Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Biết tha thứ để bảo vệ hạnh phúc gia đình pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.59 KB, 4 trang )

Biết tha thứ để bảo vệ hạnh phúc gia đình
Làm thế nào một đôi vợ chồng có thể xoá bỏ nỗi tị hiềm, các vết hằn đau
nhức để nối lại tình cảm bị rạn nứt? Câu trả lời là: Hãy học cách tha thứ!
Cuộc sống hôn nhân không tránh khỏi việc giận hờn, làm khổ nhau,
không ít thì nhiều. Rất hiếm các cặp vợ chồng sống với nhau lâu ngày
mà không phải gánh chịu những rạn nứt tình cảm, những vết hằn trong
tim.
Tuy nhiên phần lớn các nỗi giận hờn, oán ghét giữa vợ và chồng, dĩ
nhiên phải được tha thứ và quên lãng đi cùng với tình yêu thương và
thời gian. Dẫu sao vẫn có vài vết thương khó chữa, nhức nhối kéo dài,
rốt cuộc biến thành "sự phụ bạc tinh thần", hai người đánh mất niềm tin
lẫn nhau.
Với những kinh nghiệm nghề nghiệp và cuộc sống thực tiễn của bác sĩ
tâm lý Maritiyn Ruman và các lời hướng dẫn rút ra từ cuốn "Hạnh phúc
trong tình yêu" của tiến sĩ tâm lý học Catherine Johnoson chúng ta sẽ
học được cách xoá bỏ nỗi oán hờn ngay cả sự phụ bạc xấu xa nhất để
tiến tới tình thân thiện mà không đánh mất niềm tin của mình.
Theo Maritiyn Ruman, việc ngoại tình là lỗi lầm thông thường nhất
khiến vợ chồng oán ghét nhau. Ngoài ra còn có các điều sai trái khác
như người này luôn luôn lừa dối người kia, từ việc lớn đến việc nhỏ,
sống buông thả, thiếu trách nhiệm với gia đình Trong các tình huống
như vậy, người bị tổn thương phải đương đầu với khá nhiều thử thách.
Làm thế nào một đôi vợ chồng có thể xoá bỏ nỗi tị hiềm, các vết hằn đau
nhức mà những hành động kể trên gây ra? Câu trả lời là: Hãy học cách
tha thứ.
Thật ra để quên đi một việc làm sai trái của bạn đời là một việc vô cùng
khó, không phải ngày một ngày hai. Xoá bỏ một vết hằn trong tâm tư
cần phải có thời gian, không chỉ là một cái bắt tay xí xoá là xong. Bạn
hãy thực hiện việc tha thứ này từng giai đoạn một:
Hãy tự hứa với lòng mình: điều đầu tiên bạn phải làm nếu bạn còn
muốn duy trì tình nghĩa vợ chồng là tự hỏi: giữa oán giận và tình cảm vợ


chồng, bên nào nặng hơn? Có thể chàng (nàng) đã có những hành động
xấu xa không ngờ được và bạn thì đã lớn tiếng rêu rao với bạn bè, người
thân tiếng xấu của kẻ bội bạc. Có lẽ đây là cách trả thù nhất thời cho "hả
cơn tức". Nhưng nếu nhìn xa hơn một chút bạn không nên nuôi dưỡng
lòng căm giận, hãy tìm cách quên đi.
Đương đầu với sự mất mát: phần nhức nhối nhất trong hành động tha
thứ, phần mà chúng ta tìm cách để che giấu hoặc lẩn tránh là buồn tủi.
Mặc dù với thời gian, tương lai có thể vui hơn, nhưng với hiện tại bạn đã
mất tin tưởng nơi người bạn thân thương gần gũi nhất và có lẽ bạn cũng
đánh mất niềm tin trong tình yêu.
Điều này có nghĩa là bạn cần có thời gian để nguôi ngoai. Các vết
thương lòng trầm trọng đôi khi cần thời gian để xoa dịu. Nếu bạn khó
quên điều tồi tệ ấy của bạn đời thì bạn cứ từ từ. Song điều này không có
nghĩa là trong lúc sầu tủi bạn chẳng màng gì tới việc cải thiệc tình cảm
vợ chồng. Bạn nên nhớ đừng hốt hoảng tuyệt vọng, hoặc nổi cơn chán
đời, khi cảm thấy mình vẫn còn hận và oán hờn người trước đây mình đã
thương hết lòng cho dù đã nhiều ngày tháng trôi qua.
Hãy từ bỏ vai trò "kẻ xử tội": Hôn nhân không phải là một phiên toà
mà hai vợ chồng luôn hầm hè trừng phạt nhau. Khi mỗi người bỗng
dưng trở thành quan toà và bồi thẩm đoàn thì tất nhiên không còn sự
bình đẳng của đôi bạn tâm giao nữa.
Trong mọi hoàn cảnh, khi người phạm lỗi đã cảm thấy ăn năn hối hận,
lặng yên chấp nhận thái độ dằn vặt của đối phương thì bạn hãy từ bỏ
ngay vai trò của "kẻ xử tội". Hãy cảm nhận và tha thứ, đừng để đoàn tàu
"trật đường ray" bởi sự chịu đựng tối đa. Sự chai sạn trong tình cảm đầy
lên sẽ tỷ lệ nghịch với sự rung động của con tim. Vì vậy biết tha thứ
đúng lúc sẽ là sợi chỉ đỏ để nối lại tình cảm vợ chồng bấy lâu bị rạn nứt.
Theo Thế Giới Phụ Nữ


×