Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nhà Nguyễn - lịch sử thăng trầm của một dòng họ - 4 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.38 KB, 6 trang )

Nhà Nguyễn - lịch sử thăng trầm của một dòng họ
Kỳ 4: Trên miền đất dựng nghiệp
Tháng 6-1904, linh mục Leopold M. Cadière về làm quản hạt Dinh Cát (xứ Quảng
Trị).
Những năm tháng ở đây ông đã nghiên cứu về các chúa Nguyễn trong buổi đầu và
sau đó trên tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ (Bulletin de l’École Francaise
d’Extrême Orient), trong bài “Le mur de Đồng Hới” in năm 1906, Cadière cho
biết thời gian chúa Nguyễn Hoàng đến Ái Tử trong khoảng từ ngày 10-11 đến 10-
12 (dương lịch) năm 1558. 450 năm đã qua, trải qua bao nhiêu dâu bể phân tranh,
bao thăng trầm lịch sử, trên miền đất Nguyễn Hoàng chọn làm “kinh đô” khởi
nghiệp ấy còn lại gì lưu dấu tiền nhân? Còn những gì tưởng niệm tiền nhân?
Buổi đầu đất lạ
Bây giờ khách ngược xuôi trên đường thiên lý Bắc - Nam, qua khỏi thị xã Đông
Hà (nếu đi từ Bắc vào) hay vượt qua thành cổ Quảng Trị (đi từ Nam ra) sẽ gặp một
thị trấn nhỏ nằm bên sông Thạch Hãn với tấm biển đề: “Thị trấn Ái Tử, huyện
Triệu Phong”. Chúng tôi tìm về Ái Tử, dấu tích của chúa Nguyễn Hoàng không
còn nhiều ở đây nhưng vẫn còn đó những thao thức về miền đất “dung thân” của
chúa Nguyễn.
Cách Ái Tử khoảng 60km về phía nam theo quốc lộ 1A là kinh thành Huế lộng lẫy
vàng son, lưu dấu vang bóng vương triều nhà Nguyễn. Kinh đô Huế với đền đài
cung điện giờ đã là Di sản văn hóa thế giới, còn với sử sách, Ái Tử là kinh đô đầu
tiên của cơ nghiệp nhà Nguyễn, là thủ phủ khai nguyên của xứ Đàng Trong. Thời
gian gần 70 năm làm thủ phủ chưa phải là dài, nhưng ý nghĩa của miền đất này
không đo đếm bằng thời gian mà chính là những gì nó đã mang lại cho nhà
Nguyễn trong buổi “vạn sự khởi đầu nan”. Bởi vậy khi Huế được là “chính dinh”,
các chúa Nguyễn vẫn không quên tôn phong cho đất Ái Tử này là “cựu dinh”.
Mang theo câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoành sơn nhất đái,
vạn đại dung thân”, Nguyễn Hoàng lên thuyền về phương Nam với nhiều tráng
đinh, nghĩa dũng quê nhà huyện Tống Sơn (Thanh Hóa) cùng nhiều cư dân miền
Thanh Nghệ. Câu sấm của Trạng Trình đã được sử sách nhắc đến nhiều. Nhưng
sao ngày cất bước ra đi của 450 năm trước ấy, khi đã vượt qua “Hoành Sơn nhất


đái”, Đoan quận công Nguyễn Hoàng đã không hạ trại ở phía nam đèo Ngang?
Không dừng lại bên sông Gianh? Bên bờ Nhật Lệ? Hay xứ cửa Tùng phì nhiêu
màu mỡ mà lại đi sâu vào miền Ái Tử bốn bề cát trắng chơ vơ?
Đại Việt sử ký toàn thư bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697) viết về cuộc ra đi
này chỉ mấy dòng ngắn ngủi: “Mậu Ngọ - tháng mười, thái sư Trịnh Kiểm vào
chầu dâng biểu tâu xin sai con thứ của Chiêu Huân tĩnh công (tức Nguyễn Kim) là
Đoan quận công Nguyễn Hoàng đem quân vào trấn thủ xứ Thuận Hóa để phòng
giặc phía đông”.
Học giả Phan Khoang trong Việt sử xứ Đàng Trong viết chi tiết hơn: “Đoan quận
công và đoàn tùy tùng từ cửa Việt lên sông Quảng Trị, đóng dinh tại làng Ái Tử.
Năm ấy ông 34 tuổi. Khi Đoan quận công mới đến Ái Tử, dân sở tại đem dâng bảy
vò nước trong. Nguyễn Ư Dĩ (quan thái phó, cậu ruột của Nguyễn Hoàng) nói với
Đoan quận công rằng: Ấy là điềm trời cho ông nước đó!”.
Tìm dấu miếu xưa
Dấu vết dinh xưa nay đã tuyệt mù tăm tích. Nhưng cạnh bờ sông, gần sân bay Ái
Tử vẫn còn địa điểm một ngôi miếu thờ lưu dấu chiến công của Nguyễn Hoàng
trong trận đánh tướng nhà Mạc là Lập Bạo vào năm 1572.
Huyền tích kể rằng Lập Bạo vốn là một tướng tài của nhà Mạc, giỏi về thủy chiến,
đưa 60 binh thuyền từ Hải Dương vượt biển lên sông Ái Tử đánh cướp. Thế giặc
mạnh, Nguyễn Hoàng đem quân ra bờ sông chống giữ, đêm ấy nằm mộng thấy
một người đàn bà mặc áo xanh hiện ra bảo rằng muốn diệt tướng giặc hãy dùng
mỹ kế. Vừa tỉnh giấc thấy một tì nữ là Ngô Thị nhan sắc xinh đẹp bước vào. Sực
nhớ giấc mộng, Nguyễn Hoàng sai Ngô Thị mang lễ vật đến dâng cho Lập Bạo
cầu hòa. Thấy Ngô Thị xinh đẹp, Lập Bạo mê thích nhưng giả bộ cả giận nói rằng:
“Ngươi đến đây làm mồi nhử ta chăng?”. Ngô Thị uyển chuyển ứng đáp, rồi dụ
Lập Bạo theo mình đi vào nơi quân của Nguyễn Hoàng mai phục. Lập Bạo biết bị
lừa nên lao xuống sông.
Vốn là tướng giỏi bơi lặn khó bề bắt được, nhưng Lập Bạo lặn đến đâu thì trên
mặt nước có con chim bay tới đó cất tiếng kêu “trảo trảo” như chỉ đường cho quân
Nguyễn. Lập Bạo bị bắt, quân nhà Mạc tan tác. Nhớ ơn thần sông giúp rập,

Nguyễn Hoàng cho lập đền thờ tại bờ sông Ái Tử, phong là “Trảo Trảo Linh Thu
phổ trạch tướng hựu phu nhân”, dân trong vùng gọi là miếu Trảo Trảo. Dấu tích
miếu này còn trong một tấm hình ở tạp chí B.A.V.H (Đô thành hiếu cổ).
Những huyền tích trong buổi đầu khởi nghiệp có thể là một cách để gầy dựng
thêm lòng tin trong dân gian, giúp cho việc mưu cầu đại nghiệp. Còn vai trò của
Nguyễn Hoàng với đất này sử sách còn chép rõ. Nhiều tư liệu lưu đến bây giờ cho
thấy dưới thời Nguyễn Hoàng đóng thủ phủ ở miền Quảng Trị, cảng Cửa Việt đã
từng sầm uất đô hội. Ngay từ thời đó đã thiết lập thư từ bang giao buôn bán với
Nhật Bản. Vết tích trên bến dưới thuyền một thời vang bóng vẫn còn lưu dấu,
những gạch đá xây thành vẫn im lặng nhắc nhở, cả pho tượng đồng nguyên vẹn
chân dung Thái phó Nguyễn Ư Dĩ.
Hóa ra vẫn còn rất nhiều dấu vết của Nguyễn Hoàng nơi làng Trà Liên, xã Triệu
Giang, huyện Triệu Phong - xưa kia đây chính là dinh trấn Trà Bát. Năm 1600
Nguyễn Hoàng đã dời thủ phủ từ Ái Tử về đây. Trà Bát là cái gạch nối giữa
Nguyễn Hoàng (với 13 năm đóng đô ở đây đến lúc mất - năm 1613) và người con
trai thứ sáu của ông - chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đóng đô thêm 13 năm nữa,
trước khi dời thủ phủ vào Phước Yên (Quảng Điền) năm 1626.
Xác lập và bảo vệ chủ quyền trên biển
Các chúa Nguyễn đã lập hải đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải để khai thác quần đảo
Hoàng Sa (còn gọi là quần đảo Vạn Lý Trường Sa vì lúc đó hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa còn được xem là một dãy đảo dài vạn dặm), cù lao Côn Lôn và
các đảo phía Hà Tiên. Việc làm này đã xác lập chủ quyền của nước ta đối với các
hải đảo nói trên.
Năm 1702, quân Anh chiếm quần đảo Côn Lôn. Năm sau, trấn thủ Trương Phúc
Phan nửa đêm đưa lính đánh đuổi quân chiếm đóng ra khỏi quần đảo.

×