Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

6 bí quyết của sếp pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.13 KB, 8 trang )

6 bí quyết của sếp
Là nhà quản lý, bạn không cần phải là kẻ ghê gớm số một ở văn phòng để lèo lái
đơn vị. Bạn nôn nóng thực thi những kế hoạch vĩ đại của mình nhưng hình như đội
ngũ nhân viên không chịu nghe theo. Thế thì phải làm gì đây?

Bầu không khí làm việc trở nên im phăng phắc khi có sự hiện diện của bạn. Có lẻ
bạn không được họ yêu thích rồi!

Trong thực tế, theo kết quả một cuộc thăm dò ý kiến trên một triệu lao động ở khắp
nơi trên thế giới, nguyên nhân chủ yếu của người lao động nghỉ việc là do mối
quan hệ không tốt đẹp với cấp trên.

Dù vì lý do gì đi nữa thì việc giải quyết vấn đề ngay từ khi mới phát sinh cũng là
điều cực kỳ quan trọng. Dưới đây là những bí quyết để bạn trở thành người lãnh
đạo được yêu mến ở bất cứ nơi nào bạn đến:

1. Chú ý đến môi trường xung quanh:

Nhiều nhà quản lý không ý thức được tầm ảnh hưởng của mình đến môi trường
làm việc ở cơ quan. Những người này không biết rằng cấp dưới luôn cố giải mã
ngôn ngữ cơ thể, âm hưởng giọng nói, nét mặt của sếp để biết cách cư xử cho trái
phép. Hải Ly, một phóng viên 26 tuổi, kể rằng cô từng có vị sếp lúc nào cũng
khiến cho nhân viên bị ám ảnh về "tâm trạng" của ông.

Lúc nào mọi người cũng thăm dò xem có phải đi lánh nạn hay không. "Ông ấy đã
gieo bầu không khí đáng sợ lên cả văn phòng". Ly rùng mình kể lại. "Ông ấy sẵn
sàng hét vào mặt nhân viên và cư xử rất thất thường. Tính cách ông ấy cũng khó
đoán biết, chúng tôi không bao giờ biết sếp mình sẽ có thái độ gì".

Đừng giống ông ấy! Bạn không cần phải là bạo chúa để buộc nhân viên chăm chỉ.
Môi trường làm việc thân thiện, vui vẻ sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Đơn giản vì khi


tinh thần thoải mái, nhân viên của bạn sẽ không dành thời gian để thất vọng, chán
nản hoặc than phiền về cấp trên.

2. Khen thưởng công khai, phê bình kín đáo:

Phê bình về kết quả công việc hay cách hành xử của nhân viên dưới quyền nên
được tiến hành kín giữa bạn và nhân viên ấy mà thôi.

Những người sếp tệ có lẽ là người xem thường cấp dưới bằng việc làm bẽ mặt họ
trước đồng nghiệp khác. Dần dần, những người này sẽ đánh mất niềm tin vào giá
trị bản thân làm việc của họ.

Ngược lại, nếu bạn định khen ngợi một nhân viên vì kết quả công việc tốt thì nên
tuyên dương người đó trước mặt "bá quan văn võ". Tuy nhiên, phải hết sức thận
trọng để không gây ra ấn tượng rằng người được khen là "gà nhà" của sếp.

Một điều quan trọng nữa là bạn cũng nên chỉ cho người đó biết lý do của mình
được khen. Ví dụ: Thay vì chỉ nói chung chung: "Cậu/Cô làm tốt lắm, cứ tiếp tục
như thế nhé!", bạn nên trình bày rõ ràng: "Báo cáo đó cô/cậu làm rất tốt, phân tích
rất sắc sảo".

3. Mở rộng phạm vi quan hệ xã hội của mình:

Lãnh đạo giỏi thường là người luôn cố gắng để có ảnh hưởng với tất cả mọi người,
từ thành viên hội đồng quản trị cho đến chị lao công.

Người tạo được mối quan hệ rộng với nhiều tầng lớp xã hội sẽ có nhiều cơ hội thu
thập thêm các kỹ năng hữu ích.

Đó là vì họ được tiếp cận với nhiều kiểu người, nhiều nền tảng văn hóa khác nhau.

Từ đó, họ sẽ sở hữu không ít quan điểm, cách nhìn cởi mở hơn. Cách tốt nhất để
mở rộng mối quan hệ là hãy tham gia vào các buổi lễ, hội họp của công ty.

Ngoài ra, bạn nên tranh thủ học hỏi những kinh nghiệm nằm ngoài phạm vi xã hội,
văn hóa của mình. Học được cách nhìn mọi việc với cái nhìn của người khác sẽ
trang bị cho bạn khả năng ứng biến linh hoạt trước những vấn đề cần giải quyết.

4. Hạn chế các mối quan hệ cá nhân:

Một kiểu lãnh đạo khác cũng khiến không ít cấp dưới khó xử trước "bàn dân thiên
hạ". Đó là khi sếp tỏ ra quá thân mật với nhân viên của mình.

Đúng là bạn cần tạo cho nhân viên cảm giác rằng họ có thể tìm đến bạn bất cứ lúc
nào. Họ có thể "cầu cứu" sếp khi gặp khó khăn, nhưng duy trì tình bằng hữu quá
thân thiết với nhân viên không phải là ý hay.

Điều này đặc biệt gây khó khăn cho bạn trong việc giữ được sự công bằng khi
đánh giá kết quả công việc và mức lương, thưởng của nhân viên.

Rất khó để xác định thế nào là gần gũi hợp lý và thế nào là quá gần gũi trong mối
quan hệ cấp trên - cấp dưới. Tuy nhiên, nhà quản lý cần tự hỏi bản thân xem liệu
mình có thể thực sự vạch ra được ranh giới giữa công việc và bạn bè hay không.

Kết cục của sự thân mật quá mức này là đến lúc nào đó, các nhân viên không còn
tôn trọng cấp trên nữa. Quan hệ giữa sếp và nhân viên cũng giống như giữa đại
tướng và quân sĩ trong quân đội, cần phải có ranh giới để người ngoài nhìn vào có
thể nhận biết đâu là cấp trên, đâu là cấp dưới.

5. Hãy thương nhân viên như thể thương thân:


Cấp dưới luôn kỳ vọng rằng sếp sẽ giúp mình phát triển sự nghiệp. Là nhà quản lý,
bạn được đánh giá không chỉ bởi hiệu quả công việc mà còn ở chỗ xây dựng được
đội ngũ nhân viên ra sao.

Nếu nhân viên thể hiện tốt, chắc chắn sếp sẽ được đánh giá tốt và ngược lại.

Cẩm Xuân, 24 tuổi, trợ lý PR, có vị sếp lúc nào cũng khẳng định rằng bà luôn tạo
điều kiện cho nhân viên của mình đi đến thành công. Thế nhưng trong thực tế, bà
lại chẳng bao giờ thực hiện đúng lời đã nói.

"Sếp của tôi hay giả vờ ngó lơ nhân viên. Lúc nào bà ấy cũng chiều theo ý khách
hàng, không bao giờ từ chối các yêu sách quá quắt của họ, mặc dù chúng tôi đã
thống nhất rằng những đòi hỏi này không thể thực hiện được.

Chính điều này đã khiến chúng tôi thành những người kém cỏi, thiếu năng lực, còn
bà ấy lại trở thành một đối tác đáng mến trong mắt khách hàng".

"Chẳng một nhân viên nào thích ở lại làm thêm giờ, làm ngoài giờ để rồi cuối cùng
mọi công lao, vinh quang đều chỉ mình cấp trên hưởng", Xuân tâm sự.

Chính vì vậy, bạn cần tạo điều kiện để nhân viên chứng tỏ năng lực và quan trọng
là phải lắng nghe ý kiến, công tâm đánh giá đúng công sức lao động của họ.

Nếu bạn muốn nhân sự tôn trọng, đừng bao giờ tỏ ra tham lam, lúc nào cũng chăm
chăm vơ lấy mọi hào quang về mình.

6. Không nuôi dưỡng vây cánh trong văn phòng:

Việc làm này rất thiếu khôn ngoan nhưng không ít vị sếp lại mắc phải. Dù có kiểm
soát được việc làm của mình hay không, việc tạo bè cánh trong công ty cũng gây

nên sự phẫn uất và hạ thấp tinh thần làm việc của mọi người.

Lan Chi, 26 tuổi, nhân viên kinh doanh, kể về vị sếp cũ cực kỳ thiên vị của mình:
"Với những người bên phe của bà ấy, họ luôn được giao những việc dễ chịu, ngon
lành. Họ còn được phép đi ăn trưa, nghỉ giữa giờ lâu hơn.

Trong khi đó, những nhân viên khác chỉ đi trễ vài phút là đã bị mắng xối xả. Nếu
bạn không thuộc vây cánh của bà ấy thì tám tiếng làm việc của bạn sẽ giống như ở
địa ngục".

"Khi nhân viên được bà ta ưu ái mắc phải lỗi lớn, dù tày đình đến đâu, bà ấy cũng
chỉ phê bình kín. Còn tôi, chỉ lỡ sai sót gì đó, dù là lỗi nhỏ xíu, bạn cũng nghe thấy
tiếng hét của bà ấy từ đầu phòng bên kia. Mỗi ngày đi làm tôi đều sống trong tâm
trạng thấp thỏm không biết khi nào bị sếp gọi vào trách mắng".

Chịu không nổi, sau một thời gian, Chi bỏ việc, dù khả năng làm việc của cô rất
tốt. Sau này, Chi phát hiện ra rằng mình không phải là người "xấu số" duy nhất ở
công ty đó. Trước cô cũng có không ít nhân viên bị "thanh trừng".

Chẳng người nào muốn mình là nhân viên hạng hai chỉ vì không được lòng sếp.
Chính vì vậy, nếu muốn trở thành một vị sếp được tất cả nhân viên nể phục, bạn
phải chắc chắn rằng mọi thưởng phạt của mình thật công tâm. Hãy xem xét kết quả
công việc của nhân viên chứ đừng dựa vào sự nịnh hót và những lời đường mật mà
họ rót vào tai bạn mỗi ngày!

Theo Người Lao Động

( Thời báo Việt)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×