Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.12 KB, 5 trang )

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ
NHIÊN VIỆT NAM
I. GIAI ĐOẠN TIỀN CAMBRI
- Cách nay 2 – 3 tỷ năm, kết thúc cách nay 570 triệu năm
- Qua thời gian dài hàng tỷ năm với nhiều vận động kiến tạo ( nâng lên, hạ
xuống ) nối tiếp nhau đã biến vỏ lục địa Đông Nam Á từ vỏ đại dương thành
lục địa bao gồm các vận động.
+ Nâng lên làm cho đại dương trở thành lục địa
+ Tách giãn biến lục địa thành đại dương
- Kết quả: làm cho vỏ lục địa Đông Nam Á bị xáo trộn, bị macma xâm nhập,
trầm tích và biến chất nhiều lần làm cho ngày nay vỏ lục địa Đông Nam Á
rất phức tạp. Lớp phủ địa chất dày và được sắp xếp cơ bản.
+ Cuối cùng là lớp đá Gnai
+ Tầng giữa là đá hoa và diệp thạch kết tinh.
+ Trên cùng là đá biến chất yếu và granit
II. GIAI ĐOẠN CỔ KIẾN TẠO
Cách nay khoảng 570 triệu năm và kết thúc cách nay 65 triệu năm bao gồm
các thời kì nâng và sụp với nhiều pha xâm nhập phun trào. Chia ra 4 chu kì.
1. Chu kì Calêdoni:
Chu kì này diện ra từ Cambri đến Silua dài 175 triệu năm và kết thúc cách
nay 395 triệu năm. Gồm 2 phần:
– Pha trầm tích ( sụp võng trầm tích lắng đọng ): xảy ra vào Cambri đến
Ođovic trung. Kết quả: hình thành lớp trầm tích vôi và chứa vôi.
– Pha uốn nếp ( nậng lên ): xảy ra từ Odovic trung đến Silua thượng. Kết
quả: mở rộng khu Việt Bắc và hình thành cánh cung duyên hải. Riêng ở địa
máng Trường Sơn bị sụp võng và lắng đọng trầm tích hình thành các loại đá
trầm tích như : đá sét ( diệp thạch ), cát kết, đá vôi. Riêng Trung và Nam bộ
hình thành đứt gẫy Xêcông và rãnh Nam Bộ
2. Chu kì Hecxini
– Diễn ra từ Devon hạ đếm Permi thượng cách nay 395 triệu năm trải 170
triệu năm và kết thúc cách nay 225 triệu năm.


– Kết quả:
+ Miền Bắc có hiện tượng sụp lún và biển tiến vào, từ đó hình thành các loại
đá sét, cát kết, đá vôi, dẫn đến hình thành các khu vực núi đá vôi và địa hình
Karst ở miền Bắc Việt Nam. Tập trung nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn,
Việt bắc…
+ Miền nam chu kì Hecxini diễn ra xung quanh khối nho Kontum. Ơû phía
Bắc tạo thành những uốn nếp tiền đề để hình thành nên dãy TS bắc. Phía
nam uốn nếp hình thành vùng núi cao của cực nam trung bộ trong đó có
nhiều đỉnh trên 2000m. cấu tạo chủ yếu là đá granit và riôlit.
3. Chu kì Indosini
– Kéo dài 40 triệu năm suốt từ Triat hạ đ61n thượng là chu kì quan trọng
nhất vì kết thúc chu kì này địa hình VN cơ bản đã hình thành xong, chấm
dứt chế độ địa tào, địa máng ở VN
– Kết quả:
+ Ở miền Bắc: chu kì Indosini không mạnh lắm, chỉ một vài sụt lún nhỏ hình
thành một ít trầm tích ờ Sông Hiến và An Châu. Song song đó là một ít phun
trào Riolit ở Việt Bắc và Đông Bắc.
+ Ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: chu kì Indosini hoạt động mạnh nhất tập
trung ở địa máng sông Đà, Cả, hình thành nên lớp trầm tích dày 6000m.
Trong đó nhiều nhất là trầm tích cát kết và đá vôi.
+ Ở miền Nam: ở khu vực Kontum và cực Nam Trung Bộ diễn ra các hoạt
động rất mạnh như nâng lên, đứt gẫy, sụp võng… Trong đó chủ yếu là nâng
lên ở Kontum và cực NTB, sụp võng ở An Điềm và Đông Nam Bộ, hình
thành đứt gẫy Xê Công, tách lục địa Đông Nam Á thành 2 phần khác nhau.
4. Chu kì Kimêri
– Xảy ra từ Jura đế Creta: là chu kì bổ khuyết cho 3 chu kì trên với những
uốn nếp nhẹ kèm theo macma như là phun trào rioli ở Cao Bằng, Lộc bình,
Tam Đảo và xâm nhập granit ở Phiaya, phia – uắt. Miền Nam có phun trào
riolit ở Qui Nhơn, Vũng Tàu, Langbian.
– Như vậy chu kì Kimêri diễn ra từ bắc vào Nam nhằm hoàn thiện các chu kì

trước đó, đánh dấu sự chấm dứt chế độ địa tào, địa máng và chuyển sang
giai đoạn mới : giai đoạn lục địa.
III. GIAI ĐOẠN TÂN KIẾN TẠO
1. Giai đoạn bán bình nguyên:
Bắt đầu từ Paleogen đến Oleogen qua 40 triệu năm cách nay 25 triệu năm.
Chủ yếu là quá trình ngoại lực như: xâm thực, bốc mòn, rửa trôi làm hạ thấp
địa hình, biến địa hình cổ kiến tạo thành địa hình bán bình nguyên gợn
sóng.
2. Tân kiến tạo: ( TKT )
– Bắt đầu từ Neogen cách nay 26 triệu năm cụ thể là từ Mioxen là một giai
đoạn cực kì quan trọng vì địa hình VN và TG ngày nay do Tân Kiến Tạo
hình thành.
– Qua 40 triệu năm được củng cố vững chắc bởi quá trình bán bình nguyên
hoá sang giai đoạn TKT địa hình ít bị biến đổi mà chủ yếu là kế thừa và
nâng cao thêm dựa trên cơ sở địa hình cũ là chủ yếu ( Địa hình VN mang
tính cổ kiến tạo và TKT vì địa hình được hình thành qua hàng loạt giai đoạn
từ cổ kiến tạo đến Mioxen diễn ra quá trình TKT dựa trên nền cổ kiến tạo
cũ ).
– Vai trò :
+ TKT đã tạo nên tính chất phân bậc của địa hình VN
+ TKT hình thành nên các vùng sụp võng là tiền đề hình thành các đồng
bằng châu thổ.
+ TKT đã hồi sinh các đứt gẫy cũ là tiền đề để hình thành các hệ thống sông
lớn ở VN.
+ Tạo nên các hiện tượng phun trào bazan hình thành các cao nguyên bazan
màu mỡ ở VN
+ TKT nâng cao địa hình cao lên thành địa hình trẻ ( đỉnh nhọn sườn dốc ),
làm trẻ hoá hệ thống sông ngòi, làm cho địa hình bị chia cắt sâu sắc. Ta có
thể chia TKT thành các chu kì :
a. Chu kì 1:

– Bắt đầu từ Mioxen hạ có hai quá trình hoạt động.
– Hình thành một số đứt gẫy mới và tái sinh một số đứt gẫy cũ dọc theo sông
Hồng, Chảy, Lô cũng như ở Tây Nguyên và Tây Bắc, bồi đắp trầm tích
Mioxen.
– Nâng địa hình cao lên 1500 – 1800m làm cho Phansipăng đạt độ cao 2100
– 2200m và ngày nay người ta thấy nhiều trầm tích Mioxen ở Sapa ( Sapa –
Chu kì 1 ).
b. Chu kì 2:
Bắt đầu từ Mioxen thượng kế thừa các hoạt động của chu kì 1, khơi sâu các
đứt gẫy dọc theo sông Hồng, Chảy, Lô và nâng địa hình cao thêm 1000 –
1400m. riêng khu vực Đà Lạt nâng lên 1500m ( Đà Lạt – chu kì 2 ).
c. Chu kì 3: ( chu kì mạnh nhất )
Bắt đầu từ Plioxen hạ, chủ yếu là nâng địa hình. Tây Bắc thêm 1200 –
1500m và hình thành các dãy núi cao trên 3000m ở VN. Các nơi khác nâng
yếu hơn: Tây Nguyên, Di Linh, Bảo Lộc nâng 600 – 900m ( Phansipăng –
Di Linh – Bảo Lộc – chu kì 3 )
d. Chu kì 4:
Bắt đầu từ Plioxen thượng ở miền Bắc hình thành cao nguyên Cao Bằng,
Lạng Sơn và các đứt gẫy dọc theo các cao nguyên này. Đồng bằng Bắc Bộ
bị sụp võng và hình thành đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Miền Nam bị sức ép
mãnh liệt nâng cao địa hình 600 – 900m kèm theo phun trào dung nham
bazan ở Tây Nguyên. ( Đồng bằng Bắc Bộ – Tây Nguyên – Chu kì 4 )
e. Chu kì 5:
Diễn ra vào Pleixtoxen hạ gồm 1 số vận động kiến tạo: sụp lún và phun trào
bazan ở Đông Nam Bộ, Vĩnh Linh, Do Linh, Cam Lộ, đồng bằng Sông Cửu
Long bị sụp võng hình thành ĐBSCL ( ĐNB – ĐBSCL – chu kì 5 )
f. Chu kì 6:
Bắt đầu từ Pleixtoxen thượng kéo dài đến Holoxen ngày nay gồm các vận
động:
– Nâng nhẹ địa hình tạo thành các thềm phù sa cổ ( Củ Chi, Hóc Môn, Tây

Ninh, Long Thành,…), kèm theo phun trào bazan trẻ ở La Bảo, La Ngà,
Định Quán, Quảng Ngãi.
– Có hiện tượng kiến tạo ở ngoài khơi hình thành các hố sụp sâu đến 4000m,
trung bình là 2000m và 1 núi lửa yếu hoạt động ở ngoài khơi Nha Trang
( 1923 ) hình thành đảo Hòn Tro.
– Có hiện tượng biển tiến do băng tan làm một số vùng ven biển biến thành
đảo, bán đảo, quần đảo, vịnh biển.
→ Qua đó ta thấy chu kì 6 hoạt động chủ yếu là ở ngoài khơi biển Đông,
trong đất liền rạt yếu. Ngày nay, vần còn đang hoạt động bằng những trận
động đất nhẹ ở ngoài khơi, trong lục địa, các suối nước nóng ở Tây Bắc, Tây
Nguyên, Duyên Hải, chứng tỏ các hoạt động của dung nham trong lòng đất
vẫn còn ảnh hưởng đến lớp vỏ địa lí VN.
(ST)

×