Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cây lúa và sự phát triển - Bài 5 & 6 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.44 KB, 5 trang )

Cây lúa và sự phát triển
Bài 5: THỜI KỲ SINH TRƯỞNG SINH DƯỠNG CỦA CÂY LÚA: THỜI
KỲ MẠ
Đối với lúa gieo thẳng (lúa sạ), sau thời kỳ nảy mầm là thời kỳ cây con rồi bước
vào thời kỳ đẻ nhánh khi cây có 4-5 lá thật. Còn ở lúa cấy thì phải qua thời kỳ mạ.
Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của cây mạ có thể chia thời kỳ mạ ra 2 thời kỳ
nhỏ: thời kỳ mạ non và thời kỳ mạ khoẻ.

Thời kỳ mạ non được tính từ lúc gieo đến khi ra được 3 lá thật. Trong thời kỳ này
vì phôi nhũ tiếp tục phân giải để cung cấp cho mầm và rễ nên tốc độ hình thành
các lá đầu tương đối nhanh, vì kích thước lá còn nhỏ nên nhu cầu dinh dưỡng
không đáng kể. Mặt khác ở dưới mặt đất rễ phôi cũng bắt đầu phát triển và bước
đầu hình thành vài lứa rễ đầu tiên, số lượng rễ không nhiều. Thời kỳ này khả năng
chống chịu của cây mạ kém.

Thời kỳ mạ khoẻ tính từ khi cây mạ có 4 lá thật cho đến khi nhổ cấy. Kết thúc thời
kỳ 3 lá, cây mạ chuyển sang thời kỳ sống tự lập, chất dự trữ trong phôi nhũ đã sử
dụng hết, cây mạ phải trực tiếp đồng hoá dinh dưỡng từ môi trường để sống và
phát triển. Thời kỳ này chiều cao cây mạ tăng rõ, có thể ra 4-5 lứa rễ, do vậy khả
năng chống chịu cũng tăng lên rõ rệt.

Tuỳ thuộc vào giống, mùa vụ, phương pháp, kỹ thuật làm mạ… mà thời kỳ mạ dài
hay ngắn. Tuy thời kỳ mạ kéo dài không nhiều nhưng có ý nghĩa đáng kể trong
toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây lúa, bởi nếu tạo được mạ tốt, mạ khoẻ là làm
cơ sở cho quá trình đẻ nhánh và các quá trình sinh trưởng tiếp theo diễn ra một
cách thuận lợi.
Bài 6: THỜI KỲ SINH TRƯỞNG SINH DƯỠNG CỦA CÂY LÚA: GIAI
ĐOẠN ĐẺ NHÁNH
Sau khi cấy, cây lúa bén rễ, hồi xanh rồi bước ngay vào thời kỳ đẻ nhánh. Đây
cũng là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ đời sống của cây lúa và quá
trình tạo năng suất của cây lúa sau này.



Nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi thì sau khoảng 5-7 ngày cây lúa có thể bén rễ,
hồi xanh (trong vụ mùa, hè thu); nếu điều kiện khí hậu thời tiết bất thuận như: trời
lạnh, âm u, thiếu ánh sáng… thì thời gian bén rễ hồi xanh có thể kéo dài đến 15-20
ngày, có khi kéo dài 25-30 ngày (vụ chiêm xuân ở các tỉnh phía Bắc).

Ở thời kỳ đẻ nhánh, cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh. Thời kỳ này cây lúa tập
trung vào các quá trình phát triển của bộ rễ, ra lá và đẻ nhánh. Thời kỳ đẻ nhánh là
thời kỳ quyết định đến sự phát triển diện tích lá và số bông, do đó cần chú ý đến
các biện pháp kỹ thuật nhằm làm tăng diện tích lá để tăng khả năng quang hợp và
tăng số bông hữu hiệu là yếu tố quan trọng để tăng năng suất lúa.

×