Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bí quyết trở thành một độc giả thông minh pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.77 KB, 4 trang )

Bí quyết trở thành một độc giả thông minh

Tiến sỹ Mai Liêm Trực, một người nổi tiếng vì thông thạo nhiều
thứ tiếng đã từng bật mí rằng kinh nghiệm học ngoại ngữ của ông là
mỗi ngày đọc 10 trang tiểu thuyết viết bằng thứ tiếng ông muốn học.
Nghe được kinh nghiệm này nhiều bạn đang học tiếng Anh có lẽ sẽ
cảm thấy thật khó có thể áp dụng. Thực ra, việc này là hoàn toàn nằm trong
tầm tay nếu bạn biết cách trở thành một độc giả thông minh.
Một cuốn truyện dù là được viết bằng tiếng Anh hay tiếng Việt đều là
một câu chuyện được nhà văn hư cấu giúp bạn đọc giải trí, tiêu khiển như
một thú vui tao nhã khi rỗi rãi. Một cuốn tiểu thuyết cũng tương tự như vậy
duy chỉ có điều khác là nó dài hơn và phức tạp hơn. Vì thế, để hiểu được nội
dung và thông điệp của một cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh, bạn không
chỉ cần biết ý nghĩa của từ ngữ mà còn phải nắm được sáu yếu tố mà tác giả
sử dụng để viết nên cuốn tiểu thuyết đó.
1. Nhân vật
Nhân vật là yếu tố đầu tiên bạn cần tìm kiếm khi đọc một quyển
truyện hay một cuốn tiểu thuyết. Hầu hết các nhân vật thường là con người
nhưng cũng có khi là động vật hay những đồ vật, có khi là một hiện tượng
được nhân cách hoá giống như những nhân vật trong các phim hoạt hình hay
những tác phẩm điện ảnh. Nhân vật chính đóng vai trò quan trọng nhất trong
tác phẩm và thường xuyên là nhân vật đầu tiên được giới thiệu. Và phần lớn
câu chuyện trong tiểu thuyết sẽ được nhìn qua con mắt của nhân vật chính.
Các nhân vật phụ chỉ đóng vai trò hỗ trợ, làm nền và được giới thiệu đâu đó
trong câu chuyện mà thôi.
2. Bối cảnh
Bối cảnh, nơi mà câu chuyện xảy ra, là yếu tố thứ hai mà bạn cần để ý
tới khi đọc một cuốn tiểu thuyết hay bất kỳ tác phẩm văn xuôi nào khác. Một
câu chuyện có thể xảy ra trong một ngôi nhà, ở một vùng quê, thị trấn,
trường học hoặc bất kỳ nơi nào mà tác giả lựa chọn. Thông thường thì bối
cảnh sẽ được giới thiệu ngay từ đầu câu chuyện. Bối cảnh đó giúp độc giả


hiểu rõ tác động của hoàn cảnh đến sự phát triển tâm lý nhân vật.
3. Thời gian
Yếu tố thời gian cũng cần được lưu ý khi đọc một cuốn tiểu thuyết.
Một câu chuyện có thể xảy ra gần đây hoặc nhiều năm trước. Thông thường
thời gian câu chuyện xảy ra được giới thiệu ở đầu chuyện cùng với bối cảnh.
4. Vấn đề
Vấn đề là yếu tố thứ tư mà tác giả sẽ sử dụng để tạo nên một cuốn tiểu
thuyết. Phần lớn vấn đề bắt nguồn từ một mâu thuẫn nào đó giữa nhân vật
chính và một nhân vật khác trong truyện. Nhưng vấn đề cũng có thể liên
quan tới một tình huống nào đó như một cơn bão, một cuộc chiến tranh hoặc
vô vàn những trở ngại khác có thể gây ra mâu thuẫn trong cuộc sống.
5. Các sự kiện
Yếu tố thứ năm là các sự kiện. Một sự kiện là nỗ lực nhằm giải quyết
vấn đề câu chuyện đặt ra. Trong một câu chuyện thường có rất nhiều sự kiện
như vậy nhằm nỗ lực giải quyết vấn đề và chúng chiếm phần lớn nội dung
cuốn tiểu thuyết đó.
6. Giải pháp
Yếu tố thứ sáu và cũng là yếu tố cuối cùng của một cuốn tiểu thuyết là
giải pháp. Giải pháp là cách vấn đề được bộc lộ hay kết thúc. Thông thường
giải pháp được nêu ở cuối truyện. Đôi khi mãi đến tận trang cuối cùng thậm
chí đoạn văn cuối cùng thì giải pháp mới được đưa ra.
Xác định được những yếu tố cấu thành một câu chuyện được nêu trên
sẽ giúp bạn không những hiểu hơn câu chuyện mà còn thưởng thức nó, ghi
nhớ những chi tiết thú vị và hiểu rõ giá trị những phong cách khác nhau của
các nhà văn.

×