Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Lịch sử Việt Nam từ thời tối cổ đến thế kỷ 10 sau Công nguyên- 1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.38 KB, 6 trang )

Lịch sử VN từ thời tối cổ đến thế kỷ 10 sau CN
1
I. Đại Cương Về Người Việt
Ạ. Nhân chủng
Người Việt có màu da ngà và đa số có máu loại O và RH+ (rê giút dương)
(80%); có nhiều huyết sắc E nên cơ thể có sức chịu đựng bền bỉ và thích ứng dễ
dàng với các loại thời khí cùng các thực phẩm khác biệt.
Râu và tóc đen, tiết diện tròn nên có dáng thẳng. Về già, râu tóc đổi thành mầu
bạc (trắng).
Mắt có dáng ngang, hơi chéo lên ở phía dưới mi mắt dưới. Độ chéo ở đuôi mắt
đối với đường ngang từ đầu mắt trung bình từ 3 độ tới 5 đô Con ngươi thường có
mầu đen hoặc nâu sậm. Mi mắt dưới có bầu dài theo mắt (gọi là ngoạ tầm) (chi tiết
này là một trong các đặc điểm nhân chủng của người Việt). Mí mắt trên có hai mí.
Độ dầy căn bản của mắt bằng độ phẳng hợp bởi xương mi và xương gò má.
Khuôn mặt có cằm trung bình, xương hàm không tọ Đa số người Việt có sống
mũi hơi trũng (gẫy) ở khoảng ngang hai mắt. Hệ thống xương đầu có chỉ số 80
(đầu tròn).
Các trẻ em mới sinh có bớt mầu chàm ở lưng, từ khoảng ngang thắt lưng tới
vùng cuối xương sống (chi tiết này cũng là một trong các đặc điểm nhân chủng
của người Việt).
Người Việt có môi thuộc loại có nét (vành môi rõ rệt) và độ dầy trung bình, môi
dưới thường nhỉnh hơn môi trên. Độ dầy trung bình bằng 1/4 bề ngang (chiều rộng
của miệng ngậm).
Răng to và dài vừa phảị Bề mặt bộ răng thường xếp không phẳng. Từ đầu thế
ký? 20 trở về trước hầu hết dân Việt nhuộm răng đen.
Người Việt có dáng điệu bình thản và tinh nhanh. Khổ người trung bình, bề cao
của nam giới khoảng 1 thước 65 và nữ giới khoảng 1 thước 58. Bề cao thay đổi
tuỳ điều kýện sinh hoạt và ẩm thực.
B. Y phục, di chuyển và thực phẩm
Y phục của người Việt thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh sinh hoạt và địa lý.
Từ đầu thế ký? 20 trở về trước, thường ngày đa số dân chúng mặc quần, áo


ngắn, gọn gàng, mầu xẫm gần với mầu đất, mầu vỏ cây hoặc lá. Đội đầu gồm có
khăn và nón. Trong các lễ nghi, y phục thường dài, rô.ng.
Di chuyển trên bộ thường đi chân, cưỡi ngựa hoặc dùng xe kéo bằng trâu, bò
hay ngựạ Cũng có khi dùng cáng, kýệu do người khiêng.
Trên nước di chuyển bằng thuyền. Có nhiều loại thuyền, thường thường làm
bằng tre và gỗ. Loại thuyền gỗ bọc đồng dùng cho quân độị Kiểu thuyền tuỳ thuộc
vào nhu cầu và diện tích của vùng nước (sông hay biển). Y phục và phương tiện di
chuyển thay đổi nhiều từ khi Việt nam tiếp xúc với các quốc gia ký~ nghệ Âu Mỹ,
nhưng vì dân chúng Việt nam sống trong hoàn cảnh kỹ thuật chậm tiến và nghèo
khó nên các loại phương tiện hiện đại không được đầy đủ. Thực phẩm chính của
người Việt là lúa gạọ Trong bữa ăn hàng ngày, cơm là thức ăn chính rồi kế tiếp là
nước mắm, rau, cá, thịt
C. Trí Tuệ
Người Việt có đời sống tâm linh cao. Quý trọng đạo đức hơn vật chất. Biết quân
bình tình và lý. Thông minh, trí nhớ bền; có khả năng thích ứng với mọi hoàn
cảnh. Người Việt nói cùng một thứ ngôn ngữ tiếng Việt nhưng thay đổi đôi chút
tuỳ theo không gian (địa phương) và thời gian.
II. Địa lý và quốc hiệu
Diện tích lãnh thổ và quốc hiệu thay đổi nhiều lần trong lịch sử dân Việt.
Địa bàn sinh hoạt căn bản là vùng châu thổ Bắc Việt, định giới bởi Bắc Sơn và
Hoà Bình.
Vào niên đại vua Kinh Dương, năm 2879 tr.D.L., với quốc hiệu Xích Quỷ, địa
bàn quốc gia rộng lớn, phía bắc tới sông Dương tử (cả vùng hồ Động Đình), phía
nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái
Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, thuộc nước Tàu ngày nay). Về sau
do sự lấn áp võ dõng của du mục Hoa tộc, Việt tộc lui dần về địa bàn gốc. Đánh
dấu bằng các niên đại vua Hùng với tên nước là Văn Lang. Năm chót của niên đại
này là năm 257 tr.D.L. Rồi tên nước liên tiếp thay đổi và địa bàn quốc gia bành
trướng về phía nam. Tên nước gọi là Việt Nam có từ năm 1802. Địa bàn quốc gia
hiện tại, bắc giáp Trung Hoa, nam là mỏm Cà Mâu giáp biển đông, tây giáp Ai

Lao và Cam Bốt, đông giáp biển đông.
III. Đại cương về văn hóa Việt tộc
Việt Nam là một nước văn hiến từ lâu. Văn hoá Việt đã đạt mức cao cả từ xa
xưa nên đủ uy lực để bảo tồn được Việt tính và giữ vững sự trường tồn của dân
tộc. Văn minh Việt là nền văn minh nhân tính, đó là đặc trưng của văn minh nông
nghiệp. Lý chính của văn hoá Việt là tâm linh, là sự quân bình tình lý. Văn hoá
Việt là nền văn hoá nhân chủ, đạt được ý thức hoà giữa người, trời và đất. Đạt
được lý nhân hoà, thích ứng được siêu nhiên và cụ thể. Nhưng sau nhiều thăng
trầm của lịch sử, lớp vỏ của nền văn hoá Việt đã bị sứt mẻ bởi các nền văn minh
du mục phương bắc và văn minh phù động tây phương cố sức đập phá, tuy vậy sự
phá phách này chỉ mới làm sứt mẻ được lớp vỏ mà thôi.
Chương Hai
I. Thời đại Thái cổ (trước Thế Kỉ 29 tr.D.L.)
Từ thời rất xa xưa có những bộ lạc cư trú tại vùng bao quanh châu thổ sông
Hồng. Lúc đó châu thổ còn là vịnh biển, mực nước cao hơn hiện nay 50 thước.
Các bộ lạc tiền sử sống rải rác trên vùng cao (có mức thấp nhất là cao hơn mức
nước biển hiện tại 50 thước), từ bắc Trường Sơn tới Hoàng Lyên Sơn và bao ra
biển ở các rặng Bắc Sơn, Ngân Sơn và quanh các nơi có cuồng lưu nước ngọt.
Khoảng thời gian đó cách nay chừng một triệu năm. Mãi về sau có hai trung tâm
phát triển mạnh là Hoà Bình và Bắc Sơn. Thời gian ấy cách nay khoảng từ 60
ngàn năm tới 40 ngàn năm.
Các người tiền sử sống bằng săn thú và hải sản. Phương tiện lúc đầu là tay chân,
sau biết dùng xương thú vật làm tăng khả năng của tay để phát triển lượng số thực
phẩm. Dần dần người tiền sử biết dùng lửa, nhờ đó đời sống quy củ hơn.

×