TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Ở PHỤ NỮ
TÓM TẮT
Mục tiêu: Ung thư cổ tử cung (CTC) được xếp thứ hai trong số các ung thư
phổ biến ở phụ nữ. Ung thư CTC có thể phòng ngừa được bằng xét nghiệm
phết tế bào cổ tử cung (PTBCTC) (Pap’s smear) để phát hiện các tổn thương
tiền ung thư mà có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tại thành phố Hồ Chí Minh,
chương trình tầm soát ung thư CTC bằng PTBCTC đã được thực hiện từ rất
lâu, nhưng theo thống kê năm 2000, tỷ lệ mắc ung thư CTC vẫn còn khá cao
(26/100.000 dân). Tại tỉnh Tây Ninh, chương trình tầm soát ung thư CTC bằng
PTBCTC vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, đồng thời cũng chưa có một nghiên
cứu nào tìm hiểu về tình hình ung thư CTC tại tỉnh miền Đông Nam Bộ này.
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiên nghiên cứu này để tìm tỷ lệ PTBCTC bất
thường, qua đó có chính sách đề xuất hợp lý nhằm làm giảm tỷ lệ bất thường
này trong phạm vi toàn tỉnh.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang
Kết quả: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiên từ
01/10/2006 đến 30/05/2007 tại 8 trạm y tế xã thuộc huyện Hòa Thành Tây
Ninh, có 1126 phụ nữ đến khám phụ khoa ghi nhận 6,04% phụ nữ có bất
thường PTBCTC. Bất thường thường gặp nhất là ASCUS, AGUS chiếm tỷ lệ
75%, tập trung ở độ tuổi 30-49 (64,71%). Những phụ nữ có tiền căn viêm âm
đạo và mang thai nhiều lần (trên 2 lần) có PTBCTC bất thường gấp 2-4 lần có
ý nghĩa thống kê (OR=3,778, p=0,000 và OR=1,93, p=0,013). Sự hiểu biết về
bệnh lý ung thư CTC của phụ nữ huyện Hòa Thành còn hạn chế (20,78%), và
nguồn cung cấp thông tin chủ yếu cho họ là nhân viên y tế (chiếm 15,19%)
Kết luận: Nên triển khai rộng rãi chương trình PTBCTC định kỳ cho tất cả phụ
nữ đã có quan hệ tinh dục tại huyện Hòa Thành, Tây Ninh. Bên cạnh đó, nhân
viên y tế cần phải phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng (đài truyền
hình, báo chí…) để phổ biến chương trình này và vân động phụ nữ đi khám
phụ khoa định kỳ nhằm làm giảm tỷ lệ ung thư CTCT trong toàn tỉnh.
ABSTRACT
SCREENING PROGRAM OF CERVICAL CANCER IN HOATHANH
DISTRICT, TAYNINH PROVINCE
Phan Hong Van, Nguyen Duy Tai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 154 - 158
Objectives: Cancer of cervix is the second popular female cancer in the world.
This disease can be preventative par Pap’s smear. The program of cervical
cancer has been applied for many years in Hochiminh city, but the incidence of
cervical cancer is rather high (26/100,000 cases in a year) (according the data
of investigation in 2000). In addition, the program of screening cervical cancer
has not been developed in the whole Hoathanh district of Tayninh province;
furthermore, there is not any research of the cervical cancer in this South-east
province. That is the reason of this research for studying the ratio of abnormal
pap’s smear and suggesting a suitable policy of female health care in this
district.
Methods: A cross-sectional study
Results: A cross-sectional study has been carried out from 1
st
October 2006
to 30
th
May 2007 in 8 villages’ infirmary of Hoathanh district. The number
of women in this research is 1126 with 6.04% cases of abnormal pap’s
smear. The most popular abnormal pap’s smear is ASCUS and AGUS (75%)
that have occurred in the women’s age 30-49. The history of vaginitis and
multiparas (more than 2 times) are the risk factors of abnormal pap’s smear
with significant ((OR=3.778, p=0.000 and OR=1.93, p=0.013). The
knowledge of cervical cancer in these women is limited (20.75%) and the
medicine employees are supplying the most information of cervical cancer
(15.19%).
Conclusion: It’s necessary to develop the program of screening cervical cancer
and build a good cooperation between the medicine employee and media
means (television, newspaper…) for improving the knowledge of screening
cervical cancer in Hoathanh district, Tayninh province.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư CTC là loại ung thư thường gặp thứ hai (chỉ sau ung thư vú) trong các
loại ung thư của phụ nữ trên thế giới. Ung thư CTC có thời gian tiềm ẩn kéo
dài, nên bệnh lý này có thể phòng ngừa được nếu được phát hiện sớm (từ
những tổn thương tiền ung thư qua PTBCTC), và điều trị khỏi hoàn toàn. Theo
thống kê gần đây nhất, hàng năm trên thế giới có 500.000 người bị ung thư
CTC, và có 270.000 người chết do căn bệnh này. 80% các trường hợp ung thư
CTC xảy ra ở các nước đang phát triển, nơi mà chương trình tầm soát ung thư
CTC bằng xét nghiệm PTBCTC còn chưa được phổ biến rộng rãi. Tại thành
phố Hồ Chí Minh, mặc dù chương trình tầm soát ung thư CTC đã được triển
khai từ rất lâu, nhưng tỷ lệ mắc ung thư CTC còn rất cao 26/100.000 (theo
thống kê năm 2000). Huyện Hòa Thành tỉnh Tây Ninh, nằm không xa thành
phố Hồ Chí Minh, cùng thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, nhưng chương
trình tầm soát ung thư CTC vẫn chưa được triển khai rộng rãi trong toàn huyện,
đồng thời vẫn chưa có một nghiên cứu nào về tình hình mắc bệnh ung thư
CTCT và sự hiểu biết của người dân đối với bệnh lý này. Chính vì thế, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích phát hiện tỷ lệ PTBCTC bất thường
và qua đó có thể đề xuất một chương trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ hợp lý tại
Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ PTBCTC bất thường ở phụ nữ tuổi từ 25-65 tại huyện Hòa
Thành, tỉnh Tây Ninh.
Mô tả các đặc điểm của phụ nữ tham gia nghiên cứu có PTBCTC bất thường
Xác định sự hiểu biết của phụ nữ tham gia nghiên cứu về PTBCTC.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ từ 25-65 tuổi, đã lập gia đình, sống tại Hòa Thành, Tây Ninh và đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những phụ nữ có chống chỉ định làm PTBCTC (ra huyết, đang đặt thuốc trong
âm đạo, giao hợp…) và từ chối tham gia nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ 01/10/2006 đến 30/05/2007
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang
Cách tiến hành nghiên cứu
Chọn mẫu theo cụm: cụm 1 có 1.000, cụm 2 có 2.051, cụm 3 có 3.102. Sau đó
dùng bảng số ngẫu nhiên để chon đủ 1126 phụ nữ thỏa điều kiện nghiên cứu.
Các phụ nữ được khám phụ khoa bằng mỏ vịt, quan sát âm đạo và CTC xem có
chống chỉ định làm PTBCTC hay không.
Tiến hành lấy bệnh phẩm và cố định bệnh phẩm.
Mẫu PTBCTC được gửi về phòng tế bào học bệnh viện Từ Dũ, nhuộm theo
Papanicolaou và trả kết quả theo bảng phân loại Bethesda.
Cách làm xét nghiệm PTBCTC
Đặt mỏ vịt không bôi trơn dầu
Quan sát âm đạo và CTC
Tiến hành PTBCTC bằng que Aye: Đặt que Ayre vào sát kênh CTC, xoay tròn
360◦, lấy cổ ngoài trước bằng đầu ngắn của que và cổ trong sau bằng đầu dài
của que. Cố định ngay mẫu vừa lấy bằng dung dịch cồn 90◦
Xử lý và phân tích số liệu: Số liệu được nhập và xử lý phân tích bằng phần
mềm SPSS 11.05
KẾT QUẢ
Trong thời gian 8 tháng thực hiện nghiên cứu, từ 01/10/2006 đến 30/05/2007,
chúng tôi ghi nhận có 1.126 phụ nữ tuổi từ 25-65 đến làm PMTBCTC có đặc
điểm như sau:
Tỷ lệ PTBCTC bất thường
Chúng tôi ghi nhận được trong mẫu nghiên cứu là 6,04%, trong đó dạng bất
thường thường gặp nhất là ASCUS, AGUS 4,53%.
Bảng 1: Kết quả PTBCTC
Đặc điểm Tần số
T
ỷ lệ
(%)
Trong giới hạn b
ình
thường
232 20,6
Biến đổi l
ành tính do
viêm
826 73,36
ASCUS, AGUS 51 4,53
LSIL 14 1,24
HSIL 1 0,09
Ung thư 2 0,18
Đặc điểm chung của phụ nữ trong mẫu nghiên cứu
Tuổi trung bình của phụ nữ trong nghiên cứu chúng tôi là 40 tuổi, tập trung
nhiều ở nhóm tuổi 30-49 (62,34%). Đa số phụ nữ làm nghề nội trợ (41,12%)
nên có trình độ văn hóa chủ yếu là cấp I và II (78,15%), và có cuộc sống hôn
nhân ổn định (88,54% đang sống với chồng).
Bảng 2: Phân bố theo tuổi, nghề nghiệp, văn hóa, hôn nhân
Đặc điểm Tần số
T
ỷ lệ
%
< 30 tuổi 197 17,5
30-49 tuổi 397 35,26
50-59 tuổi 169 27,08
Tuổi
>59 tuổi 58 15,01
N
ội trợ 463 41,12
Nông dân
35 3,11
Buôn bán 212 18,83
Ngh
ề
nghiệp
Khác 416 36,94
cấp I, II 880 78,15 Trình
đ
ộ văn
hóa
cấp III, khác 246 21,85
Đặc điểm Tần số
T
ỷ lệ
%
đang s
ống với
chồng
997 88,54
Tình
trạng
hôn
nhân
không s
ống với
chồng
129 11,46
Có 72,82% phụ nữ quan hệ tình dục lần đầu tiên vào năm 20-29 tuổi, trong đó
tuổi bắt đầu quan hệ tình dục sớm nhất là 15. 39,52% phụ nữ trong nhóm
nghiên cứu có tiền căn viêm âm đạo và 54,6% mang thai trên 2 lần.
Bảng 3: Phân bố theo số lần viêm âm đạo và số lần mang thai
Đặc điểm Tần số
Tỷ lệ
%
Có viêm âm
đạo
445 39,52
Ti
ền căn
viêm âm
đạo
Không viêm
âm đạo
681 60,48
S
ố lần
≤2 lần 511 45,38
mang thai
> 2 lần 615 54,62
Các yếu tố liên quan đến PTBCTC bất thường
Với 18/68 (26,47%) phụ nữ quan hệ tình dục lần đầu tiên dưới 19 tuổi, cả 18
phụ nữ này đều có bất thường PTBCTC.
Độ tuổi có tỷ lệ PTBCTC bất thường cao nhất trong nghiên cứu của chúng tôi
là 30-39 tuổi (93,95%) có ý nghĩa thống kê (p=0,031).
Tiền căn viêm âm đạo, hôn nhân ổn định và mang thai trên 2 lần cũng làm tăng
nguy cơ PTBCTC bất thường lên 2-4 lần (OR=3,778, p=0,000, OR=1,91,
p=0,041, OR=1,93, p=0,013).
Bảng 4: Các yếu tố liên quan đến PTBCTC bất thường
Đặc điểm
T
ần số,
T
ỷ lệ
(%)
OR p
Có viêm âm
đạo
48(10,46)
3,778
0,000
Tiền
căn
viêm
âm đạo
Không
viêm âm
20 (2,99)
1,91
0,041
Đặc điểm
T
ần số,
T
ỷ lệ
(%)
OR p
đạo
Đang s
ống
với chồng
55 (5,52)
Tình
trạng
hôn
nhân
Không s
ống
với chồng
13
(10,08)
1,93
0,013
≤ 2 lần 21 (4,11)
S
ố lần
mang
thai
> 2 lần 47 (7,64)
Sự hiểu biết về PTBCTC
69,18% phụ nữ trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi không biết ung thư CTC
có thể phát hiện sớm được qua khám phu khoa định kỳ, chỉ có 20,78% trường
hợp nghe nói về PTBCTC là do nhân viên y tế cung cấp thông tin (15,98%).
Do vậy, chúng tôi ghi nhận có đến 80,99% chưa từng làm PTBCTC hoặc chỉ
làm xét nghiệm này 1 lần trong 3 năm (6,04%).
Bảng 5: Nguồn cung cấp thông tin về PTBCTC
Ngu
ồn cung
cấp thông tin
Tần số Tỷ lệ (%)
Nhân viên y t
ế
180 15,98
Truyền hình 16 1,42
Sách báo 14 1,24
Thân nhân 18 1,60
Bạn b
è, láng
giềng
6 0,53
Không biết 892 79,22
BÀN LUẬN
Tỷ lệ PTBCTC bất thường
Chúng tôi có 6,04% trường hợp bất thường PTBCTC trong mẫu nghiên cứu
và thường gặp nhất là dạng ASCUS, AGUS và LSIL (4,53% và 1,24%).
Nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn tác giả Vũ Nhật Thăng vì tác giả Thăng
lấy tế bào CTC bằng que gòn và lấy đồng thời ở 2 vị trí là cùng đồ sau và
CTC nên kết quả tế bào CTC bất thường cao hơn nghiên cứu của chúng tôi.
Khi so sánh với 2 tác giả Huỳnh Văn Nhà n và Nguyễn Chấn Hùng (thực
hiện năm 2001 và 2000) thì tỷ lệ của chúng tôi cao hơn, do sự khác biệt về
vị trí địa lý và đặc điểm dịch tễ học của từng vùng (tác giả Nguyễn Chấn
Hùng thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Huỳnh Văn Nhàn thực
hiện tại Bù Đăng, tỉnh Bình Phước)
(Error! Reference source not found.).
Bảng 6: Tỷ lệ PTBCTC bất thường
Tác giả Địa điểm Năm
Số
mẫu
Tỷ
lệ
%
V
ũ Nhật
Thăng
(Error!
Reference source
not found.)
Cộng đồng
1979
11059
7,12
Tr
ần Thị
Lương
(Error!
Reference source
not found.)
Hà Nam
Ninh
1991
7547 1,16
V
ũ Bá
Quyết
(Error!
Viện
BVBMTSS
1993
10000
1,38
Tác giả Địa điểm Năm
Số
mẫu
Tỷ
lệ
%
Reference source
not found.)
Trịnh
Quang
Diện(
Error!
Reference
source not
found.)
Hà Nội-
Cần Thơ
1994
5176 3,63
Nguy
ễn
Chấn
Hùng
(Error!
Reference source
not found.)
TP HCM 2000
10112
1,21
Hu
ỳnh Văn
Nhàn
(Error!
Bù Đăng 2001
625 2,24
Tác giả Địa điểm Năm
Số
mẫu
Tỷ
lệ
%
Reference source
not found.)
Phan H
ồng
Vân
Hòa Thành,
Tây Ninh
2007
1126 6,04
Đặc điểm chung của phụ nữ trong mẫu nghiên cứu
Chúng tôi ghi nhận tuổi tập trung bất thường PTBCTC bất thường là 30-49 tuổi
(62.34%) và kết quả này gần giống với nghiên cứu tại Bệnh viện Ung bướu
(1998-2000) là 70,55%
(Error! Reference source not found.)
. Sự khác biệt này có thể do lưu
lượng khám bệnh tại bệnh viện Ung bướu cao hơn vì đây là tuyến trung ương
nên tập nhiều người dân các tỉnh đến khám và điều trị bệnh.
Với độ tuổi trung bình 45,2 tuổi, chúng tôi nhận thấy có 14/68 trường hợp có b
ất thường PTBCTC chủ yếu là LSIL, giống như nghiên cứu của Bệnh viện Ung
bướu là 45,5 tuổi
(Error! Reference source not found.)
.
Bảng 7: Tuổi trung bình của PTBCTC LSIL
Năm
Tác giả
Số Tuổi
trường
hợp
trung bình
1949
Younge,
Hertos
135 38,7
1951
Cuylen
(Error!
Reference
source not
found.)
95 37,6
1953 Reagan 162 41,6
1956
Fenell
(Error!
Reference
source not
found.)
118 46,4
2000
B
ệnh viện
Ung bư
ớu TP
HCM
10 45,5
2007
Phan H
ồng
Vân
14 45,2
Các yếu tố liên quan đến PTBCTC bất thường
Tình trạng mang thai làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo và CTC do HPV
cũng như các loại siêu vi trùng khác, do sức đề kháng cơ thể bị suy giảm lúc
mang thai, và đây là nguyên nhân dẫn đến bất thường PTBCTC. Chúng tôi ghi
nhận sự liên quan này có ý nghĩa thống kê (p=0,013) giống như nghiên cứu của
tác giả Lê Minh Nguyệt (2002)
(Error! Reference source not found.)
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, những phụ nữ đang sống chung với
chồng có tỷ lệ PTBCTC bất thường cao hơn (80,9%) các phụ nữ không có
quan hệ tình dục thường xuyên, và khác so với y văn là bất thường PTBCTC
thường xuất hiện ở những người có hôn nhân không ổn định, có thể là do mẫu
nghiên cứu của chúng tôi không đủ lớn, nên số liệu ghi nhận được dù có ý
nghĩa thống kê, nhưng không đại diện cho cả cộng đồng được.
Tuổi trung bình quan hệ tình dục lần đầu của chúng tôi là 22,95, gần giống
nghiên cứu của bệnh viện Ung bướu là 21,96%, nhưng cao hơn rất nhiều so với
nghiên cứu tại Mỹ (là tuổi 14-16), bởi vì phong tục tập quán và truyền thống
văn hóa của nước ta khác với các nước Âu Mỹ
(Error! Reference source not found.)
.
Chúng tôi nhận được kết quả giống như y văn: khi tình trạng viêm nhiễm âm
đạo tái đi tái lại, sẽ làm tăng nguy cơ đột biến trong quá trình chuyển sản tế bào
CTC, gây nên sự bất thường PTBCTC cao (tăng lên gần 4 lần trong nghiên cứu
chúng tôi, có ý nghĩa thống kê: OR=3,778, p=0,000).
Sự hiểu biết về PTBCTC bất thường
Đa số phụ nữ tại huyện Hòa Thành không hiểu biết về PTBCTC và bệnh lý ung
thư CTC (79,22% à 69,18%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn tác giả
Huỳnh Văn Nhàn
(Error! Reference source not found.),
do sự khác biệt về nơi tiến hành
nghiên cứu. Tuy nhiên, điều này cho thấy một điểm chung là nhận thức của các
phụ nữ ở các huyện lỵ xa thành phố còn quá thấp, chính vì thế cần đẩy mạnh
việc tuyên truyền, giáo dục về thông tin y tế cho các vùng xa này. Tác giả Shy
và cộng sự đã đưa ra kết luận rằng: phụ nữ 10 năm chưa làm PTBCTC có nguy
cơ ung thư CTC gấp 12,3 lần và làm PTBCTC 3 năm 1 lần thì nguy cơ nà giảm
xuống còn 3,9 lần
(7)
.
Nguồn thông tin mà người dân có được tại huyện Hòa Thành chủ yếu nhờ vào
nhân viên y tế. Vậy nên chăng nhân viên y tế cần phối hợp hoạt động với các
phương tiện truyền thông đại chúng trong công tác tuyên truyền, vận động các
phụ nữ đã quan hệ tình dục đi khám phụ khoa và làm PTBCTC mỗi năm 1 lần
để hạn chế sự xuất hiện của căn bệnh nguy hiểm này.
KẾT LUẬN
Ung thư CTC là bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được qua khám
phụ khoa định kỳ à là PTBCTC. Chương trình này nên được triển khai rộng rã
tại các trung tâm y tế xã trong toàn huyện Hòa Thành, tình Tây Ninh để thực
hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của nước ta.