Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

SO SÁNH HAI KỸ THUẬT MỔ MÍ ĐÔI CÓ MỞ VÀ KHÔNG MỞ VÁCH NGĂN HỐC NGĂN docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.95 KB, 14 trang )

SO SÁNH HAI KỸ THUẬT MỔ MÍ ĐÔI CÓ MỞ VÀ KHÔNG MỞ
VÁCH NGĂN HỐC NGĂN


TÓM TẮT
Mục tiêu: Lượng giá kết quả của 2 kỹ thuật mổ để rút ra ưu khuyết điểm.
Phương pháp nghiên cứu: Thực nghiệm lâm sàng hàng loạt ca không ngẫu
nhiên. Thời gian từ tháng 6/08- 12/08. Gồm 2 lô nghiên cứu: lô 1 gồm 15 ca
được mổ theo kỹ thuật cắt vách ngăn do BS Nam thực hiện và lô 2 cũng gồm
15 ca được mổ theo kỹ thuật bảo tồn vách ngăn hốc mắt do BS Thông.
Kết quả: Ở thời điểm 3 tháng, kết quả thẩm mỹ (tốt, khá) của lô 1 và 2 lần lượt
(80%, 20%) và (73%, 27%). Không có biến chứng ghi nhận
Kết luận: Kết quả thẩm mỹ của 2 kỹ thuật tương đương nhau.Tuy nhiên kỹ
thuật bảo tồn vách ngăn dễ chuyễn giao kỹ thuật và thích hợp để áp dụng cho
các trường hợp mổ lại.
ABSTRACT
OUTCOME ASSESSEMENT OF 2 DOUBLE EYELID OPERATIONS
WITH /WITHOUT CUTTING ORBITAL SEPTUM
Le Minh Thong, Nguyen Thanh Nam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 72 – 76
Purpose: to access the outcomes of 2 procedures and to draw their advantages
& disavantages.
Methods: Non randomized clinical trial study.The duration of study was from
6/08 to 12/08. The customers were divided into 2 groups: 15 cases,operated by
Dr N-T-Nam, performing cutting orbital septum procedure and 15 cases by Dr
L-M- Thông, performing non cutting orbital septum procedure.
Results: At three-month follow-up time, the aesthetic results (excelent,good) of
group 1 and 2 were respectively (80%, 20%) and (73%, 27%). No complication
was noticed.
Conclusion: The aesthetic outcomes of 2 procedures are similar,but non
cutting orbital septum procedure is easy to transfer to newcomers and suitable


for reoperative cases.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mổ mí đôi là phẫu thuật thường qui không có gì khó đối với các thầy thuốc
nhãn khoa. Tuy nhiên về mắt kỹ thuật có 2 trường phái: bảo tồn vách ngăn hay
cắt mở vách ngăn trước khi tạo nếp mí đôi. Tại VN, các bác sĩ nhãn khoa
thường có xu hướng lựa chọn kỹ thuật bảo tồn vách ngăn,trong khi đó các bác
sĩ thẩm mỹ thường chọn kỹ thuật cắt mở vách ngăn. Vì vậy mục tiêu của
nghiên cứu này nhằm so sánh kết quả thẩm mỹ của 2 kỹ thuật trên và qua đó
rút ra ưu khuyết điểm của từng kỹ thuật.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân và phương pháp
Đây là công trình thực nghiệm lâm sàng có nhóm chứng không ngẫu nhiên.
Khách hàng được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 15 người: (1) nhóm 1 (nhóm
chứng) có mở vách ngăn mổ theo trường phái thẩm mỹ do BS Nguyễn Thanh
Nam thực hiện (2) nhóm 2 (nhóm nghiên cứu) bảo tồn vách ngăn do BS Lê
Minh Thông thực hiện. Đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi,
có chức năng cơ nâng mí bình thường, loại trừ các trường hợp có bệnh lý hốc
mắt liên quan tuyến giáp,bệnh nhược cơ,liệt thần kinh VII,co giât mí vô
căn,khô mắt nặng,có tâm lý đòi hỏi quá mức.
Kỹ thuật mổ
Kỹ thuật mở vách ngăn theo trường phái thẩm mỹ. (H.1)

1.Vẽ vùng
da cần cắt
bỏ. Gây tê
tại chỗ

2.Cắt bỏ
phần da
theo hình

vẽ trên

3.Cắt bỏ
phần cơ
vòng phía
trên bờ sụn


4.Dùng kéo
nhắp cắt
vách ngăn
hốc bị phình
ra do mỡ
hốc mắt đẩy
ra trước

5.Mỡ hốc mắt
bị phơi bày
hoàn toàn sau
khi cắt vách
ngăn

6.Dùng kẹp
cặp bên
dưới phần
mỡ phòi,
sau đó cắt
đốt phần mỡ
bên trên kẹp


7.Tạo nếp mí
đôi bằng cách
khâu 2 mép da
mí vào cân cơ
sát bờ trên sụn
mí, cả thảy 5
nốt. Để tạo
nếp mí đều 2
bên phẫu thuật
viên phải thực
hiện thì này
đồng thời trên
2 mắt.




Hình 1.Hình minh họa các bước của phẫu thuật tạo mí đôi cắt mở vách ngăn
hốc mắt
Kỹ thuật mở vách ngăn theo trường phái nhãn khoa
Thì 1 và 2 tương tự như kỹ thuật trên, thì 3 cắt bỏ hoàn toàn cơ vòng trước sụn
thay vì cắt bỏ phần cơ vòng phía trên bờ sụn mí. Điều này sẽ làm cho phần da
trước sụn phẳng phiu và bám chắc hơn sau mổ.
Thì lấy mỡ chỉ lấy mỡ phía góc trong bằng cách cắt một lỗ nhỏ ở vách ngăn
thay vì mở rộng toàn bộ như kỹ thuật trên. Cách này nhằm 2 mục đích (1) giới
hạn việc lấy nhiều mỡ tạo nguy cơ hõm mí trên về sau (2) góc trong sâu hơn sẽ
tạo cảm giác sống mũi cao hơn sau mổ.
Thì tạo nếp mí đôi được thực hiện như sau: đặt nốt chỉ chữ U sao cho 2 mép da
rạch cố định đúng vào bờ trên khoảng giữa sụn mí trên (bờ trên sụn rất dễ nhận
thấy với thanh đè bợ bên dưới). Nốt chỉ này sẽ tạo rãnh trên bề mặt vách ngăn

khi bảo mắt nhìn hết sức lên trên. Bốn nốt chỉ chữ U còn lại sẽ cố định 2 mép
da vào rảnh này, chia đều 2 bên nốt chỉ cơ bản ban đầu. Cách khâu này giúp
hoàn chỉnh phẫu thuật trên từng mắt mà vẫn bảo đảm nếp mí 2 bên đều nhau.
Chăm sóc sau mổ
Chườm đá ngay sau mổ, kiểm tra thị lực bằng đếm ngón, nếu thị lực giảm,mắt
lồi đau nhức phải báo bác sĩ ngay. 24 giờ sau mổ tiếp tục chườn đá và kiểm tra
thị lực đếm ngón. Bảy ngày sau mổ cắt chỉ.
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả: dựa trên 5 tiêu chuẩn (1) Nếp mí đôi tối đa 2
điểm (ngấn mí 2 bên đều, độ cong đẹp, nếp tự nhiên) (2) Hình dạng khe mí 2
điểm (bề cao và bề rộng khe mí 2 bên giống nhau) (3) Vị trí chân mày 2
điểm (chân mày 2 bên thẳng hàng không bị nhướng khi nhìn thẳng) (4)
Không biến chứng phẫu thuật 2 điểm (5) Ý kiến khách hàng 2 điểm (rất hài
lòng,hài lòng,không hài lòng). Kết quả được cho là tốt nếu đạt số điểm từ 9-
10, khá có số điểm từ 7-8 và đạt có số điểm từ 5-6, dưới 5 điểm là thất bại.
KẾT QUẢ
Với thời gian theo dõi trung bình 4,2 tuần ± 1,4 (lâu nhất 12 tuần, gần nhất 3
tuần) kết quả ghi nhận đươc tóm tắt ở bảng 1.
Bảng 1. Tóm tắt kết quả của 2 kỹ thuật mổ
Kết quả BS Nam BS Thông
Tốt 12 11
Khá 3 4
Đạt 0 0
Sự khác biệt kết quả giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (P>0.05).
Dưới đây là môt số hình ảnh minh họa kết quả đạt được của nhóm 1 (BS Nam
thực hiện) (hình 2).
Một số hình ảnh minh họa kết quả đạt được của nhóm 2 (BS Thông thực hiện)
(Hình 3).
Các biến chứng thường gặp được ghi nhận trong y văn đều không gặp phải ở cả
2 nhóm (bảng 2).
Bảng 2: Các biến chứng ghi nhận được của 2 nhóm.


Nhóm
1
Nhóm
2
Xu
ất huyết (tụ máu mí, tụ
máu hốc mắt)
0 0
Ng
ấn mí (không đều, nông
hoặc bị xóa, nhiêu ngấn)
0 0
Phù mí kéo dài 0 0
Hõm mí trên do l
ấy mỡ thái
quá
0 0
Nhi
ễm trùng 0 0
Sẹo lồi 0 0





Trước mổ Sau mổ Trước mổ Sau mổ
Hình 2: Hình minh họa các kết quả tốt và khá của nhóm 1






Trước mổ Sau mổ Trước mổ Sau mổ
Hình 3: Hình minh họa các kết quả tốt và khá của nhóm 2
BÀN LUẬN
Lý do của việc mở và không mở vách ngăn hốc mắt khi mổ tạo nếp mí
đôi.
Phẫu thuật tạo nếp mí đôi du nhập vào châu Á từ thế chiến thứ 1.Vào thời đó
phẫu thuật này do người châu Âu thực hiện nên về cơ bản được dựa trên cấu
trúc giải phẫu của người châu Âu
(Error! Reference source not found.)
. Mãi đến năm 1984
Doxanas
(Error! Reference source not found.)
mới mô tả chính xác sự khác biệt giải phẫu
mí giữa mắt người châu Âu và châu Á. Đặc trưng giải phẫu mí của người châu
Âu là vị trí điểm hội nhập của vách ngăn hốc mắt vào cân cơ nâng mí phía
trước khoảng 8-10mm phía trên bờ gắn của sụn mí trên, trong khi của người
châu Á lại gắn thấp bên dưới bờ gắn sụn mí (hình 1).Vì vậy khi mổ tạo mí đôi
cho người châu Á phẫu thuật viên thẩm mỹ tiếp thu kỹ thuật từ trường phái
châu Âu phải mở vách ngăn hốc mắt để khâu 2 nếp da vào cân cơ phiá trên bờ
gắn của sụn mí trên. Kết quả là nếp mí tạo ra thường to và cao, làm châu Âu
hóa mắt người châu Á
(Error! Reference source not found.)
. Ngày nay các phẫu thuật viên
thẩm mỹ có cải tiến thay vì khâu vào cân cơ nâng mí cao lên trên thì khâu thấp
xuống ngày càng gần với bờ gắn của sụn mí để làm nếp mí nhỏ đi phù hợp hơn
với người châu Á. Năm 1987 Chen
(Error! Reference source not found.)

mô tả các nếp mí
của người châu Á và công bố kỹ thuật không mở vách ngăn gần giống kỹ thuật
chúng tôi đã mô tả. Một số hình ảnh công bố cho thấy nếp mí đôi tạo ra tự
nhiên hơn và hài hòa với khuôn mặt Châu Á
(Error! Reference source not found.)
.
So sánh kết quả của 2 kỹ thuật
Bảng 1và 2 cho thấy kết quả của 2 kỹ thuật tương đương nhau và không có
biến chứng
(Error! Reference source not found.)
nào gặp phải. Có 2 lý do (1) Cả 2 phẫu
thuật viên đều có kinh nghiệm lâu năm thực hiện mí đôi (2) Kỹ thuật mổ thẩm
mỹ và nhãn khoa đang tiến gần với nhau. Dù mở vách ngăn, BS Nam cũng đặt
chỉ tạo nếp mí vào cân cơ gần sát với bờ gắn sụn mí trên. Tuy nhiên với tư cách
một người giảng dạy lâu năm trong nghề, tiếp xúc và chỉnh sửa nhiều biến
chứng do mổ mí đôi tôi có những nhận xét sau:
Trường phái không mở vách ngăn dễ chuyển giao kỹ thuật cho những người
mới học, khả năng gây biến chứng trầm trọng đứt cơ nâng mí không thể xảy ra,
việc giới hạn chỉ lấy mỡ góc trong hạn chế nguy cơ hõm mí trên.
Đối với những trường hợp phải mổ lại (chỉnh sửa lần mổ trước chưa đạt yêu
cầu thẩm mỹ, mổ mí đã lâu nếp mí bị chùng …), giải phẫu học đã bị xáo
trộn, thì kỹ thuật mổ theo trường phái nhãn khoa là giải pháp an toàn nên lựa
chọn.
KẾT LUẬN
Kết quả thẩm mỹ của 2 kỹ thuật không khác nhau khi đã mổ quen tay. Tuy
nhiên kỹ thuật không mở vách ngăn có ưu điểm (1) dễ chuyển giao kỹ thuật,
khi đã rành thì việc chuyển sang kỹ thuật mở vách ngăn trở nên dễ dàng hơn
(2) áp dụng thuận lợi cho những trường hợp mổ chỉnh sửa lần 2.


×