Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Các loại thuốc sử dụng ở bà mẹ cho con bú sữa mẹ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.99 KB, 14 trang )

Các loại thuốc sử dụng ở bà mẹ
cho con bú sữa mẹ
Sữa mẹ đã được khoa học chứng minh là tốt nhất đối
với trẻ sơ sinh. Hiện nay, đa số các bà mẹ đều chọn
phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, cần
chú ý đến một yếu tố ảnh hưởng đến việc cho con bú
mẹ, đó là khi bà mẹ phải điều trị bằng một loại thuốc
nào đó. Nhiều năm trước đây, người ta đã biết rằng
các loại thuốc sử dụng ở bà mẹ cho con bú có thể gây
những tác dụng phụ cho trẻ.
Sự bài tiết của một loại thuốc vào sữa tự nó không phải là
chống chỉ định của việc bú mẹ. Mà hầu hết các loại thuốc
không qua trẻ sau khi phân bố trong các mô của mẹ và
sau khi bị bài tiết một phần.
Nguy cơ ngộ độc thuốc cho trẻ được cân nhắc dựa
vào những điểm sau:
a. Độc tính của thuốc.
b. Lượng thuốc thật sự trẻ uống vào, hơn là mối liên quan
giữa nồng độ thuốc trong sữa mẹ.
c. Đặc điểm dược động học về phân bố - bài tiết thuốc ở
trẻ sơ sinh.
d. Độ nhạy cảm của trẻ đối với thuốc, đặc biệt ở trẻ sinh
non hoặc bệnh nặng cần điều trị thuốc khác.
e. Thời gian sử dụng thuốc của bà mẹ vài ngày sau sinh
(ví dụ kháng sinh) hoặc kéo dài (thuốc động kinh).
f. Tầm quan trọng của việc bú mẹ.
g. Khả năng cha mẹ theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
Tất cả những yếu tố trên phải được xem xét khi quyết
định tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc ngưng bú mẹ khi bà mẹ
điều trị thuốc.
Nếu bà mẹ uống thuốc và cần ngưng cho con bú trong


một thời gian, bà mẹ nên vắt sữa để không bị mất sữa.
Việc thay đổi thời gian bú mẹ, để tránh cho trẻ tiếp xúc với
thuốc là không thực tế, bởi mỗi cữ bú trong ngày thường
cách nhau 2-3 giờ. Đối với loại thuốc hấp thu và bài tiết
cực nhanh (ví dụ: Acetaminophen), nếu sau khi cho bú bà
mẹ uống thuốc ngay, cần tránh cho trẻ nguy cơ tiếp xúc
thuốc. Còn đối với hầu hết các thuốc, nồng độ đỉnh của
thuốc đạt đến ở lần bú mẹ sau đó.
Để hỗ trợ cho việc cân nhắc sử dụng loại thuốc nào ở bà
mẹ đang cho con bú, nên tham khảo dữ kiện trong phần
phân loại dưới đây:
1. Thuốc giảm đau và chống viêm
- Acetaminophen: Không cần ngưng cho bú sữa mẹ - bà
mẹ nên uống thuốc ngay sau khi cho con bú, như vậy trẻ
sẽ tiếp xúc với thuốc rất ít.
- Aspirin: Ở bà mẹ điều trị thấp khớp với liều 3-5g một
ngày, trẻ bú mẹ sẽ có nguy cơ tiếp xúc với thuốc đáng kể.
Vì tác dụng phụ của Aspirin trên tiểu cầu và có khả năng
gây hội chứng Reye, toan chuyển hóa cho trẻ, nên người
ta khuyên bà mẹ cho con bú không nên uống Aspirin.
- Ibuprofen, Naproxen: Không có báo cáo về tác dụng phụ
của thuốc, thuốc không vào sữa ở số lượng lớn, vì vậy bú
mẹ không gặp vấn đề gì.
- Indomethacin: Có thể gây co giật cho trẻ bú mẹ. Vì vậy
bà mẹ nên chọn lựa thuốc khác.
- Prednisone: Bú mẹ an toàn ở liều 20mg/ngày. Ở liều cao
hơn, nên cho trẻ bú 4 giờ sau khi mẹ uống thuốc để hạn
chế tiếp xúc thuốc cho trẻ.
2. Thuốc chống nhiễm trùng
Hầu hết các thuốc kháng sinh xuất hiện trong sữa với

lượng rất thấp, do đó không gây độc. Tuy nhiên, có một
số tác dụng phụ không liên quan đến liều. Một số thuốc
không có tác dụng toàn thân, nhưng có thể cho tác dụng
tại chỗ, ví dụ thay đổi vi khuẩn chí đường ruột và gây tiêu
chảy. Ngoài ra, có thể gặp các phản ứng dị ứng như phát
ban hoặc sốt. Lần tiếp xúc đầu tiên với thuốc trong sữa có
thể gây nhạy cảm cho trẻ, dẫn đến khả năng có phản ứng
dị ứng ở lần tiếp xúc sau.
- Acyclovir: Thuốc có ảnh hưởng đến lym-phô bào trong
máu ngoại biên.
- Amoxicillin, Ampicillin, Cefadroxil: Bà mẹ uống thuốc này
khi cho con bú cần theo dõi tác dụng phụ như phát ban,
tiêu chảy.
- Ciprofloxacin: Thuốc gây bệnh khớp và ăn mòn sụn ở
súc vật. Quinolone phân bố trong sữa ở nồng độ cao, do
vậy nên ngưng cho bú mẹ.
- Chloramphenicol: Nên tránh cho con bú trong khi điều trị
thuốc và tối thiểu 12 giờ sau ngưng thuốc, vì có nguy cơ
ức chế tủy xương.
- Clindamycin: Có báo cáo trẻ tiêu ra máu khi bú mẹ đang
điều trị Clindamycin.
- Dicloxacillin: Đã được dùng điều trị viêm tuyến vú ở bà
mẹ và không gây tác dụng phụ.
- Ethambutol: Có khả năng độc cho mắt trẻ, nên tránh.
- Gentamycin: Không cần thiết ngưng bú mẹ vì
Aminoglycosid hấp thu kém qua ruột.
- Isoniazide (INH): Chống chỉ định bú mẹ do tác dụng
thuốc chống DNA, thiếu máu, viêm gan.
- Metronidazole: Chống chỉ định do tác dụng sinh ung thư.
Cần ngưng sữa mẹ tối thiểu 12-48 giờ sau liều thuốc cuối.

- Nalidixic acid, Nitrofurantoin: Mẹ điều trị thuốc này không
nên cho trẻ thiếu G6PD bú mẹ vì nguy cơ thiếu máu tán
huyết.
- Vermox (Mebendazole): Có thể làm giảm sữa mẹ. Nên
ngưng cho con bú mẹ 48 giờ sau liều cuối.
3. Thuốc an thần
- Diazepam (Valium): gây tình trạng li bì, sụt cân cho trẻ
sơ sinh nếu mẹ uống thuốc Diazepam kéo dài.
- Pentobarbital: Mẹ uống thuốc này kéo dài sẽ gây tình
trạng ngủ nhiều ở trẻ sơ sinh.
- Phenobarbital: Trẻ cần được theo dõi chuyển hóa gan,
tình trạng li bì, phản xạ bú, phát ban.
4. Thuốc đường tiêu hóa
- Cimetidine: Chống chỉ định vì tác dụng chống nội tiết.
- Metoclopramide: Theo dõi tình trạng li bì, rối loạn trương
lực ở trẻ. Mẹ nên tránh dùng thuốc này khi cho con bú.
5. Thuốc đường hô hấp
- Chlorpheniramine: Theo dõi tình trạng li bì, phản xạ bú.
- Terbutaline (Bricanyl): Theo dõi nhanh nhịp tim và kích
thích của trẻ.
6. Thuốc nội tiết
- Thuốc kháng giáp: Iodine chống chỉ định bú mẹ vì phản
ứng dị ứng, phát ban, bướu giáp ở trẻ do thuốc ức chế
tuyến giáp.
- Thuốc tiểu đường Tolbutamide: Chống chỉ định bú mẹ
do ảnh hưởng Insulin trẻ.
7. Thuốc khác
- Atropin: Ức chế bài tiết sữa và nguy cơ ngộ độc Atropin.
Nên tránh dùng thuốc này khi bú mẹ.
- Azathiopine: Chống chỉ định do độc và khả năng gây ung

thư cho trẻ.
- Ergotamin: Chống chỉ định bú mẹ do tác dụng phụ gây
nôn, tiêu chảy, mạch nhẹ, huyết áp không ổn hoặc co giật.
Nếu cần điều trị migrain, phải tránh cho trẻ bú 48 giờ sau
khi mẹ uống thuốc này.

×