Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bạn có thể yêu được không? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.64 KB, 6 trang )

Bạn có thể yêu được không?


Don Juan là điển hình của hạng tán gái, thấy người đàn bà nào cũng
thèm, chinh phục cho được, nếu dụ dỗ mà không thành công thì cướp; không
yêu người đàn bà nào lâu, không thề thốt một lòng một dạ với người nào cả,
và rốt cuộc bị trừng phạt: bị đầy xuống địa ngục, nghĩa là xuống cái nơi
không có chút tình yêu, bất kì là dưới hình thức nào. Truyện anh chàng đó là
truyện con người không thể yêu ai được.
Nhưng làm sao ta biết rằng Don Joan không thể yêu ai được? Có thể
rằng hắn muốn yêu đấy nhưng không gặp được người vợ lí tưởng chăng? Có
thể rằng hắn đã chịu hết thất vọng này tới thất vọng khác chăng? Có thể rằng
hắn đặt hi vọng lên cao quá, hoặc thấp quá? Cũng có thể rằng hắn chỉ tìm ở
phụ nữ cái vui khoái hoặc đùa bỡn, cái vui nhục dục?
Và nếu hắn không thể yêu được thì có phải là lỗi của hắn không?
Dùng khoa phân tâm mà xét tâm lí của một gã "Don Joan" (ở trong
truyện cổ tích hoặc ở ngoài đời) thì biết đâu chừng, chúng ta chẳng tìm được
lí do tại sao hắn không thể yêu ai được.
Có thể rằng, hắn sợ không có sinh lực nam tính, nên cứ phải tìm hoài
cách chứng tỏ rằng mình vẫn sung sức. Có thể rằng bị một mặc cảm tự ti,
hắn cho sự chinh phục được phụ nữ là một vinh dự? Có thể rằng hồi nhỏ
không được mẹ yêu. Bị mẹ hành hạ tàn nhẫn, bây giờ hắn trả thù vào tất cả
đàn bà? Có thể rằng, trái lại, hồi nhỏ được mẹ nuông chiều quá, hắn bị giữ
hoài ở tình trạng phát dục bất toàn nên bây giờ muốn tỏ cho các phụ nữ thấy
sinh lực nam tính của mình? Cũng có thể rằng hắn hồi nhỏ thấy yêu mẹ quá,
bây giờ muốn tìm lại hình ảnh của mẹ trong mỗi người đàn bà. Có thể hắn
vào hạng người ham mê xâm chiếm, hễ thắng được là vui chứ không muốn
giữ lâu. Có thể hắn có tính tò mò không sao thỏa mãn được, muốn biết hoài
những của lạ, và khi biết rồi (hoặc tưởng là biết rồi) thì bỏ đi, như một đứa
trẻ, gỡ được những bộ phận của một bộ đồ chơi rồi thì vứt đồ chơi đó đi,
không ham nữa. Cũng có thể hắn muốn yêu nhưng vẫn giữ trọn sự tự do của


mình, nên mỗi khi một người đàn bà nào muốn cột chân hắn là hắn trốn liền.
Xét tâm lí của bọn Don Joan, chúng ta tìm ra được ý nghĩa này của ái
tình: yêu là muốn nhưng cũng là có thể keo sơn với một người được.
Nhưng có phải ai cũng có thể keo sơn được như vậy không? Phân tích
bọn Don Joan ta thấy rằng khả năng yêu, ít hay nhiều, có tích cách thiên
bẩm, có thể nhạt đi, bị ngăn trở hoặc bị diệt mất nữa. Trước khi một người
đàn ông có mối tình đầu tiên, thì khả năng yêu của người đó ra sao đã định
rồi. Vì khả năng đó là tùy tính tình của mỗi người.
Nếu là một người điều hòa, quân bình, nhờ bản tính hay giáo dục, thì
người đó có thể yêu được, cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, nghĩa là
cả khi không gặp được người yêu lí tưởng. Nếu là một người bất thường thì
cả trong những hoàn cảnh thuận tiện nhất cũng không thể thật sự yêu được.
Mà hầu hết chúng ta không phải là hạng trên hay hạng dưới, chúng ta
ở giữa hai hạng đó, vậy là có thể yêu được. Nhưng lòng yêu chân thành cần
có sự gắng sức, cần có ý chí, đúng hơn là có thiện chí, thì mới thành công.
Tại sao hầu hết các cuộc tình duyên và hôn nhân đều thất bại? Tại
người ta có ý niệm sai về ý tình và hôn nhân. Tại người ta nuôi những hi
vọng hão huyền.
Một người chồng hoạt động tự tin, cho ái tình là tùy ý mình, và nếu
người vợ không nhu thuận, muốn tỏ cá tính và ý chí mà chống lại, thì người
chồng sẽ thất vọng lắm.
Một người đàn bà trước khi cưới, có tánh nhí nhảnh, làm duyên làm
dáng, cưới rồi mà không được chồng ca tụng sắc đẹp nữa thì cũng không
sung sướng.
Một người đàn ông tự cho mình là tài giỏi lắm, mà đóng cái vai một
thiên tài không đời nào biết đến, sẽ cảm thấy vợ không hiểu mình, nếu vợ lột
mặt nạ của mình.
Một người đàn bà muốn thấy chồng được đúng như ý tưởng của mình,
khi sống chung rồi mới thấy sự thực khác xa quá, thì tự nhiên sẽ thất vọng.
Đáng lẽ người đó phải tự trách mình đã vụng xét, mù quáng thì lại trách

chồng sao không phải là con người lí tưởng mình muốn.
Tôi xin ngưng kể thêm thí dụ nữa, mà đặt câu hỏi này: nếu ta thấy
rằng người bạn trăm năm cảu ta làm cho ta thất vọng thì ta sẽ phải hành
động ra sao? Có người sẽ trả lời tức thì rằng: phải li dị.
Tôi thì tôi bảo rằng ái tình là một sự giao kết với nhau. Mà giao kết
không phải là chuyện tình cảm hay nhục dục. Giao kết là một hành động,
một bổn phận.
Khi hai người gắn bó với nhau thì không phải là một trò chơi mà có
thể lúc nào chán nhau thì li dị nhau, xa nhau ra; trái lại gắn bó với nhau là để
tạo cái gì bền vững.
Người nào đã yêu ai thì nghĩ rằng sẽ yêu người đó suốt đời. Nghĩ như
vậy là phải. Yêu mà có kì hạn thì không phải là yêu. Rất nhiều thanh niên
nhầm lẫn tình yêu với tình nhăng nhít nhất thời vì vậy mà các mối tình của
họ rất ngắn ngủi. Sở dĩ vậy vì họ chưa phân biệt được hai thứ tình đó.
Nhưng người lớn mà cũng vậy nữa thì thật là đáng trách. Có thất bại trong
hôn nhân là tại họ không yêu mà cưới nhau hoặc tại họ không hiểu rằng ái
tình có nghĩa là chung thủy, cần luôn luôn gắng sức mới giữ được.
Người ta nhiều khi tưởng yêu nhau vì tình mà thực là vì một lí do
khác: tìm một người đàn bà làm nô lệ cho mình, hoặc một người xuất vốn
cho mình, một người nội trợ hoặc một người chỉ huy để mình phục tòng,
một người ngưỡng mộ mình hoặc để cho mình lấy làm hãnh diện, một bạn
chăn gối lúc nào cũng nhu thuận hoặc một cái máy đẻ, v.v Người ta đòi
hỏi cả ngàn thứ mà quên điều chính là ái tình, mà ái tình thì lúc nào cũng là
sẵn sàng hi sinh.
Hầu hết chúng ta đều hỏi hoài người bạn trăm năm: mình có yêu anh
hay (em) không? Giá chúng ta tự hỏi: mình có yêu bạn trăm năm của mình
không, thì phải hơn. Mình có biết rõ bạn trăm năm của mình để có thể làm
cho người đó sung sướng và yê lại mình không?
Một ông nọ một hôm kể cho tôi nghe ông yêu tha thiết một người đàn
bà mà ông muốn cưới. Ông ta bảo tôi: "Cô ấy chỉ mỗi một tật đôi khi làm

cho tôi phát bực mình: là húp cà phê sùm sụp. Tôi đã ráng sửa nhưng đã
thành tật rồi, vô phương sửa. Tật đó di truyền của bà mẹ". Tôi khuyên ông
đừng nên cưới: nếu tật nhỏ đó làm cho ông ta bực mình thì rồi không có cái
gì của người yêu mà sẽ không làm cho ông không bực mình. Bây giờ thì tôi
sẽ không khuyên như vậy nữa, vì một người khi yêu thì vẫn giữ trọn cá tính
với tất cả những thói quen của mình mà những thói quen này không thể nhất
thiết vừa ý người bạn trăm năm. Đó là chuyện thường nhưng ta phải nhớ tới.
Điều quan trọng là trước khi cưới phải hiểu rằng mình không cưới một con
người lí tưởng mà một con người thường, nhất định có những điều không
vừa ý mình. Hôn nhân không phải là một khúc tình ca, không phải là một
cuộc gặp gỡ cuối tuần kéo dài suốt mấy chục năm, không phải là một cuộc
sống chung nhiều khi khó khăn, tuy không luôn luôn gây được hạnh phúc,
nhưng cũng là một sự thành công đẹp đẽ.
Người nào thích ve vãn thì cần có sự thay đổi, còn người nào muốn
yêu thì suốt đời chỉ cần có một người mà thôi.
Vì vậy định nghĩa trên kia về ái tình, chúng ta nên sửa đổi lại một chút
như sau: "Yêu là có thể và muốn kiên nhẫn giữ lời gắn bó với nhau". Cho tới
bao giờ? Cho tới khi chết.

×