Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Hướng dẫn sử dụng an toàn natri nitrat NaNO3 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.12 KB, 4 trang )

Hướng dẫn sử dụng an toàn: natri nitrat NaNO3
Để lại phản hồi Đăng bởi Sâu đất ™ on 02/07/2010

Rate This
(Theo ScienceLab.com)
1. Nhận dạng hóa chất:
Tên khoa học : Sodium Nitrate
Tên thường gọi: Muối natri nitrat, Sô đa ni tơ …
CTHH: NaNO3
2. Tính chất lý hóa:
Dạng tồn tại: tinh thể rắn dạng hạt hoặc bột màu trắng
Mùi: không mùi
Vị: đắng, mặn
Phân tử lượng: 84.99 g/mol
Điểm nóng chảy: 308 °C
Điểm sôi: 380 °C
Tỷ trọng: 2.26 g / cm3
Độ hòa tan:
· Tan trong nước, độ hòa tan tăng trong nước nóng:
92.1 g / 100 ml ở 25°C
180 g / 100 ml ở 100°C
· Ít tan trong methanol (ch3oh): 1 g / 300 ml
· Rất ít tan trong acetone và glycerol
· Dễ tan trong amoni lỏng
Độ ổn định:
· Phản ứng mạnh với các chất dễ cháy, hữu cơ
· Có phản ứng với các loại chất khử, acid
3. Tính chất độc hại:
Nguyên nhân: hít hoặc nuốt nhầm.
Tác hại lâu dài: (theo các kết quả thử nghiệm trên động vật)
· Gây nhiễm độc máu, làm mất khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu hiện tượng tím


tái và hôn mê.
· Có thể gây đột biến gen (ảnh hưởng tới các tế bào gốc).
· Có thể gây hại cho sức khỏe sinh sản.
· Có thể là nguyên nhân gây ung thư.
Tác hại khác:
· Da: gây kích ứng khi tiếp xúc: tấy đỏ, ngứa, đau nhức.
· Mắt: gây ảnh hưởng tương tự khi rơi vào mắt.
· Hít nhầm: gây hại cho hệ hô hấp khi hít phải: ho, thở gấp.
· Nuốt nhầm: có thể gây ngộ độc nghiêm trọng.
Triệu chứng lâm sàng khi ngộ độc nitrate: viêm dạ dày, đau bụng, buồn nôn và nôn
mửa, tiêu chảy, yếu cơ, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, rối loạn tinh thần, mất tập trung,
tăng nhịp tim, tụt huyết áp, khó thở ….
4. Sơ cứu:
Mắt:
· Kiểm tra và tháo bỏ kính áp tròng (nếu có).
· Lập tức xả nước lạnh sạch trong 15 phút.
· Đưa đi bệnh viện nếu xuất hiện phản ứng phụ.
Da:
· Rửa sạch bằng xà phòng và nước lạnh.
· Băng kín bằng băng mềm .
· Đưa đi bệnh viện nếu vết thương nặng thêm.
Hít nhầm:
· Nhanh chóng đưa ra nơi an toàn, thoáng khí
. Nới rộng trang phục: cổ áo, dây giày, thắt lưng, cạp quần …
· Tiến hành hô hấp nhân tạo nếu ngừng thở.
· Nếu khó thở, cho thở oxy.
· Nhanh chóng đưa đi bệnh viện.
Nuốt:
· Tuyệt đối không ép nạn nhân nôn mửa, trừ khi là nhân viên y tế.
· Không cho nạn nhân uống thêm bất cứ thứ gì.

· Nếu nuốt phải khối lượng lớn, gọi cấp cứu ngay lập tức.
· Nới lỏng trang phục.
5. Đặc tính cháy nổ:
Cháy:
· Có thể làm tăng tốc độ cháy của lửa.
· Tăng khả năng bắt cháy của các chất dễ cháy (gỗ, giấy …).
· Cháy bùng thành ngọn lửa khi nung nóng đến 540°C.
· Dễ bắt cháy khi nung nóng nếu trộn lẫn với than củi.
· Dễ bắt lửa khi tiếp xúc các chất hữu cơ, dễ cháy.
Nổ:
· Gây phản ứng nổ với các hợp chất hydrocarbon.
· Tương tác với amidosulfate (sulfamate) khi nung nóng có thể gây nổ mạnh do tạo ra
N2O và hơi nước.
· Khi trộn lẫn với bột nhôm hoặc oxit nhôm.
6. Bảo quản và vận chuyển:
Vận chuyển:
· Giữ xa nguồn phát nhiệt hoặc đánh lửa.
· Giữ xa các loại nhiên liệu, hữu cơ, axit.
· Không được ăn.
· Không hít bụi.
· Sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ.
Bảo quản:
· Các thùng chứa phải được đóng chặt, đậy kín.
· Bảo quản trong khu vực thoáng mát, thông gió.
· Để cách xa axit, kiềm, các chất khử và nhiên liệu
7. Trang bị bảo hộ:
· Kính mắt bảo vệ
· Trang phục bảo hộ: quần áo bảo hộ (đủ bộ), găng tay, giày cao cổ (ủng)
· Mặt nạ phòng độc
8. Thải bỏ:

· Hóa chất và các loại thùng chứa sau sử dụng phải để ở khu vực riêng có biển báo rõ
ràng, có hệ thống thông khí tốt để đảm bảo nồng độ hơi và bụi luôn dưới giới hạn nổ.

×