Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khi bị đồng nghiệp chơi xấu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.14 KB, 6 trang )

Khi bị đồng nghiệp chơi xấu
Sự phá hoại của đồng nghiệp dù nghiêm trọng hay không nghiêm trọng
cũng đều ảnh hưởng đến sự nghiệp và triển vọng công việc của bạn
trong tương lai. Do vậy bạn cần phải có những phán đoán và hành động
đúng lúc, kịp thời, hiệu quả. Bạn nên cân nhắc rõ ràng hành động phá
hoại của đồng nghiệp là vô tình hay hữu ý.

Có thể đồng nghiệp của bạn không ý thức được hành động của họ là gây
hại cho bạn. Lúc đó, bạn nên nhờ sự tư vấn của những người nhiều kinh
nghiệm trong công ty giúp bạn giải quyết tình huống. Tuy nhiên, nếu
hành động gây hại của đồng nghiệp lặp đi lặp lại nhiều lần, thì bạn cần
phải lên tiếng và có những hành động cụ thể để bảo vệ bản thân.

Tự bảo vệ mình

Hãy thận trọng để bảo vệ bản thân khi bị đồng nghiệp “tấn công”.
Aubyn Peterson, nhân viên hành chính của Miss USA Pageant, khuyên:
“Trong trường hợp một đồng nghiệp cố gắng đổ tội cho bạn làm sai, bạn
phải luôn luôn lưu giữ những bằng chứng về tất cả những việc bạn làm”.
Ví dụ, lưu lại tất cả những email cùng với ý tưởng mà bạn đã đưa ra và
đóng góp cho công việc của nhóm. Hãy lưu lại tất cả các bản thuyết
trình, báo cáo công việc của bạn, để khi đồng nghiệp “chơi xỏ” bạn còn
có thể minh chứng rõ ràng cho việc mình làm.

“Bằng cách này bạn có thế sẵn sàng, tự tin trả lời tất cả những câu hỏi
khó của sếp. Cũng không nên đổ trách nhiệm cho người khác và bạn có
bằng chứng cụ thể”. Bà Aubyn Peterson cũng lưu ý rằng: “Nếu bạn nhận
thấy đồng nghiệp đang cố gắng phá cơ hội thăng chức mà bạn xứng
đáng được hưởng, bạn càng phải chứng tỏ năng lực vượt trội của mình
bằng cách làm việc thật tốt và phải tỏ cho sếp về ý muốn thăng tiến của
bạn”.



Không “ăn miếng trả miếng”

Tốt nhất nên cố gắng tránh trở thành “mục tiêu” tấn công của những
đồng nghiệp xấu tính. Đừng tức giận trả đũa theo kiểu “hàng tôm hàng
cá”. Việc làm thiếu sáng suốt này không những chẳng làm bạn bớt tức
giận mà còn khiến tình hình xấu hơn. Đừng để sự thù địch của đồng
nghiệp hủy hại hình ảnh và năng lực của bạn. Quan trọng nhất là bạn
không nên nói xấu hay lôi kéo người khác “chơi lại” đối phương của
mình trong bất kỳ trường hợp nào.

Điều đó sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng và uy tín của bạn. Richard Ogawa,
nhân viên kinh doanh và là trợ lý đặc biệt cho các sự kiện của công ty
Broadway On and Off chia sẻ: “Khi biết anh đồng nghiệp chơi xỏ tôi,
theo bản năng, tôi chỉ muốn dùng một lọ keo đổ lên ghế của anh ta.
Nhưng tôi đã kiềm chế và cố gắng giữ bình tĩnh. Tôi cho rằng cách tốt
nhất là tôi nên tránh anh ta. Tôi không cho anh ta cơ hội hại tôi lần nữa.
Tôi không phải là người nhỏ mọn và tôi thấy anh ta thật đáng thương vì
luôn phải nghĩ cách hại người khác”.

Đừng để bị lôi kéo

Những đồng nghiệp hay đó kỵ thường luôn chuyện về người họ coi là
cái gai trong mắt trên con đường thăng tiến của họ. Bạn có thể nghe
những chỉ biết vậy thôi chứ đừng để lôi vào những chuyện ngồi lê ấy.
Nếu muốn góp lời thì cũng chỉ nói những câu mang tính xây dựng không
hại đến ai, vô thưởng vô phạt thôi. Cũng đừng tham gia vào những
chuyện chính trị trong công ty như chuyện sếp này sếp nọ không giúp
bạn thăng tiến nhanh hơn. Tốt nhất là nên sống hài hòa và tập trung cho
công việc.


Hãy cười lên nào!

Luôn hài hước trong bất kỳ tình huống nào. Richard Ogawa tiết lộ bí
quyết để tránh bị căng thẳng khi gặp tình huống “chơi bẩn” như sau:
“Đừng trách móc bản thân trong khi bạn không phải là người có lỗi. Hãy
cười lên để chứng tỏ cho người đồng nghiệp kia thấy rằng, trong mắt
bạn, anh ta thật lố bịch và đáng thương”.

Cố gắng đối thoại

Khi mà cố gắng tránh hoặc hài hước cũng không xong, “bạn hãy dành
thời gian tiếp cận tình huống theo cách lôgic, không phải theo cảm tính”
– Peterson khuyên. Cần tìm hiểu nguyên nhân sâu xa khiến đồng nghiệp
ghét bạn đến mức ấy. Liệu có phải bạn đã vô tình làm điều gì không tốt
tổn hại đến người ta không? Nếu bạn tự tin vào tài thuyết phục của mình
hãy thử trao đổi thẳng với đồng nghiệp “xấu tính” đó xem sao. Bạn hãy
dùng những lời lẽ thẳng thắn và chân thành, nhất định kết quả sẽ không
đến nỗi quá tệ. Hãy chuyển hận thù thành tinh thần, gần gũi trò chuyện,
chứng minh cho họ thấy những gì họ nghĩ về bạn bấy lâu nay là sai, để
từ đó tìm thấy tiếng nói chung giữa hai người.

Nói chuyện với cấp trên

Tại sao bạn phải một mình đương đầu với mọi khó khăn?. Nếu bạn thấy
không thoải mái vì những hành động ghen ghét, đố kỵ của đồng nghiệp,
hãy nói ra điều đó với sếp của bạn. Đặc biệt trong những trường hợp mà
việc phá hoại này ảnh hưởng đến danh tiếng cũng như lợi ích của công
ty thì sếp sẽ rất sẵn lòng nghe và giúp bạn giải quyết vấn đề này. Nhưng
bạn hãy trình bày theo đúng sự thật, đừng đem những suy nghĩ cá nhân

gắn vào khiến sếp lại nghĩ bạn đang nói xấu đồng nghiệp. Như thế sẽ
không có lợi cho bạn chút nào cả. Bạn hãy cứ chân thực nói ra tất cả một
cách khách quan nhất. Chắc chắn sếp sẽ giúp được rất nhiều cho bạn. Vì
sếp là người có uy quyền và luôn biết phải làm gì để điều hòa mọi mối
quan hệ trong công ty.

Thể hiện bản lĩnh “cây ngay không sợ chết đứng”

Trong khi đồng nghiệp đang mải mê với trò đố kỵ thì bạn hãy tập trung
vào chuyên môn. Hãy dùng kết quả công việc để đáp lại mọi lời đồn
thổi. Đừng mất thời gian nghĩ ngợi lung tung, bởi đa số các đồng nghiệp
khác đều hiểu rõ bạn là người thế nào. Hãy tỏ ra mình là người rộng
lượng tha thứ không phải là kẻ chấp nhất. Thành công trong sự nghiệp
chính là vũ khí lợi hại nhất giúp bạn chiến thắng và vượt qua mọi lời đố
ky.

×