Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.1 KB, 7 trang )
Xử lý những chấn thương thông
thường trong thể thao
Khi bị chấn thương phần mềm, bệnh nhân không được chườm
nóng hay kéo, nắn trong 2 ngày đầu. Chườm nóng làm máu chảy
nhiều hơn; kéo nắn làm tổn thương bị nặng thêm, thậm chí có thể
gây đứt cơ hoàn toàn và bầm dập mô xung quanh. Kết quả là tổn
thương viêm tăng lên, vết thương lâu lành và sẹo bị xấu.
Trong sinh hoạt thể dục thể thao, có thể xảy ra các chấn thương
ở cơ, gân và dây chằng. Do mức độ tổn thương nhẹ nên bệnh
nhân có thể tự chăm sóc vết thương tại nhà.
Bác sĩ Vương Huy Đồng, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình TP
HCM, cho biết, chấn thương cơ bắp có thể chia làm 3 mức độ:
1. Giãn cơ: Là tổn thương cơ dạng nhẹ do dây chằng, gân, cơ bị
kéo giãn. Số lượng bó sợi cơ bị đứt là dưới 25%. Ngay lúc bị
chấn thương, người bệnh thấy đau nhói ở vùng gân cơ. Sau ít
phút, cảm giác đau giảm và vùng bị tổn thương sẽ sưng nhẹ. Khi
này, dây chằng bị tổn thương buộc bệnh nhân phải ngừng hoạt
động; nếu tiếp tục vận động, máu sẽ tụ lại nhiều, không có lợi cho
việc điều trị sau đó.
2. Rách cơ: Số cơ bị rách chiếm 25-75% bó sợi. Xuất hiện vết
bầm do các sợi cơ bị đứt nhiều hơn. Bệnh nhân có thể nghe tiếng
"bựt" hay "rắc" tại chỗ bị thương, có cảm giác đau dữ dội và phải
ngưng hoạt động hoàn toàn. Khớp có thể bị mất độ vững.
3. Đứt cơ: Số cơ bị rách chiếm trên 75% bó sợi, có khi đứt hoàn
toàn làm máu bầm tụ nhiều ngày sau đó, khớp sưng nhiều và trở
nên lỏng lẻo. Bệnh nhân có thể bị trật khớp và hoàn toàn không
hoạt động được.
Với chấn thương phần mềm, việc xử lý ban đầu đúng cách là rất
cần thiết, giúp chỗ tổn thương ổn định và mau lành. Việc sơ cứu
gồm 4 bước:
- Nghỉ ngơi: ngay sau khi bị chấn thương, cần ngưng tập luyện