Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Bài giảng khoa học phân bón - chủ đề 6&7 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.84 KB, 26 trang )

76

CHỦ ĐỀ 6
PHÂN PHỨC HỢP
1. Định nghĩa
Phân phức hợp là loại phân có chứa trong thành phần từ 2 hoặc nhiều hơn các
nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Hiện nay, trên thị trường rất phổ biến các loại phân phức hợp mà trong thành
phần của nó ngoài các nguyên tố dinh dưỡng còn cả chất kích thích sinh trưởng hoặc
các loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật (thuốc trừ cỏ).
2. Phân loại phân phức hợp
2.1. Phân loại theo tính chất cơ lý
 Dạng rắn (bột, viên, hạt)
 Dạng lỏng
2.2. Phân loại theo phương thức sản xuất
 Phân hỗn hợp: là loại phân mà trong đó các chất dinh dưỡng được kết hợp lại
với nhau một cách cơ giới.
Hiện nay trên thị trường có các loại phân hỗn hợp dạng bột, dạng hỗn hợp 3 màu,
phân hỗn hợp dạng một hạt, phân hỗn hợp dạng lỏng.
 Phân hóa hợp: là loại phân mà trong đó các chất dinh dưỡng được kết hợp lại
với nhau thông qua các phản ứng hóa học.
KCl + HNO
3

+ ½ O
2
= 2KNO
3
+ Cl + H
2
O


Hoặc
KCl + NaNO
3

= KNO
3
+ NaCl
+ Các loại phân hóa hợp phổ biến trên thị trường: MAP (monoamophotphat,
diamophotphat, KNO
3
).
 Phân phức tạp: là loại phân mà trong đó các chất dinh dưỡng được kết hợp lại
với nhau thông qua các phản ứng cơ lý hóa phức tạp.
2.3. Phân loại theo số lượng và thành phần các chất dinh dưỡng có trong phân
 Phân phức hợp 2 yếu tố
 Phân phức hợp 3 yếu tố
3. Đặc điểm của phân phức hợp
3.1. Ưu điểm
- Tỷ lệ chất dinh dưỡng cao
- Chứa nhiều chất dinh dưỡng trong một loại phân nên có thể tiết kiệm công
chuyên chở và bón phân so với khi bón phân đơn.
- Các chất dinh dưỡng được phối hợp tốt hơn, tránh được sai sót có thể dẫn đến
việc làm mất chất dinh dưỡng khi trộn phân đơn.
77

 Tính chất vật lý tốt, ít chảy nước (nếu phân ở dạng rắn) nên dễ bảo quản.
3.2. Hạn chế
 Tỷ lệ chất dinh dưỡng trong phân đã được cố định nên khó thể hiện hiệu quả khi
có sự thay đổi loại/giống cây trồng, tính chất đất đai.
 Không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kỹ thuật bón

 Trong thành phần không có các nguyên tố phụ, do đó nếu bón liên tục trên một
chân đất có thể dẫn đến sự thiếu hụt nguyên tố đó đối với cây trồng.
 Phần lớn phân phức hợp là các loại phân chua, bón liên tục trên một chân đất có
thể làm đất hóa chua.

4. Sử dụng phân phức hợp
- Phân phức hợp có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc.
- Đối với phân phức hợp có chứa đạm có chứa đạm trong thành phần thì cần
phải tính đến tính linh động của nguyên tố này để xác định lượng bón, thời điểm bón
và phương pháp bón. Cần thiết phải dựa vào nhu cầu đạm của cây và cân bằng cần thiết
giữa N và P; N và K; N, P và K để tính toán lượng bón phù hợp.
- Cần có quy hoạch cụ thể loại / giống cây trồng và loại đất để có kế hoạch lựa
chọn loại phân phức sẽ sử dụng.
- Cần bón vôi để cải thiện pH đất trong trường hợp phân phức hợp được sử dụng
liên tục trên một chân đất.
- Cần chú ý đến thành phần phụ trong phân để bón phù hợp cho các loại cây
trồng trên các loại đất khác nhau.















78

CHỦ ĐỀ 7
CÁC LOẠI PHÂN HỮU CƠ
Bài 1. Chu trình hữu cơ trong tự nhiên và sự chuyển hóa các chất hữu cơ trong
quá trình phân giải.
1. Khái niệm
Phân hữu cơ được hiểu rộng ra bao gồm phế phụ phẩm của cây trồng và gia súc
ở các giai đoạn khác nhau của quá trình phân giải và được bón vào đất nhằm cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng và cải thiện tính chất đất. Phân hữu cơ bao gồm phân chuồng,
phế phụ phẩm của trồng trọt, lâm nghiệp, rác thải công nghiệp từ các ngành sản xuất
như ngành sản xuất giấy, đường, bùn cống rãnh và phế phụ phẩm từ ngành chế biến
nông sản.
2. Vai trò của phân hữu cơ đối với sản xuất nông nghiệp.
2.1. Vai trò của phân hữu cơ trong việc tăng năng suất cây trồng
Ở Việt Nam, phân hóa học được sử dụng từ những năm 1960. Điều đó có nghĩa
là trước đó, dinh dưỡng được cung cấp cho cây trồng chủ yếu là từ phân hữu cơ mà chủ
yếu là phân chuồng và cây phân xanh.
Tuy nhiên, do hệ số sử dụng phân đạm của phân chuồng và cây phân xanh rất
thấp (< 13 %) so với đạm hóa học (50 %) nên chỉ bón phân chuồng và cây phân xanh
thì không cho năng suất cao được.
Bảng 17. Ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất lúa

Công thức thí nghiệm Năng suất (tạ ha)
Đất bạc màu

Đất phù sa

sông Hồng

Đất phèn
nặng
N
100
P
90
K
90
34,4 - -
N
70
P
60
K
45
+ 10 tấn phân chuồng 41,8 - -
N
40
P
30
K
0
+ 20 tấn phân chuồng 45,7 - -
N
120
P
90
K
60
- 46,9 -

N
100
P
60
K
30
+ 8 tấn phân chuồng - 47,9 -
N
100
P
60
K
30
+ 16 tấn phân chuồng - 51,4 -
N
100
P
120
K
60
+ 10 tấn phân
chuồng - - 17,7
N
90
P
90
K
30
+ 8 tấn phân chuồng - - 19,7
N

90
P
90
K
30
+ 8 tấn phân chuồng - - 32,7
Nguồn: Viện Nông hóa Thổ nhưỡng Quốc gia, 1999
79


Như vậy, phải khẳng định rằng vai trò tăng năng suất cây trồng của phân hóa
học là rất lớn. Mặc dầu vậy, cũng phải thấy rằng, để có được năng suất cây trồng cao
cần phải có nền đất có độ phì nhiêu cao. Mà độ phì nhiêu lại phụ thuộc vào nhiều yếu
tố mà yếu tố quyết định là hàm lượng và chất lượng chất hữu cơ trong đất. Bón phân
hữu cơ có tác dụng làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất vì vậy có khả năng làm
tăng năng suất nhiều loại cây trồng.

2.2. Vai trò của phân hữu cơ đối với độ phì nhiêu của đất
Cho đến nay, tất cả các nghiên cứu trong và ngoài nước đều khẳng định rằng
chất hữu cơ trong đất là yếu tố hàng đầu quyết định độ phì nhiêu của đất.
Trong điều kiện nhiệt đới ẩm của nước ta với đặc trưng nền nhiệt độ và độ ẩm
không khí cũng như của đất cao thì tốc độ của quá trình khoáng hóa chất hữu cơ trong
đất thường rất cao. Kết quả là phần lớn chất hữu cơ trong đất nhanh chóng bị khoáng
hóa rất nhanh thành các hợp chất vô cơ, trong điều kiện mưa nhiều như ở nước ta thì
nhanh chóng bị rửa trôi xuống tầng sâu của đất và làm cho hàm lượng chất hữu cơ
trong đất suy giảm rất đáng kể. Vì vậy, nếu không có biện pháp bổ sung chất hữu cơ
cho đất thì độ phì nhiêu của đất giảm sút rất nhanh. Theo Nguyễn Vy (1998), các chất
hữu cơ bón vào đất Việt Nam phân giải nhanh, bình quân 9 tháng đến 1 năm gần như
đã phân giải hết. Theo Lương Đức Loan (1997), thì đất mới khai hoang có hàm lượng
hữu cơ khá cao (5 – 6 %), nhưng chỉ 4 – 5 năm canh tác cây lương thực ngắn ngày thì

chất hữu cơ giảm sút trung bình 50 – 60 %.
Các nghiên cứu của Phạm Tiến Hoàng và các cộng sự (1997) cho thấy: phân
hữu cơ không chỉ trực tiếp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng mà còn có tác dụng
quyết định trong việc cải thiện các tính chất lý, hóa, sinh học của đất, có tác dụng điều
hòa dinh dưỡng trong cơ chế tăng khả năng hấp phụ của đất bằng việc tăng chất và
lượng các phức hợp chất hữu cơ – khoáng trong đất, tạo cho đất có khả năng giữ chất
dinh dưỡng, hạn chế sự rửa trôi. Chức năng điều hòa dinh dưỡng còn được biểu hiện ở
khả năng chuyển hóa các hợp chất khó tan thành dễ tan cung cấp thêm dinh dưỡng cho
cây trồng mà rõ nhất là chuyển hóa các hợp chất lân trong đất.
Ngoài chức năng điều hòa chất dinh dưỡng, phân hữu cơ còn có tác dụng khắc
phục các yếu tố hạn chế trong đất như Fe, Al và Mn. Có chế của chức năng này là việc
tạo phức với các ion tự do gây độc của kim loại, làm giảm độ độc của chúng.
Vai trò của phân hữu cơ làm tăng khả năng hấp phụ của đất, hạn chế sự rửa trôi
dinh dưỡng trong đất được thể hiện rõ qua các thí nghiệm về ảnh hưởng của phân
80

chuồng đến hiệu suất sử dụng đạm của lúa. Kết quả thí nghiệm cho thấy: hiệu suất của
phân đạm tăng nếu được bón kết hợp với phân chuồng.
Bảng 18. Ảnh hưởng của phân chuồng đến hiệu suất của N bón cho lúa trên đất
phù sa sông Hồng

Công thức thí
nghiệm Vụ Xuân Vụ mùa
NS (tạ/ha)
Hiệu suất
(kg lúa/kg
N) NS (tạ/ha)
Hiệu suất (kg
lúa/kg N)
0 41,4 37,4

Phân chuồng (PC) 47,3 42,2
80 N 51,8 13,0 43,0 7,6
PC + 80 N 59,7 15,5 49,5 9,1
160 57,8 10,3 47,4 6,3
PC + 160N 65,3 11,2 53,7 7,1
240 52,0 4,1 42,1 2,0
PC + 240 N 53,0 2,3 45,8 1,5
Nguồn: Trần Thúc Sơn, 1998
2.3. Cải thiện tính chất lý học đất
Phân hữu cơ khi được vùi vào trong đất sẽ làm tăng độ ổn định của kết cấu đất.
Tác dụng ổn định kết cấu đất của phân hữu cơ phụ thuộc vào bản chất chất hữu cơ và
mức độ mùn hóa. Các loại phân hữu cơ có tỷ lệ C/ N thấp như các loại phân xanh có
khả năng làm tăng độ ổn định kết cấu lên rất nhanh nhưng khả năng tạo mùn thấp nên
tác dụng không bền.
Bảng 19. Một số tính chất vật lý đất bazan thoái hóa

Chỉ tiêu Không vùi
Vùi 83 tấn
hữu cơ
Tăng/
giảm
Độ xốp (%) 59,0 63,4 +4,4
Độ ẩm (%) 26,2 29,3 + 3,1
Sức chứa ẩm tối đa 39,6 42,2 + 4,4
Cấp hạt bền ( 3 - 10mm
(%) 5,67 44,93 + 38,26
Cấp hạt < 0,25 mm (%) 76,5 35,3 - 41,2
81

Nguồn. Lương Đức Loan, 1987


Vai trò cải thiện tính chất lý học đất của phân hữu cơ được thể hiện rõ do phân
hữu cơ khi được vùi vào trong đất làm tăng hàm lượng mùn, vì vậy làm tăng sự kết
dinh giữa các hạt đất để tạo thành đoàn lạp và làm giảm khả năng thấm ướt khiến cho
kết cấu được bền trong nước.
Phân hữu cơ khi được bón vào đất có ảnh hưởng lớn đến tuần hoàn nước trong
đất, làm cho nước ngấm vào đất thuận lợi hơn, khả năng giữ nước của đất cao hơn nhờ
kết cấu đất đã được cải thiện. Vai trò này của phân hữu cơ thể hiện rõ ở đất cát so với
đất sét và đất nhiều limon.
2.4. Cải thiện sinh tính đất
Bón phân hữu cơ các loại có tác dụng tốt trong việc tăng số lượng vi sinh vật
trong đất song ở mức độ khác nhau (Nguyễn Văn Sức, 1999). Kết quả thu được ở
những thí nghiệm cơ bản cho thấy khi bón các nguồn hữu cơ khác nhau về hàm lượng
cacbon và protein với liều lượng khác nhau thì số lượng vi sinh vật tổng số ở trong đất
hoạt động theo chiều hướng: không bón < Rơm rạ < phân chuồng < tàn dư cây họ đậu,
tương đương với 8,0 < 14,0 < 15,0 < 16,0 CFU x 10 6/ 1g đất.
Phân hữu cơ khi bón vào đất có ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều nhóm vi
sinh vật đất. Nhóm vi khuẩn amôn hóa hoạt động khác nhau khi trong đất được bổ sung
các nguồn hữu cơ có hàm lượng protein khác nhau. Số lượng vi khuẩn amôn hóa
không hình thành bào tử phát triển mạnh khi trong đất được bổ sung nguồn hữu cơ giàu
protein. Ngược lại, vi khuẩn amôn hóa hình thành bào tử phát triển mạnh khi trong đất
được bổ sung nguồn hữu cơ có hàm lượng protein thấp.
Theo Nguyễn Văn Sức (1999) thì trả lại hữu cơ cho đất là một biện pháp canh
tác bền vững xét về mặt tăng cường hoạt động sinh học ở trong đất. Quá trình này
ngoài yếu tố về chất lượng hữu cơ còn phụ thuộc vào trạng thái sử dụng phụ phẩm hữu
cơ. Sau thu hoạch, phụ phẩm cây trồng được trả lại theo 2 cách: vùi ngay vào đất hoặc
ủ phụ phẩm rồi sau đó mới bón cho cây. Tùy theo đặc tính cây trồng mà có thể phương
pháp nào sẽ được chọn lựa sử dụng. Trên thực tế, đối với cây lạc thì phương bón phụ
phẩm đã ủ vào giai đoạn đâm tia mang lại hiệu quả cao hơn vì nó góp phần tăng cường
hoạt động của vi sinh vật khoáng hóa phụ phẩm hữu cơ, hoạt tính sinh học tăng, lượng

CO
2
trong đất tăng giúp cây lạc thực hiện tốt quá trình quang hợp, góp phần làm tăng
năng suất. Trong khi đó đối với lúa và ngô thì phương thức sử dụng phụ phẩm vùi là có
hiệu quả nhất.

3. Phân loại phân hữu cơ
82

3.1. Phân hữu cơ nguồn gốc động vật
* Phân hữu cơ nguồn gốc động vật
* Phân chuồng
* Phân gia cầm
3.2. Phân hữu cơ nguồn gốc thực vật
* Phân hữu cơ nguồn gốc thực vật
* Than bùn
* Phân xanh và cây phân xanh
3.3. Phân ủ (compost)

4. Sự chuyển hóa các hợp chất hữu cơ trong quá trình phân giải các loại phân hữu cơ
4.1. Các chất hữu cơ trong phân hữu cơ và tốc độ phân giải
Các chất hữu cơ trong phân hữu cơ có thể xếp theo các nhóm dưới đây theo tốc
độ phân giải chậm dần:
 Đường, tinh bột, protein đơn giản
 Protein phức tạp
 Hemi xenlulo
 Xenlulo
 Lignin, chất béo, chất sáp
4.2. Các quá trình phân giải chất hữu cơ
4.2.1. Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ có đạm

* Cơ chế tiến hành
Các hợp chất protein phức tạp bị thủy phân thành các amino axit đơn giản và
axit hữu cơ:
R – CO – NH – CH
2
COOH + H
2
O RCOOH + CH
2
NH
2
COOH
Các amino axit tiếp tục bị thủy phân và giải phóng NH
3

CH
2
NH
2
COOH + H2O NH
3
+ CH
2
OH – COOH
* Các yếu tố ảnh hưởng
 pH đất
 Ẩm độ và nhiệt độ đất
 Tỷ lệ C/N của cơ chất phân giải
 Thành phần và số lượng của vi sinh vật phân giải
* Ý nghĩa của quá trình này đối với sự thu hút dinh dưỡng của cây trồng và hiệu quả sử

dụng các loại phân hữu cơ.
- Cung cấp đạm dễ tiêu cho cây.
- Cần chú ý đến tỷ lệ C/ N của phân hữu cơ khi bón vào đất
83

- Chọn thời điểm bón, độ sâu bón và mức độ phân giải của phân thích hợp cho
từng loại cây trồng và loại đất.
4.2.2. Quá trình phân giải các hợp chất hydratcacbon
* Cơ chế tiến hành
Trong điều kiện yếm khí
(C
6
H
10
O
5
)n + n H
2
O = n (3CH
4
+ 3CO
2
)
Trong điều kiện háo khí
(C
6
H
10
O
5

)n + n H
2
O + 6O
2
= n(6CO
2
+ 6H
2
O) + Q Kcalo
* Yếu tố ảnh hưởng
 pH đất
 Ẩm độ và nhiệt độ đất
 Tỷ lệ C/N của cơ chất phân giải
 Thành phần và số lượng của vi sinh vật phân giải
* Ý nghĩa của quá trình này đối với sự thu hút dinh dưỡng của cây trồng và hiệu quả sử
dụng các loại phân hữu cơ.
- Cung cấp đạm dễ tiêu cho cây.
- Cần chú ý đến tỷ lệ C/ N của phân hữu cơ khi bón vào đất
- Chọn thời điểm bón, độ sâu bón và mức độ phân giải của phân thích hợp cho
từng loại cây trồng và loại đất.

4.2.3. Quá trình phân giải các hợp chất có chứa lưu huỳnh
* Cơ chế tiến hành
Trong điều kiện háo khí sẽ tạo thành các muối sulphat. Trong điều kiện yếm khí
sẽ tạo thành SH
2
hoặc CS
2
.
* Yếu tố ảnh hưởng

 Chế độ khí trong đất
 Thành phần và số lượng của vi sinh vật phân giải
* Ý nghĩa của quá trình này đối với sự thu hút dinh dưỡng của cây trồng và hiệu quả sử
dụng các loại phân hữu cơ.
- Trong điều kiện háo khí sẽ góp phần cung cấp lưu huỳnh cho cây
- Trong điều kiện yếm khí sẽ gây độc cho cây
- Cần chú ý để lựa chọn phân hữu cơ cho các loại đất khác nhau

4.2.4. Quá trình phân giải các hợp chất có chứa lân
* Cơ chế tiến hành
84

Trong điều kiện háo khí sẽ tạo thành các muối photphat. Trong điều kiện yếm
khí sẽ tạo thành PH
3
.
* Yếu tố ảnh hưởng
 Chế độ khí trong đất
 Thành phần và số lượng của vi sinh vật phân giải
* Ý nghĩa của quá trình này đối với sự thu hút dinh dưỡng của cây trồng và hiệu quả sử
dụng các loại phân hữu cơ.
- Trong điều kiện háo khí sẽ góp phần cung cấp lân dễ tiêu cho cây
- Trong điều kiện yếm khí làm tiêu hao lượng lân có trong đất
- Cần chú ý để lựa chọn phân hữu cơ cho các loại đất khác nhau

4.3. Quá trình mùn hóa phân hữu cơ
Trong quá trình phân giải chất hữu cơ, có 2 loại hợp chất được hình thành. Một
loại vốn là các hợp chất có trong cơ thể thực vật và dưới tác động của các phản ứng
sinh hóa biến đổi một phần và trở nên khó bị vi sinh vật phân giải hơn. Một loại là sản
phẩm của quá trình hoạt động của vi sinh vật như các polysaccarit và polyuronit rooif

được vi sinh vật giữ lại một phần. Hai loại hợp chất này liên kết với nhau tạo thành
nhân mùn, trên có đính các protein và các hợp chất hữu cơ khác có đạm thành một
phức mùn bền vững (Vũ Hữu Yêm, 1995).
Tác động của phân hữu cơ thể hiện mạnh nhất là trong quá trình hình thành mùn
và được biểu hiện qua hệ số mùn hóa.
* Hệ số mùn hóa: là lượng mùn hình thành khi vùi một tấn nguyên liệu thô. Hệ số này
phụ thuộc vào thành phần và bản chất của chất hữu cơ chứ không phụ thuộc vào điều
kiện sinh thái. Các hợp chất chứa nhiều xenlulo hoặc các hợp chất đạm dễ thối rữa có
hệ số mùn hóa thấp. Trái lại, các hợp chất giàu lignin có hệ số mùn hóa cao hơn.
Theo tác giả Vũ Hữu Yêm (1995) thì hệ số mùn hóa (theo chất khô) của một số
nguyên liệu hữu cơ được thể hiện như sau:
Phân chuồng hoai: 0,3 – 0,5
Phân chuồng nhiều rơm rác: 0,1 – 0,4
Phân ủ từ rác đô thị: 0,25
Rễ cây ngũ cốc: 0,15
Rễ cây phân xanh: 0,04
Thân lá phân xanh: 0,2 – 0,3
Phế phụ phẩm của công nghiệp thực phẩm: 0,15 – 0,2


85















Bài 2. Phân hữu
cơ nguồn gốc động
vật

1. Phân hữu cơ nguồn gốc động vật
Phân hữu cơ nguồn gốc động vật bao gồm các sản phẩm phụ thu được từ quá
trình chế biến động vật. Loại phân này có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, đặc biệt là lân và
đạm.
* Thành phần và tính chất
Bảng 20. Tính chất của một số loại phân hữu cơ nguồn gốc động vật










Nguồn. Sổ tay thống kê về phân bón (FAO) – Hà Nội, 1992
* Sử dụng
- Có thể dùng để bón lót, bón thúc hoặc ngâm vào nước để tưới cho cây
Nguồn Hàm lượng dinh dưỡng
N P

2
O5 K
2
O
Bột xương thô 2 -4 22 - 24
Bột xương đã nấu chín 22 - 30
Bột sừng và móng 14 1
Máu khô 10 - 12 1 - 1,5 0,6 - 0,8
Phân cá 8 - 10 3 - 0,3 - 1,5
Phân chim 7 - 8
86

- Nên bón theo hàng, theo hốc
- Lượng bón thích hợp dao động trong khoảng từ 200 – 500 kg/ha
- Không nên bón các loại bột bón xương cá (xác mắm) với liều lượng cao
và bón liên tục vì trong thành phần của nó có NaCl sẽ làm cho đất trở nên chai cứng
sau một vài vụ bón.

2. Phân chuồng
2.1. Khái niệm
Phân chuồng là hỗn hợp phân gia súc, nước tiểu, chất độn chuồng và thức ăn
thừa của gia súc
2.2. Thành phần, tính chất
2. 2.1. Phân và nước tiểu gia súc





Bảng 21. Thành phần của phân gia súc tươi


Tỷ lệ các chất (%)
Loại gia
súc
Tỷ lệ
nước
(%)
Chất
hữu
cơ N P
2
O
5
K
2
O CaO C/N
Trâu 81 12,7 0,25 0,18 0,17 0,4 25 - 28
Bò 79 - 82 15-18 0,3 -0,5 0,18 - 0,2
0,14 -
0,18 0,1 - 0,3 20 - 25
Ngựa 60 - 76 21 -24 0,5 -0,6 0,2 - 0,3 0,3
0,17 -
0,25 24
Dê/cừu 62 - 68
29 -
33
0,6 -
1,2 0,3 - 0,5 0,25 0,4 20 - 25
Heo 75 - 82
16 -

18
0,4 -
0,6 0,3 - 0,5 0,4 0,07 19 - 20
Gà 61 29 1,2 -3 1,1 - 2,6 0,6 - 2 2 -6 9 - 11
Nguồn. M. M. Karl và J. Kotschi, 2002
* Phân lợn: do thức ăn của lợn rất đa dạng và phụ thuộc vào tập quán chăn nuôi nên tỷ
lệ chất dinh dưỡng trong phân cũng dao động rất lớn.
87

* Phân trâu, bò, ngựa và dê: đây là các loại gia súc nhai lại. Phân của các loại gia súc
này thường có tỷ lệ nước thấp, trong đó phân dê có tỷ lệ nước thấp nhất. Phân động vật
nhai lại có nhiều chất xơ, khi ủ tỏa nhiều nhiệt hơn nên được gọi là phân nóng.
Ngoài các nguyên tố đa lượng, trong phân chuồng còn có các nguyên tố vi
lượng. Tỷ lệ của các nguyên tố này biến động theo đặc điểm đất đai, chất lượng thức ăn
và phương thức chăn thả của từng vùng. Trong 1 tấn phân chuồng có khoảng 30 – 50 g
MnO; 4g B; 2 g Cu và 82 - 96 g Zn.
Trong thành phần phân chuồng còn có một số chất kích thích sinh trưởng như
Au xin, IAA (Idol acetic axit)….

Bảng 22. Sản lượng phân và hàm lượng dinh dưỡng của một số loại phân gia súc, gia
cầm (dạng rắn)

Hàm lượng dinh dưỡng
Vật nuôi
Sản lượng
(kg/ngày/con) không
độn
N P
2
O

5
K
2
O
Bò 4,5 5,5 3,5 8,0
Lợn vỗ béo 5,8 4,5 4,0 5,5
Cừu, dê 3,5 6,0 4,0 11,0
Gà 0,18 11,5 14,0 8,0
Nguồn. Sổ tay thống kê về phân bón (FAO) – Hà Nội, 1992
2.2.2. Chất độn chuồng
Chất độn được đưa vào chuồng gia súc với mục đích
+ Tăng số lượng phân chuồng
+ Tăng chất lượng phân chuồng
+ Đảm bảo chỗ nằm vệ sinh cho gia súc
Chất lượng của chất độn có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phân chuồng và
phụ thuộc vào:
 Thành phần dinh dưỡng của chất độn
 Khả năng hút nước
2.3. Đặc điểm của phân chuồng
- Phân chuồng là loại phân có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng
Phần lớn các chất dinh dưỡng trong phân chuồng có ở dạng hữu cơ, khi bón vào
đất sẽ được phân giải để cung cấp từ từ cho cây mà không sợ bị rửa trôi nên có tác
dụng lâu dài và khá bền vững.
88

- Phân chuồng là loại phân có thể sản xuất tại hộ gia đình nên luôn sẵn có để
cung cấp cho cây.
- Là loại phân dễ sản xuất
Tuy nhiên, phân chuồng cũng có một số hạn chế sau đây:
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân chuồng thường thấp và không ổn

định mà phụ thuộc vào loại gia súc, chất lượng thức ăn, phương thức chăn nuôi,
phương pháp chế biến và bảo quản.
- Chất dinh dưỡng trong phân chuồng phần lớn ở dạng hữu cơ, phân giải chậm
nên khó đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng cho cây
- Do tỷ lệ chất dinh dưỡng trong phân chuồng thấp nên để đáp ứng đủ nhu cầu
của cây, phân chuồng phải được bón với lượng lớn nên chi phí chuyên chở thường cao.
- Trong phân chuồng có chứa một số mầm bệnh, trứng sâu, hạt cỏ do vậy, phân
chuồng nếu không được chế biến hợp lý, khi bón có thể là nguồn lây lan sâu bệnh và
cỏ dại ra đồng ruộng. Do vậy, chi phí lao động cho việc chế biến và bảo quản thường khá lớn.
2.4. Các phương pháp chế biến phân chuồng
2.4.1. Ủ nóng hay ủ xốp
 Nguyên lý
Phân chuồng được ủ trong điều kiện hoàn toàn háo khí và vì vậy nhiệt độ trong
đống phân thường ở mức 60 – 70
o
C



 Phương thức tiến hành
Phân lấy từ trong chuồng gia súc ra được xếp thành đống và để phân phân giải
trong điều kiện háo khí. Nếu phân khô quá thì có thể tưới một ít nước để đảm bảo cho
ẩm độ đống phân ở mức thích hợp nhằm đảm bảo cho quá trình phân giải được xảy ra
thuận lợi.
Phương pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp:
+ Phân chuồng có nhiều chất độn giàu chất xơ
+ Phân chuồng có chứa nhiều mầm bệnh, trứng sâu và hạt cỏ
+ Có sự đòi hởi cấp bách của thời vụ
 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp
+ Ưu điểm: phân phân giải nhanh, mầm bệnh, trứng sâu cũng như khả năng nảy

mầm của hạt cỏ giảm vì vậy hạn chế được sự lây lan các nguồn này ra đồng ruộng.
+ Hạn chế: lượng đạm mất trong quá trình ủ là khá lớn
Thời gian ủ: 1 – 2 tháng
89


2. 4.2. Ủ nguội hay ủ chặt
 Nguyên lý
Phân chuồng được ủ trong điều kiện hoàn toàn yếm khí và vì vậy nhiệt độ trong
đống phân thường ở mức 15 – 30
o
C
 Phương thức tiến hành
Phân lấy từ trong chuồng gia súc ra được xếp thành từng lớp rộng 1,5 – 3m, dày 0,3
– 0,4 m rồi nén chặt và tưới nước. Tùy theo số lượng phân mà có thể tăng chiều rộng
đống phân rồi tiếp tục xếp lớp khác với độ dày 0,3 – 0,4 m, tưới nước, nén chặt. Cứ
tiếp tục như thế cho đến khi đống phân có chiều cao 1,5 m. Không hạn chế chiều dài
đống phân. Sau đó dùng than bùn, đất hay rơm rạ phủ kín đống phân.
Phương pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp:
+ Phân chuồng có nhiều chất độn giàu chất đạm hoặc ít khi lấy ra từ chuồng gia
súc, chất độn chuồng được độn thêm hàng ngày
+ Phân chuồng ít chứa mầm bệnh, trứng sâu và hạt cỏ
+ Lượng phân dồi dào và cần dự trữ cho vụ sau
 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp
+ Ưu điểm: phân phân giải chậm nên hạn chế được sự mất đạm
+ Hạn chế: Không hạn chế triệt để mầm bệnh, trứng sâu và hạt cỏ dại
Thời gian ủ: 3 – 4 tháng

2.4.3. Ủ hỗn hợp
 Nguyên lý

Thời gian đầu, phân chuồng được ủ trong điều kiện háo khí và sau vài ba ngày
sẽ được nén chặt, tưới nước và vì vậy phân chuồng sẽ phân giải trong điều kiện yếm
khí với nhiệt độ trong đống phân thường chỉ ở mức 15 – 30
o
C
 Phương thức tiến hành
Phân lấy từ trong chuồng gia súc ra được xếp thành đống không nén, cao 0,8 – 1 m.
Sau 3 – 4 ngày, khi nhiệt độ lên đến khoảng 60 – 70
o
C thì bắt đầu nén cẩn thận đống
phân, tưới đẫm nước. Nhiệt độ trong đống phân lúc này hạ xuống mức 30 – 35
o
C. Cứ
tiếp tục như thế cho đến khi đống phân có chiều cao khoảng 2 m. Nén chặt, tưới nước
và phủ đất hoặc bùn kín lên trên.
 Ưu điểm của phương pháp
Thời gian đầu phân phân giải trong điều kiện háo khí nên có thể tiêu diệt được
mầm bệnh, trứng sâu hoặc làm mất sức nảy mầm của hạt cỏ dại. Thời gian sau, phân
phân giải trong điều kiện yếm khí, phân giải chậm nên hạn chế được sự mất đạm
90

Thời gian ủ: 2 – 3 tháng
2.5. Phân loại phân chuồng theo mức độ phân giải
Nói chung, chất lượng phân chuồng thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào thời gian
cất trữ. Càng để lâu, chất hữu cơ càng giảm.
Tùy theo mức độ phân giải mà phân chuồng được chia ra làm các dạng sau:
- Phân chuồng tươi. Chất độn còn giữ nguyên hình dạng và màu sắc. Dịch lọc
thường có màu xanh hoặc vàng. 1 m
3
khối phân chuồng dạng này thường cân nặng từ

600 – 700 kg
- Phân chuồng nửa hoai (nửa phân giải). Chất độn đã bắt đầu phân giải và
thường có màu nâu đậm. Dịch lọc phân thường có màu đen. 1 m
3
khối phân chuồng
dạng này thường cân nặng từ 800 – 900 kg
- Phân chuồng hoai. Chất độn đã bị phân giải hoàn toàn. Cả đống phân là một
khối màu đen. Dịch lọc phân không màu. 1 m
3
khối phân chuồng dạng này thường cân
nặng từ 950 – 1000 kg
2.6. Các biện pháp hạn chế sự suy giảm chất lượng phân chuồng trong quá trình ủ
Trong quá trình phân giải, khối lượng phân giảm đáng kể. Chất lượng phân tăng
hay giảm tùy thuộc vào phương thức bảo quản
Số liệu ở bảng 23 có thể thấy trong quá trình bảo quản phân chuồng, lượng chất
dinh dưỡng bị mất đi là khá lớn, chất lượng của phân chuồng do vậy cũng sẽ giảm
mạnh.
Bảng 23. Thành phần phân chuồng ở các mức độ phân giải khác nhau (%)

Mức độ phân giải
Chỉ tiêu Tươi Nửa hoai Hoai Mùn
N 0,52 0,60 0,66 0,73
P
2
O
5
0,31 0,38 0,43 0,48
K
2
O 0,60 0,64 0,72 0,84

Mất so với khối lượng ban
đầu 0 15 - 30 khoảng 50 65 - 75
Nguồn. Vũ Hữu Yêm, 1995
Để góp phần nâng cao chất lượng phân chuồng, một số biện pháp sau đây có thể
được áp dụng:
 Chất độn nên được phơi khô, chặt nhỏ để tăng khả năng hấp phụ của nguyên liệu này.
 Trộn supe lân khi ủ với tỷ lệ 2 – 3 %
 Chọn phương pháp ủ phân chuồng hợp lý với đặc điểm của nguyên liệu độn (tỷ lệ
C/N).
91

2.7. Phương pháp sử dụng phân chuồng
- Phân chuồng có thể sử dụng để bón lót cho cây trồng ngắn ngày. Với cây lâu
năm nên bón lót khí trồng và bón thúc định kỳ 2 – 3 năm một lần.
- Lượng bón tùy thuộc vào loại cây trồng và tính chất đất có thể dao động từ 10
– 30 tấn/ha.
- Với ruộng nước , phân chuồng cần bón rải đều trên ruộng, với cây trồng cạn
nên bón theo hàng, theo hốc.
- Phân chuồng hoai có thể ngâm vào nước để hòa tan để đem tưới cho cây trồng.
- Bón phối hợp với phân khoáng sẽ đạt hiệu quả cao hơn là bón đơn độc.
- Độ sâu bón phụ thuộc vào thành phần cơ giới của đất, điều kiện khí hậu, đặc
biệt là ẩm độ không khí và ẩm độ đất.

3. Phân gia cầm
3.1. Khái niệm
Phân gia cầm là loại phân hỗn hợp, phân hoàn toàn, tác dụng nhanh
3.2. Thành phần phân gia cầm
Tỷ lệ chất dinh dưỡng trong phân gia cầm có thể thay đổi, tùy thuộc vào một số
yếu tố sau đây:
+ Số lượng và chất lượng thức ăn

+ Chất lượng thức ăn (tỷ lệ thức ăn tinh và thô)
+ Phương thức
Bảng 24. Thành phần phân gia cầm

Loại gia cầm Thành phần (% so với chất khô)
Nước

N P
2
O
5
K
2
O
Gà 56 0,7 - 1,9 1,5 -2,0
0,8 -
1
Vịt 57 0,8 1,5 0,4
Ngỗng 77 0,5 0,5 0,9
Nguồn. Vũ Hữu Yêm, 1995
Trong phân gia cầm, đạm chủ yếu có ở dạng a xit uric nên phân giải nhanh để
tạo thành đạm amôn. Vì vậy, chất lượng phân gia cầm sẽ giảm nhanh (khoảng 50 % chỉ
trong thời gian một vài tuần) nếu được bảo quản kém.
Để giảm lượng đạm bị tiêu hao nên sử dụng các chất độn như than bùn để trộn
với phân gia cầm trong quá trình bảo quản (tỷ lệ 1: 4 - 5) hoặc thêm than bùn vào
92

chuồng của gia cầm. Ngoài ra còn có thể sử dụng các nguyên liệu khác như đất bột,
hoặc supe lân (5 – 7 %) so với trọng lượng phân để trộn.


3.3. Sử dụng phân gia cầm
- Bón lót khi cày lần 2 nếu là phân tươi với lượng bón từ 1 - 4 tấn/ ha
- Bón thúc nếu phân đã hoai mục. Trong trường hợp phân quá khô thì phải thêm
nước với tỷ lệ (1phần phân : 6 -7 phần nước) để tưới cho đều.
- Ưu tiên để bón cho các loại cây có nhu cầu kali cao, đặc biệt là cây ớt.

Bài 3. Phân hữu cơ nguồn gốc thực vật
1. Tàn dư thực vật
Hàng năm các loại cây họ hòa thảo có khả năng để lại gần 1000 triệu tấn thân lá
Ngoài ra, có một lượng khá lớn tàn dư thực vật từ các loại cây trồng như cây lấy sợi
(bông, đay), Cây lấy đường như mía, củ cải đường và các loại cây họ đậu. Hàm lượng
N,P, và K trong phế phụ phẩm khác nhau rất khác nhau (bảng 25).
Ở các nước đang phát triển, khi mà máy liên hợp gặt đập được sử dụng rộng rãi
thì phế phụ phẩm được để lại trên ruộng và sau đó được vùi vào đất. Việc quản lý tốt
phế phụ phẩm trên ruộng đã góp phần làm tăng khả năng giữ nước, kiểm soát xói mòn
đất, và duy trì hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Ở một số nước như Anh, Canada và
Úc, thân lá lúa mì thường được đốt, trong khi ở một số nước khác như Đức thì việc này hoàn
toàn bị cấm.
Ở các nước Nam Á và Đông Nam Á, rơm rạ thường được sử dụng như một
nguồn thức ăn cho gia súc. Ở nhiều vùng, rơm rạ cũng có thể bị đốt hoặc được vùi vào
đất hoặc có thể được sử dụng để làm chất độn chuồng. Nếu sử dụng phế phụ phẩm
trồng trọt để làm chất độn chuồng thì phải được phơi khô, nếu có điều kiện thì nên chặt
nhỏ để tăng khả năng hấp phụ NH
3
, kali nhằm hạn chế sự tiêu hao 2 nguyên tố dinh
dưỡng này.









93

Bảng 25. Hàm lượng NPK của một số phế phụ phẩm ngành trồng trọt và rác
thải hữu cơ

Loại phế phụ phẩm
Hàm lượng dinh dưỡng (% so với khối
lượng khô)
N P
2
O
5
K
2
O
Phế phụ phẩm nông nghiệp
Rơm rạ 1,70 0,37 2,92
Thân lá mía 0,55 0,09 2,39
Thân lá ngô 0,53 0,15 2,21
Thân lá cây họ đậu 2,30 0,54 2,92
Phế phụ phẩm nông - công
nghiệp
Bã mía 0,87 0,25 0,98
Vỏ dừa 0.61 0,14 2,03
Bã dứa 1,23 4,03 1,29
Nguồn: Shuman, 1994.



2. Khô dầu các loại
* Hàm lượng dinh dưỡng
Bảng 26. Hàm lượng dinh dưỡng của một số khô dầu được sử dụng để làm phân bón

Nguồn Hàm lượng dinh dưỡng
N P
2
O5 K
2
O
Khô dầu lạc 7,0 - 7,2 1,5 - 1,6 1,3 - 1,4
Khô dầu vừng 6,2 -6,3 2,0 - 2,1 1,2 - 1,3
Khô dầu bông chưa bóc
vỏ 3,9 - 4,0 1,8 -1,9 1,6 - 1,7
Khô dầu bông đã bóc vỏ 6,4 - 6,5 2,8 - 2,9 2,1 - 2,2
Khô dầu hướng dương 4,8 -4,9 1,4 - 1,5 1,2 - 1,3
Khô dầu thầu dầu 5,5 - 5,8 1,8 -1,9 1,0 - 1,1
Nguồn. Sổ tay thống kê về phân bón (FAO) – Hà Nội, 1992
* Sử dụng
- Dùng để bón lót bằng cách rải đều lên mặt hoặc theo hàng, theo hốc
94

- Ngâm vào nước và tưới thúc cho cây một vụ một lần (đối với cây ngắn ngày)
và 2 – 3 năm/ lần (đối với cây dài ngày)
- Có thể sử dụng để ủ với phân chuồng để tăng nhanh quá trình phân giải chất
hữu cơ.
- Lượng bón thường dao động từ 200 – 300 kg/ha, tùy thuộc vào loại cây trồng
và điều kiện thời tiết, khí hậu.


3. Than bùn
3.1. Khái niệm
Than bùn được tạo thành do sự phân giải không hoàn toàn các cây trong đầm
lầy ở điều kiện thừa ẩm, thiếu không khí.
3.2. Phân loại than bùn
Than bùn có thể được chia làm nhiều loại, tùy thuộc vào các tiêu chí khác nhau
* Tùy thuộc vào loại thực vật và điều kiện hình thành
3.2.1. Than bùn sâu: Được tạo thành từ các đầm lầy mọc các loại cây có tỷ lệ đạm và
các nguyên tố tro cao như cây sậy (Fragmites communis Trin), long não (Cinnamonum
camphora), Cỏ tháp bút (equisetum sp).
Đây là loại than bùn có hàm lượng đạm và các chất khoáng tương đối khá, pH
dao động từ hơi chua đến trung tính, khả năng hấp phụ thấp. Loại chứa nhiều lân và
can xi thì có thể sử dụng trực tiếp để làm phân bón.
3.2.2. Than bùn cạn
Hình thành ở nơi phân thủy, hoặc ở lớp trên lớp than bùn sâu. Do điều kiện dinh
dưỡng trong đất thấp nên ở vùng hình thành loại than bùn này chủ yếu chỉ tồn tại một
số loại cây có yêu cầu dinh dưỡng thấp như cỏ lác, cỏ năn v.v
Than bùn cạn có tỷ lệ đạm và các chất tro khá thấp, pH khá cao, dao động từ chua đến
rất chua.
Than bùn cạn có khả năng hút nước mạnh; 1 kg than bùn loại này có thể hấp thu
từ 8 - 15 lít nước. Vì vậy, than bùn cạn được xem là nguyên liệu độn tốt và thường
được sử dụng để làm nguyên liệu độn chuồng.
3.2.3.Than bùn trung gian
* Tùy thuộc vào tỷ lệ đạm và các chất tro
* Tùy thuộc vào mức độ phân giải
 Than bùn phân giải yếu: chứa tối đa là 20 % chất hữu cơ đã mùn hóa
 Than bùn phân giải trung bình: chứa từ 20 - 40 % chất hữu cơ đã mùn hóa
 Than bùn phân giải cao chứa hơn 40 % chất hữu cơ đã mùn hóa


95

3.3. Sử dụng than bùn
 Chế biến phân ủ
Để chế biến phân ủ, người ta thường sử dụng các loại than bùn trung gian và
than bùn cạn, có mức độ phân giải cao. Do quá trình khoáng hóa chất hữu cơ trong
than bùn diễn ra chậm, than bùn cạn và than bùn trung gian lại thường có pH thấp, vì
vậy, trong quá trình ủ người ta thường bổ sung thêm vôi với tỷ lệ 2 -3 %, hoặc các loại
phân hữu cơ có hoạt tính sinh học như phân chuồng, nước tiểu, hoặc các loại phân lân.
Có các loại phân ủ than bùn sau:
+ Ủ than bùn với phân chuồng
Tỷ lệ ủ: 2 hoặc 3 phần than bùn: 1 phần phân chuồng, 2 – 3 % bột phốtphorit
hoặc super lân (nếu ủ với super lân thì thêm 1- 2 % CaO).
Ẩm độ than bùn: 60 - 65 %.
+ Ủ với nước tiểu gia súc
Tỷ lệ ủ: 1 tấn than bùn: 0,2 - 1 tấn nước tiểu gia súc, 2 – 3 % bột phốtphorit
hoặc super lân (nếu ủ với super lân thì thêm 1- 2 % CaO).
 Sử dụng làm chất độn chuồng: than bùn phải có độ ẩm khoảng 30 %.
Than bùn có ẩm độ quá cao thì hút nước kém, tác dụng giữ các chất dinh dưỡng (chủ
yếu là kali) không cao. Than bùn có ẩm độ quá thấp lại gây ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe gia súc.
 Sử dụng trực tiếp
Than bùn sau khi được xử lý tốt để khử các chất độc có hại (H
2
S, Al v.v ) thì có
thể sử dụng trực tiếp bằng các cách sau đây:
- Bón trực tiếp cho cây
- Làm bầu ươm cây con
- Làm giá thể để sản xuất các loại phân vi sinh
- Chế biến a xit humic

- Chế biến phân hỗn hợp

4. Phân xanh và cây phân xanh
4.1. Khái niệm
Các loại cây có thể được sử dụng để làm phân xanh có chất lượng cao thường
phải có các đặc điểm sau:
-Là cây trồng thuộc bộ đậu
- Bộ rễ phát triển mạnh, có khả năng đồng hóa lân dễ tiêu lớn
- Có khả năng tái sinh mạnh và cho sinh khối lớn
96

- Có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh như chịu hạn, chịu úng,
chịu rét và chống chịu sâu bệnh.
- Có tác dụng nhiều mặt
4.2. Vai trò của phân xanh và cây phân xanh đối với sản xuất nông nghiệp
* Tăng nhanh tỷ lệ đạm trong đất: tùy thuộc vào loại cây trồng, tính chất đất mà
lượng đạm bổ sung cho đất có thể dao động từ 30 - 100 kg/ha/năm
* Tăng cường tích lũy chất dinh dưỡng cho lớp đất mặt: nhờ có bộ rễ phát triển
mạnh, ăn rộng và sâu, có khả năng thu hút các chất dinh dưỡng ở tầng sâu như N, K
hoặc P nhờ khả năng đồng hóa lân cao để duy trì sinh trưởng và tích lũy trong thân lá.
Sau khi chất xanh được vùi vào đất sẽ bổ sung thêm một lượng đáng kể các chất dinh
dưỡng như lân, kali, can xi v
* Góp phần cải tạo đất mặn: Một số loại cây phân xanh có khả năng chịu mặn,
lại có sinh khối cao, khi được trồng trên đất mặn, đặc biệt vào mùa khô có tác dụng
làm giảm sự bốc hơi nước và sự leo lên của muối theo mao quản đất vì vậy có thể làm
giảm sự tích lũy muối trên tầng đất canh tác. Bên cạnh đó, chất hữu cơ trong thân lá
phân xanh sau khi vùi vào đất có tác dụng làm giảm tác hại phân tán đất cảu Na + trên
bề mặt keo đất nhờ sự tạo thành các phức hữu cơ - vô cơ.
* Cải tạo tính chất lý học của đất
- Cải thiện kết cấu đất

- Cải thiện dung trọng đất
- Điều hòa chế độ nhiệt và chế độ khí trong đất
* Tác dụng bảo vệ đất
- Giảm cường độ xói mòn do nước
- Hạn chế rửa trôi
- Hạn chế xói mòn do gió
- Hạn chế hiện tượng cát bay, cát nhảy
* Hạn chế cỏ dại
* Cung cấp chất hữu cơ tại chỗ
* Cung cấp thức ăn cho cây ngay vụ đầu
* Được sử dụng làm thức ăn cho gia súc (các loại cây phân xanh có tỷ lệ ancaloit độc thấp).
4.3 Phân loại cây phân xanh
4.3.1. Cây phân xanh vùng đồi
* Tiêu chuẩn:
- Có nhu cầu dinh dưỡng thấp, có thể sinh trưởng phát triển tốt trên các
loại đất có tầng đất mỏng.
- Chịu chua
97

- Chịu hạn
- Sinh trưởng nhanh
- Có khả năng tái sinh mạnh và cho sinh khối lớn.
* Một số cây phân xanh phổ biến
- Cốt khí (Tephrosia candida D.C)
(Tephrosia purpurea Pers)
(Tephrosia tinctonia Pers)
- Sắn dây dại (Pueraria montana hoặc Pueraria Tonkinensis)
- Đậu mèo(Mucuna)
- Đậu chàm (Indicago)
- Cỏ stylo (Stylosanthes gracilis)

- Keo dậu (Leucoena Leucocephala)
- Đậu triều (Cajanus)
4.3.2. Cây phân xanh vùng đồng bằng
* Tiêu chuẩn:
- Có nhu cầu dinh dưỡng thấp
- Chịu chua
- Chịu úng
- Sinh trưởng nhanh
- Có khả năng tái sinh mạnh và cho sinh khối lớn.
* Một số cây phân xanh phổ biến
- Các loại muồng (các loài Crotalaria)
- Các loại cây họ đậu (các loài Phaselus)
- Một số loài điền thanh (một số loài sesbania)
- Bèo hoa dâu (Azola pinata)

5. Sử dụng cây phân xanh và phân xanh
5.1. Đưa cây phân xanh vào hệ thống canh tác: tùy thuộc vào tập quán canh tác của
nông hộ, tình hình đất đai, khả năng đáp ứng lao động và hiệu quả sản xuất mà có thể
lựa chọn một hoặc một vài biện pháp trong các biện pháp sau.
- Trồng xen
- Trồng gối
- Trồng thuần
5.2. Sử dụng phân xanh để bón lót
Để nâng cao hiệu quả sử dụng phân xanh khi vùi vào đất cần chú ý đến thời gian
cắt hoặc vùi phân xanh: thích hợp nhất là lúc năng suất chất khô của cây phân xanh đạt
98

cao nhất, tổng sản lượng đạm tích lũy trong thân lá cao nhất, tỷ lệ C/N thấp để khi vùi
phân xanh vào đất, quá trình phân giải xảy ra được thuận lợi, hạn chế hiện tượng tranh
chấp dinh dưỡng giữa cây trồng và vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong thân lá cây

phân xanh được vùi vào đất. Vì vậy, nên cắt hoặc vùi cây phân xanh khi cây bắt đầu ra hoa.
5.3. Sử dụng thân lá cây phân xanh để chế biến phân ủ (compost)
5.4. Sử dụng cây phân xanh để bón thúc (ngâm thân lá cây phân xanh vào hố có chứa
dung dịch phân lân, và bắt đầu sử dụng khi thân lá đã phân huỷ hoàn toàn). Thường sử
dụng nước ngâm thân lá cây phân xanh để bón thúc cho các loại cây trồng cạn như ngô, mía
v.v
5.6. Sử dụng thân lá cây phân xanh để làm chất độn chuồng. Để nâng cao tác dụng cải
thiện chất lượng phân chuồng, cây phân xanh được sử dụng làm chất độn chuồng phải
có tỷ lệ C/N vừa phải (30 - 40).
5.7. Làm băng xanh chống xói mòn và rửa trôi đất dốc

6. Phân ủ (compost)
6.1. Khái niệm
Phân ủ là sản phẩm của quá trình chuyển hóa vi sinh của các loại rác thải hữu cơ
được thực hiện bởi các vi sinh vật, nấm và xạ khuẩn bản địa có trong tự nhiên thành
các hợp chất mùn khác nhau.
6.2. Sản xuất phân ủ

6.2.1. Phân loại nguyên liệu ủ
Mục đích của việc sản xuất phân ủ là làm tăng sự ổn định của các hợp chất hữu
cơ dễ phân hủy và chuyển hóa càng nhiều ở mức có thể các chất dinh dưỡng của cây
trồng cũng như các hợp chất hữu cơ để sản xuất dạng sản phẩm khô và tương đối
đồng nhất để có thể sử dụng như một dạng phân hữu cơ. Do vậy, trước khi ủ phải loại
bỏ các loại rác thải ở dạng kim loại, thủy tinh, chất dẻo tổng hợp. Tùy thuộc quy mô
sản xuất mà người ta có thể sử dụng biện pháp phân loại thủ công hay cơ giới.
Kích thước nguyên liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ của quá trình phân
giải. Chiều dài thích hợp của nguyên liệu thích là 10 – 50 mm.
6.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân giải phân ủ
Trong quá trình sản xuất phân ủ, các yếu tố như tỷ lệ C : N của vật liệu ủ, hàm
lượng nước, độ thoáng khí, pH và nhiệt độ có thể chi phối sự phân bố và phát triển

quần thể vi sinh vật, nấm hoặc xạ khuẩn.
 Tỷ lệ C/N của nguyên liệu ủ
99

Quá trình hoai mục của phân ủ tùy thuộc vào vi sinh vật, chúng cần cacbon làm
nguồn năng lượng và dùng đạm để tổng hợp protein cho cơ thể chúng. Do đó, cần tạo
cho nguyên liệu ủ có tỷ lệ C/N nằm trong phạm vi 25 – 35. Nếu tỷ lệ C/N quá cao thì
cần nhiều thời gian để oxy hóa cacbon thành CO
2
. Nếu tỷ lệ C/N quá thấp thì N dễ mất
đi dưới dạng NH
3
và làm giảm chất lượng của phân ủ. Có thể phối trộn các nguyên liệu
với tỷ lệ C/N khác nhau để tạo ra loại nguyên liệu có tỷ lệ C/N thích hợp.
 Độ thoáng khí
Có 2 dạng sản xuất phân ủ là sản xuất trong điều kiện háo khí và trong điều kiện
yếm khí. Trong quá trình sản xuất phân ủ trong điều kiện yếm khí, chỉ một phần các
hợp chất hữu cơ bị phân giải hoàn toàn và quá trình này thường gắn liền với việc tạo
thành các loại khí như CH
4
, PH
3
.
Đối với quá trình sản xuất phân ủ trong điều kiện háo khí thì độ thoáng khí là điều
kiện tiên quyết cần có. Thủy phần của các chất hữu cơ được sử dụng chỉ nên duy trì ở mức 50
– 60 %.

 pH
Có một mối quan hệ rất chặt chẽ giữa nhiệt độ và sự thay đổi pH theo thời gian
trong quá trình sản xuất phân ủ. Ở giai đoạn đầu, pH thường giảm xuống mức 5 và lúc

này, số lượng nấm trong đống phân ủ chiếm ưu thế. Nhưng khi nhiệt độ tăng nhanh và
mạnh, thì pH cũng tăng theo và hoạt tính của vi khuẩn và xạ khuẩn cũng tăng mạnh.
pH tăng cực đại lên mức 8 và đồng thời với mức tăng cực đại của nhiệt độ. Sau đó thì
pH giảm xuống và luôn giữ ở mức 7.
Bảng 27. Tỷ lệ C/N của một số nguyên liệu chế biến phân ủ

Loại nguyên liệu N (% theo chất khô)

C/N
Nước giải động vật 15 - 18 0,8
Máu khô 10 - 14 3
Bột cá 4 -10 4 - 5
Khô dầu 3 - 9 3 - 15
Phân gia cầm 4
Cỏ non 2 - 4 12
Cây phân xanh (phần non) 3 - 5 10 - 15
Phế phẩm nhà máy rượu, bia 3 - 5 15
Rác đô thị (rác hữu cơ) 2 - 3 10 - 16
Bã thịt quả cà phê 1,0 - 2,3 8
Rác đô thị (nhiều giấy) 0,6 - 1,3 30 - 80
100

Lá mới rụng 0,4 - 1,0 40 - 80
Chất thải của nhà máy đường 0,3 150
Mùn cưa gỗ tươi 0,1 500
Nguồn. Vũ Hữu Yêm, 1995
 Chủng vi sinh vật
Các phương pháp chuẩn sử dụng để ủ rác thải đòi hỏi 1 thời gian khá dài (thường là
8 tuần) để có thể sản xuất được các sản phẩm phân ủ có chất lượng cao. Các nghiên
cứu đã chỉ ra rằng ủ rác thải với các chủng nấm phân giải cellulo như Aspergilus niger

và Penicilium sp. có thể làm cho cường độ của quá trình ủ tăng mạnh (Gaur và
Sadasivan, 1993). Trong quá trình ủ phân rác, có khoảng 25 – 50 % cacbon và 10 –
40 % đạm từ nguyên liệu ban đầu có thể bị mất đi do vậy cần:
+ Sử dụng các giải pháp hạn chế sự mất đạm
+ Hoặc chỉ sử dụng phân ủ để bón cho các loại cây như hoa, cây cảnh hoặc cho
ngành làm vườn.
 Độ ẩm
Độ ẩm đống phân xuống dưới 30 % thì các phản ứng sinh học chậm lại đáng kể.
Nhưng nếu độ ẩm quá cao thì không khí trong đống phân lại khó lưu thông. Do vậy,
nên duy trì độ ẩm tối thích cho việc phân giải của vi sinh vật ở mức 50 – 60 %.
Để duy trì độ ẩm hợp lý cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
+ Thấm ướt nguyên liệu trước khi ủ và tưới nước trong quá trình ủ nếu nguyên
liệu ủ quá khô.
+ Ủ trong hố ủ để giảm sự thoát hơi nước khi trời nóng.
+ Ủ phân dưới bóng râm hoặc trong nhà có mái che
+ Đảm bảo tỷ lệ 1.000 kg phân ủ với 2.500 lít nước

 Việc đảo trộn phân
Mục đích: tạo điều kiện để cho không khí có thể thâm nhập đều khắp đống phân và
làm cho nguyên liệu ủ được nghiền nát, tăng điều kiện cho vi sinh vật phân giải. Tuy
nhiên, nếu đảo quá nhiều có thể làm giảm nhiệt độ đống phân, làm phân khô đi quá
nhanh và tốc độ phân giải vì vậy có thể bị chậm lại. Cho nên đối với loại phân ủ theo
phương pháp ủ háo khí, sử dụng dòng không khí tự nhiên qua hệ thống thông hơi thì
chỉ cần đảo 2 – 3 lần là đủ.
 Vật phụ gia
Để gia tăng cường độ của quá trình phân giải, có thể bổ sung thêm một ít các chất
dinh dưỡng vô cơ (đạm, lân) hoặc vi sinh vật trong khi ủ.

×