Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Kỹ thuật trồng cúc potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.69 KB, 3 trang )

Kỹ thuật trồng cúc
I/ làm đất:
Đất được cày lên phơi khoảng 3-5 ngày, cày sâu 40-50cm. Khi đánh đất chú ý đất phải hơi ướt, không
được đánh đất thành bột cám, khi tưới rất rễ bị váng mặt
Rải phân lót gồm: vôi hàu 1,5-2 tạ/sào, lân 1,5-2tạ/sào, reastrong 2 tạ/sào.
Tưới giữ ẩm trước khi đánh đất.
Đánh đất nhỏ nhưng phải có kết cấu đất hạt to với đường kính 0.5-1cm
Lên luống: kích thước 1m/luống, rãnh 30-40cm
II/ trồng cây con:
Trước khi trồng cây thì phải tưới đẫm trước 1 ngày để cây thích ứng với môi trường tự nhiên.
Trồng với khoảng cách hangxhàng 12cm. mỗi hàng trồng 8 hoặc 10 cây
Mật độ 42.000 đến 45.000 cây/ 1000m2
Trồng xong phải tưới luôn, sau đó ngày tưới 2 lần trong vòng 1 tuần đầu.
Chú ý: khi trồng phải căng dây trong đó đã có sẵn khoảng cách hàng là 12 cm
III/ chăm sóc:
- Sau khi trồng 2-3 ngày thì bơm thuốc kích rễ ( super hume và hydrophos) bơm 2 ngày/ lần. và
bơm thêm sec saigòn trừ sâu đất.
- Sau 2-3 ngày khi rễ bén thì bắt đầu bắc điện thắp sáng 5 tiếng/ tối ( famr vàng thì 30 ngày điện
còn pha lê thì 45 ngày điện) khi cây cao 40- 45 cm thì ngắt điện. thắp điện tốt nhất là từ 18h-
24h tối.
1/ Cách mắc điện:
- Mắc điện theo các bóng điện so le nhau, hàng x hàng = 3m
Bóng x Bóng = 2,5m
- Đường điện đầu tiên bắc vào rãnh của dò thứ nhất, cách 3 dò thì bắc 1 đường điện
- Bóng đầu tiên của hàng đầu tiên thụt vào 1 mét, bóng đầu tiên của đường thứ 2 thụt vào 2 mét
- Chú ý: dây đường chính phải là dây cáp to.
- Chiều cao mắc bóng 2-2,5 mét.
Mắc điện theo sơ đồ dưới đây:
Đ1 x x
Đ2 x x
Đ3 x x


Đ4 x x
Đ5 x x
Đ6 x x
Đ7 x x
Đ8 x x
2/ Tưới Nước:
Nước là yếu tốt quan trọng nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây cúc, chính vì vậy
cần phải tưới ẩm cho cây cúc đồng thời chú ý phòng bệnh cúc.
* Từ khi trồng đến 7 ngày:
Tưới 2 lần/ngày, tưới vào sáng sớm và buổi chiều tưới trước 3h, có thể tùy vào độ ẩm mà tà có
thể tưới sao cho thích hợp.
* Từ 7 ngày – khi ngắt điện:
Tưới 1 ngày/ lần tùy vào điều kiện thời tiết có thể tưới tăng thêm hoặc không tưới nêu thấy thời
tiết nắng và cây đất khô như tuyệt đối không tưới sau 3 h chiều, tốt nhất là nên tưới vào lúc sáng sớm,
có thể tưới nước xong phun thuốc phòng nấm luôn nếu còn sớm hoặc buổi chiều phải bơm.
* Từ khi ngắt điện đến khi thu hoạch:
Khi ngắt điện cây cúc rất mẫn cảm với điều kiện tự nhiên thể hiện như nguy cơ bị bệnh nhiều
(cóc), bắt đầu xuất hiện sâu vẽ bùa, chính vì vậy chỉ nên tưới vào buổi sáng sớm và những ngày nắng,
chứ tuyệt đối không được tưới vào buổi chiều, thường xuyên phải phun thuốc phòng nấm và sâu vẽ bùa,
Nấm ( tưới thì phải phun phòng thường 3 ngày/lần). phun sâu và sâu vẽ bùa 5 – 6 ngày/ lần.
2/ Xăm gốc.
Khi cúc trồng được khoảng 2-4 tuần nếu thấy đất bị váng mặt nhiều thì ta nên lấy bay bé xăm
cho cây khỏ bị bó rễ, nếu tưới tự động và đất có cấu trúc tốt thì không cần xăm
3/ ngắt điện: khi cây cúc cao khoảng 40 – 60 cm thì tiến hành ngắt điện sau trồng khoảng 30 – 45 ngày.
4/ căng lưới đỡ cúc:
Khi cúc ngắt điện và đã cao khoảng 40-60 cm thì bắt đầu căng lưới đỡ cúc, tốt nhất căng trùng
không căng quá dễ hỏng lưới, khi căng xong thì phải đi từng luống bắt ngọn cúc vào từng ô
5/ Bón Phân:
Cúc dòi hỏi phân bón không cao nhưng cần phải bón theo quy trình.
a/ Bón lót:

Bón lót là yếu tố quan trong đối với cây trồng
Phân chuồng 6m
3
/ sào, vôi hàu 1,5-2 tạ/sào, lân 1,5-2tạ/sào, reastrong 2 tạ/sào, nutismat 50 kg/sào
(nên mua phân cá hữu cơ bón thêm 50kg/sào, tricodesma 4kg/sào)
b/ Bón thúc:
Bón thúc cho cúc thường chỉ cần 5 lần:
- Lần 1: khi cúc bén rễ ( thường 7 -8 ngày sau trồng) thì ta nên bón nhử phân urê 30- 40 kg/ sào
( 1kg/ 1 dò dài 20mét).
Cách bón: cân phân lên rồi vãi lên mặt luống nhưng vãi là phải tưới luôn.
- Lần 2: bón sau lần 1 khoảng 5 -7 ngày
Loại phân bón: NPK 20:20:15
Khối lượng:30kg/ sào
Hình thức bón: Bón rãi trên luống rồi dùng chổi quét cho phân rơi xuống không bị rính
ngọn rồi tưới luôn hoặc ngâm phân trước 1 ngày sau đó hòa nước pha loãng dùng máy
bơm thuốc bỏ vòi xịt ra phun, rồi sau đó tưới bằng nước lã.
- Lần 3: tùy vào tình trạng phát triển của cây thường bón sau lần 2 một tuần.
Loại phân bón: bón phân vàng ( Nitrat – Bo).
Khối lượng: 40 kg/ sào.
Hình thức bón: Bón rãi trên luống rồi dùng chổi quét cho phân rơi xuống không bị rính
ngọn rồi tưới luôn hoặc ngâm phân trước 1 ngày sau đó hòa nước pha loãng dùng máy
bơm thuốc bỏ vòi xịt ra phun, rồi sau đó tưới bằng nước lã.
- Lần 4: tùy vào tình trạng phát triển của cây thường bón sau lần 3 một tuần.
Loại phân bón: bón phân 20:20:15
Khối lượng: 40 kg/ sào.
Hình thức bón: Bón rãi trên luống rồi dùng chổi quét cho phân rơi xuống không bị rính
ngọn rồi tưới luôn.
- Lần5: bón lần cuối khi cây đạt chiều cao khoảng 40-50 cm để cho vào lưới
Loại phân bón: bón phân 20:20:15
Khối lượng: 40 kg/ sào.

Hình thức bón: Bón rãi trên luống rồi dùng chổi quét cho phân rơi xuống không bị rính
ngọn rồi tưới luôn.
6/ Phun thuốc:
a/ thuốc KTST:
b/ Thuốc phòng, trừ bệnh:
c/ thuốc sâu:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×