng gián tiếp đên tài nguyên đất do ổn định nền nhiệt độ.
(1 đ)
- Nước với đất và rừng: Nước là thành phần của đất, tạo nên môi trường cho hoạt động trao
đổi vật chất trong đất dưới tác động của sinh vật, đặc biệt là nhóm sinh vật hoại sinh trong
đất. Nước là thành phần bắt buộc và là nguyên liệu cho hoạt động quang hợp của các loài
thực vật nói chung và thực vật rừng nói riêng. Việc duy trì độ ẩm ổn định của đất có vai trò
quan trọng trong sự phát triển rừng. (1đ)
- Đất với rừng và nước: Đất là giá thể cho mọi hệ thống sinh thái nói chung và rừng nói
riêng (bản thân đất cũng là hệ sinh thái). Đất có vai trò thiết yếu cho sự phát triển rừng,

mỗi loại đất có một kiểu rừng đặc trưng. Qua đó đất có ảnh hưởng gián tiếp đến tài nguyên
nước. Ngoài ra, địa hình, tính chất đất quyết định số lượng và chất lượng nước bề mặt và
cả nước ngầm. (1 đ)
- Hiên trạng cả 3 loại tài nguyên này đang bị suy thoái nghiêm trọng, de doạ sự tồn tại của
loài người. (1 đ)

×