Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TIỂU LUẬN BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.93 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA TIỂU HỌC MẦM NON
…… 0O0O0……
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Vinh Hiển
SV thực hiện : Trần Thị Phương Hiếu.
Lê Thị Thanh Tuyền.
Lớp : SPMN 2A
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vì bệnh tiêu chảy cấp là bệnh rất nguy hiểm đối với trẻ em nó có thể làm
cho trẻ em suy dinh dưỡng,mất nước nhiều và có thể sẽ dẫn đến tử vong cho
trẻ nhỏ.Bệnh này còn rất dễ lây lan vì thế nên em làm đề tài này nhằm mục
đích tuyên truyền cho mọi người về mức độ nguy hiểm của nó và cũng để
cho mọi người biết cách sử lý,chế dộ ăn uống cho trẻ khi bị bệnh và cũng
nhằm mục đích cho mọi người biết cách phòng tránh được căn bệnh này.
II.NỘI DUNG:
1. Định nghĩa:
- Trẻ em nếu có triệu chứng đi đại tiện nhiều lần(trên 3 lần 1 ngày)và
tính chất phân có thay đổi: phân loãng,nhiều nước.bệnh ỉa chảy cấp thường
diễn ra dưới 5 ngày,nếu trên 2 tuần là ỉa chảy kéo dài.
2. Nguyên nhân:
- Thường do ăn và uống phải thức ăn,nước uống bị nhiễm khuẫn hoặc
tiếp xúc vói phân của người mắc bệnh.
- Yếu tố thuận lợi để cho bệnh phát triển làdo không rửa tay trước khi
ăn, ăn rau sống rửa không sạch,uống nước lả chứa nhiều vi khuẩn gây
bệnh.Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ hoặc mắc một số bẹnh như
sởi,suy dinh dưỡng…
3. Bệnh cảnh lâm sàng:thay đổi tùy theo mức độ nặng nhẹ.


- Hội chứng tiêu hóa: ỉa chảy,phân loãng,nhiều nước, đi nhiều
lần)có khi 15-20 lần/ ngày).Phân mùi chua hoặc khó ngửi,có
nhiều mũi nhày hoặc có máu,có thể nôn.
-
Mất nước điện giải nhẹ:quấy khóc,vật vã hoặc lờ đờ,khát nước,nước
tiểu giảm khối lượng,khóc không có nước mắt,mắt trũng,miệng khô,thở
nhanh,sâu hơn bình thường,mạch nhanh,nhỏ,thóp lõm,huyết áp tụt.Có thể
sốt hoặc không.
 Cách xử trí khi trẻ bi tiêu chảy cấp:
Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở trẻ em.biểu hiện của bệnh là: nôn,
đi ngoài phân long tóe nước trên 3 lần/ngày,có thể kèm theo đau
bụng,sốt,chán ăn mệt mõi khát nước,….
- Tiêu chảy cấp còn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật,tử vong ở
trẻ em hoặc để lại hậu quả dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng
và phát triển của trẻ em.
- Bốn sai lầm thường gặp trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em là:
• Dùng thuốc chống nôn,cầm đi ngoài như cho trẻ ăn lá
ổi,hồng xiêm xanh…thât sư trẻ cầm đi ngoài ngay nhưng đó chỉ
là khỏi bệnh giả tạo rồi sau đó nó sẽ để lai hậu quả là khiến cho
bệnh lâu khỏi,thậm chí bệnh còn nặng lên.
• Tự dùng thuốc kháng sinh và hậu quả là làm rối loạn
thêm vi khuẩn chỉ(vi khuẩn có lợi)trong đường tiêu hóa của trẻ
làm tiêu chảy kéo dài,trẻ hấp thu chất dinh dưỡng càng kém.
• Kiêng khem:nhiều bà mẹ sẽ cho trẻ kiêng
thịt,trứng,sữa,cá…Hậu quả là trẻ bị tiêu chảy,khả năng hấp
thụ đã bị kém đi,lại ăn thức ăn thiếu dinh dưỡng nên không
có đủ năng lượng để chống đỡ với bệnh tật.
• Bù dịch và điện giải không đúng:ngừng cho trẻ bú chỉ cho
trẻ uống nước đường hoặc cho uống ORS không đúng
nồng độ qui định.

- Hậu quả là không bù được nước và điện
giải,trẻ càng mất nước nhiều hơn,tình trạng nặng lên nhanh chống.
5.Xử trí đúng khi trẻ bị tiêu chảy là vấn đề mọi bà mẹ cần nắm vững:
- Điều trị tại nhà nếu trẻ mất nước ở mức độ A: nghĩa là mất nước
nhẹ,trẻ tỉnh,khóc có nước mắt,mắt không trũng,uống nước(bú)bình
thường,lưỡi ướt.Có thể cho trẻ uống nước và điện giải nhiều hơn bình
thường,có thể dùng các dung dịch pha chế tại nhà như: oresol,nước
cháo muối,nước gạo rang…
- Đưa ngay đến bệnh viện khi:
• Trẻ có dấu hiệu mất nước ở mức độ B: nghĩa là mất nước
ở mức độ hơi nặng,trẻ quấy khóc trẻ kích thích,khóc không
có nước mắt,lưỡi khô,khát (bú háo hức).
• Trẻ có dấu hiệu mất nước ở mức độ C: nghĩa là trẻ ngủ li
bì,mệt mõi,mệt lã,mắt rất trũng và khô,khóc không có
nước mắt,uống kém hoặc không thể bú được.
6. Cách điều trị:
- Bồi phụ nước điện giải bằng các đường uống,tiêm truyền tĩnh mạch
hoặc dùng ống thông mũi-dạ dày.
- Một số dung dịch để uống: ORS một gói pha trong đúng một lít nước
sôi để nguội cho uống trong 1 ngày.Nếu chưa có sẵn gói oresol,có thể
dùng 1 thìa café muối (3,5g),8 thìa café đường (40g)pha vào 1 lít nước
hoặc dùng bột gạo nấu thành nước cháo: bột gạo 50g (5 thìa canh),muối
3,5g (1 thìa café),1 lít nước, đun sôi 2-5 phút.Cho thêm vài thìa nước
quả vào cháo để bổ sung kali.
- Một số dung dịch tiêm truyền: huyết thanh 9%oo,gulucôza 5%,lactar
ringer…
- Dinh dưỡng: không nên kiêng khem tránh thiếu hụt chát dinh
dưỡng.Ngay sau khi bồi phục nước điện giải,có thể cho trẻ bú và ăn
ngay.Những trẻ nuôi bằng sữa mẹ sau khi bù đủ nước điện giải,cho trẻ
ăn sữa loãng hơn bình thường hoặc cho ăn sữa pha với oresol (1/3 sữa

với 2/3 ORS).Dần dần cho ăn theo chế độ bình thường,khi trẻ khỏi bệnh
mỗi ngày cho ăn thêm một bữa trong một tuần để lấy lại sức.
- Kháng sinh: chỉ nên dung trong 1 số trường hợp: Ampicillin,Sunpha
methoxazole hoặc Acid nalidicique…
7. Chế độ ăn trong khi trẻ bị tiêu chảy cấp là :
* Cách cho trẻ uống :
- Trẻ dười 2 tuổi cho trẻ uống từng ngụm bằng cốc.Nếu trẻ nôn,đợi 10
phút sau rồi tiếp tục cho uống,nhưng cho uống chậm hơn,uống từng
thìa cách nhau 2- 3 phút.
* Chế độ ăn:
- Rửa tay sạch sẽ tước khi chăm sóc trẻ để phòng bệnh tiêu chảy.
- Mặc dầu trong thời gian bị tiêu chảy cấp, quá trình hấp thu thức ăn có
giảm hơn bình thường,nhưng vẫn hấp thu qua ruột 60%,do vậy trong
suốt quá trình tiêu chảy cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần,không được bắt
trẻ nhịn,kiêng khem,thì trọng lượng cơ thể sẽ tiếp tục tăng với tốc độ
gần như bình thường.Nếu không ăn đủ khẩu phần trẻ sẽ bị sụt cân dẫn
đến suy dinh dưỡng.
* Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy:
- Gạo,khoai tây.
- Thịt gà nạt,thịt lợn nạt,cá nạt.
- Sữa đậu nành,sửa chua,sữa có ít hoặc không có lactoza.
- Dầu thực vật.
- Cà rốt,hồng xiêm,chuối,táo.
• Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ : tiếp tục cho bú mẹ bình
thường và tăng số lần bú.
• Trẻ trên 6 tháng tuổi: ngoài sữa mẹ và sữa thay thế cần
cho trẻ ăn them nhiều lần và từng ít, một số thức ăn giàu chất
dinh dưỡng như: thịt,cá,trứng…Cho ăn them quả chín hoặc
nước quả như: chuối,cam,xoài, đu đủ,hồng xiêm…để bổ sung
Vitamin C và Kali.

* Các thực phẩm không nên dùng:
- Các loại nước giải khát,các loại thức ăn có chứa nhiều đường.
- Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều sơ hoặc ít chất dinh dưỡng
như:các loại rau thô ( măng,rau cần ),tinh bột nguyên hạt ( ngô, đỗ )
khó tiêu hóa.
* Số lượng thức ăn: cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt,trẻ nhỏ
cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn.
* Sau khi khỏi tiêu chảy: để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh
dưỡng cần cho trẻ ăn them mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.
8.Các triệu chứng:
- Nếu bé bị tiêu chảy,sốt cao,bỏ ăn, ăn vào là nôn thì mẹ cũng cho bé
đến bệnh viện ngay.
- Bé bị đau bụng quằn quại,kèm theo tiêu chảy,phân toé nước và đi
nhiều lần trong ngày.
- Bé có thể bị nôn,sốt.
- Nếu bé có triệu chứng sốt cao trên 39 độ C, đi ngoài 10-15 lần/phút
(phân lõng,nhiều nước,nhiều khi có nhầy,nôn liên tục),mẹ nên đưa
bé đi khám bác sĩ ngay. Đó có thể là triệu chứng của hiên tượng tiêu
chảy cấp.
9.Cách phòng bệnh:
- Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong tháng đầu,cho ăn them 6
tháng: sữa mẹ bảo đảm vệ sinh, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, có
chứa kháng thể để tăng cường miễn dịch mà chi phí lại thấp.
- Cho trẻ ăn sam sau 6 tháng với thức ăn đủ dinh dưỡng.
- Sử dụng nguồn nước sạch cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh.
- Rửa tay bằng xả phồng trước khi chăm sóc hoặc chế biến thức ăn
cho trẻ,nhất là sau khi đi ngoài,hay thay mới vừa thay tã cho trẻ.
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.Tiêm phòng sởi cho trẻ.
- Các bậc cha mẹ nên chú ý đảm bảo dinh dưỡng và mặc ấm cho
trẻ.Trong ăn uống,cha mẹ nên chuẩn bị thức ăn cho trẻ thật tươi

ngon,cố gắng duy trì số và lượng thức ăn đều đặn như thường ngày.
- Gĩư vê sinh trong ăn uống và vệ sinh cá nhân cho bé.
- Nên cho bé ăn uống những đồ tươi, nấu chín,hạn chế cho bé ăn
những đồ ăn bán sẵn hoặc ăn ở các hang quán ngoài đường không
đảm bảo vệ sinh.
- Không nên cho bé ăn những thức ăn thừa còn lại sau những lần tiếp
khách trong tết.
III.KẾT LUẬN:
- Bệnh tiêu chảy cấp là một cơn dịch rất nguy hiểm nó rất dễ lây
lan,có thể lấy đi mạng sống của con người nếu như chúng ta không
đề phòng và không kịp thời chữa trị thì sẽ rất nguy hiểm.Vì vậy cho
nên cân bệnh này đã được các cơ quan y tế lên tiếng báo động toàn
cầu đây là một cơn dịch rất nguy hiểm,chúng ta phải biết bảo vệ
chính bản than mình,gia đình và cả xã hội.Nhất là chúng ta cũng
phải cần giữ vệ sinh nơi ở thật sạch vì ô những nơi bị ô nhiễm
thường tâp trung rất nhiều vi khuẩn dễ dẫn đến bệnh tiêu chảy cấp.
4. Tài liệu tham khảo
???

×