Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Xử trí ngay khi bị rắn độc cắn Vài phút sau khi bị rắn độc cắn, vết pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138 KB, 5 trang )

Xử trí ngay khi bị rắn độc cắn


Vài phút sau khi bị rắn độc cắn, vết thương đau nhức, sưng tấy, bầm tím;
sau đó phù nề và chảy máu dưới da. Tình trạng này lan ra xung quanh vết cắn;
nạn nhân bị nổi hạch khu vực.
Vài giờ sau, nạn nhân cảm thấy bồn chồn, mạch nhanh và không đều, khó thở,
đồng tử co nhỏ, vã mồ hôi lạnh, nôn ra mật và máu, tê bại chân tay, mê man, có thể tử
vong rất nhanh.
Khi bị rắn độc cắn, phải tiến hành cấp cứu ngay bằng cách buộc ga-rô tĩnh
mạch phía trên vết cắn khoảng 3-4 cm.

Chú ý ga-rô sao cho ngăn được máu tĩnh mạch chảy về tim nhưng không cản
trở lưu thông máu động mạch, tức là vẫn bắt mạch được ở đoạn chi phía dưới.

Nạn nhân cần được ủ ấm toàn thân, chườm lạnh chi bị rắn cắn, cho uống nhiều
nước chè đường hoặc nước chanh, nước râu ngô.

Cần nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện để được xử trí.

Có thể áp dụng một trong các bài thuốc y học cổ truyền sau để cấp cứu bước
đầu:

- Nhai một nhúm nhỏ thuốc lào (khoảng 4-5 điếu), nuốt nước, lấy bã đắp vào
vết rắn cắn. Trường hợp nạn nhân đã mê man, dùng 5-10 g thuốc lào hòa với nước rồi
vắt lấy nước đổ từng thìa vào miệng.

- Lấy 1-2 rễ đu đủ đực, 2 lá trầu không và 1 thìa to giấm thanh. Cho tất cả vào
miệng nhai kỹ, nuốt nước, bã đắp vào vết cắn.

- Lấy 2 lá trầu không, 2 g tỏi, 2 g gừng, 2 g vỏ quế và 1 g phèn chua nhai kỹ,


nuốt nước, bã đắp vào vết cắn.

- Lấy lá sắn dây, lá rau ngót, lá phèn đen (mỗi thứ một nắm nhỏ) nhai kỹ, nuốt
nước, bã đắp vào vết cắn. Có thể thay 3 loại lá trên bằng lá bồ cu vẽ.

Xử trí vết cắn của súc vật

Khi bị cắn, người bệnh có thể tự chăm sóc mình, nhưng cũng có lúc họ cần tới
sự giúp đỡ của nhân viên y tế. Nếu chỉ bị xây xước nhẹ, hãy xử trí như với một vết
thương nhỏ: Rửa chỗ xước bằng nước và xà phòng, bôi kem chứa kháng sinh rồi dán
băng dính y tế lên trên.

Nếu bạn chưa được tiêm phòng uốn ván trong 10 năm trở lại thì nên đi tiêm, tốt
nhất là trong vòng 48 giờ.

Cần đi khám bác sĩ trong những trường hợp sau:

- Vết cắn rất râu, da bị toác rộng hoặc chảy máu (sơ cứu trước tại nhà bằng
cách ép chặt vết thương).

- Sốt hoặc có biểu hiện nhiễm trùng (sưng, đỏ, đau, vết thương rỉ nước hoặc
bốc mùi khó chịu).

- Bị cắn bởi con vật có hành bi bất thường - biểu hiện của bệnh dại.

Trên đây là những lời khuyên của Trường Bác sĩ Cấp cứu Mỹ.

×