Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề 6 : Đồng chí hãy phân tích những quan điểm cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin về con người. Việc xây dựng và phát huy vai trò và nhân tố con người ở nước ta hiện nay. pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.2 KB, 5 trang )

Đề 6 : Đồng chí hãy phân tích những quan điểm cơ bản
chủ nghĩa Mác-Lênin về con người. Việc xây dựng và phát
huy vai trò và nhân tố con người ở nước ta hiện nay.
Bài làm
Con người là một đề tài cũ nhưng nghiên cứu nó luôn luôn
là một vấn đề mới không bao giờ kết thúc và ngày nay, vấn đề
con người luôn có vị trí cao nhất và bao trùm là chiến lược
của mọi chiến lược. Trong tiến trình phát triển của lịch sử, con
người bị qui định bởi các mối quan hệ XH, đồng thời thông qua
hoạt động thực tiễn con người cũng thúc đẩy XH tiến lên. Nghị
quyết 05 của Bộ Chính trị (khóa VI) chỉ rõ : phải quán triệt quan
điểm cơ bản của Đảng là coi trọng con người, coi con người là
động lực quan trọng nhất, là mục tiêu phục vụ và xây dựng của
mọi hoạt động KT-XH.
Để hiểu rõ bản chất của con người mới, con người XHCN,
vấn đề không phải là đem đối lập con người đó với con người
cũ, mà phải xem xét trong mối quan hệ biện chứng: tính thời đại
và tính lịch sử. Vậy, vấn đề con người và việc xây dựng và
phát huy vai trò, nhân tố con người ngày nay như thế nào?
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về con người :
Theo quan điểm của chũ nghĩa Mác-Lênin, con người có
những đặc điểm như sau :
- Con người vừa là một thực thể tự nhiên có cấu trúc sinh
học, vừa là một thực thể xã hội mang bản chất xã hội. Nói đến
bản chất “thực thể tự nhiên” của con người là nói đến tiền đề
vật chất, nói đến nhu cầu ăn uống, đi lại, hoạt động của cơ thể
sống con người. Tuy nhiên đặc trưng cơ bản riêng có của con
người là bản chất xã hội. Con người phát triển cao hơn các con
vật khác là nhờ thông qua quá trình lao động. Nhờ tác động của
tự nhiên và xã hội mà con người ngày càng được phát triển
nâng lên về mọi mặt, nhờ đó mà những hành vi có tính sinh vật,


tình cảm bản năng của con người đang mang tính xã hội, tình
người khác hẳn ở con vật. Con người hoạt động có ý thức
không lệ thuộc vào tự nhiên mà con người còn có thể cải tạo tự
nhiên tốt hơn. Con người là sự thống nhất biện chứng giữa mặt
vật chất và mặt tinh thần, giữa mặt sinh học và mặt xã hội. Con
người bên cạnh những nhu cầu lợi ích về tinh thần còn có cả
nhu cầu lợi ích về vật chất, không được tuyệt đối hóa một mặt
nào. Nếu chúng ta đề cao, tuyệt đối hóa bản chất tư nhiên của
con người, phủ nhận mặt xã hôi thì sẽ rơi vào tình trạng hạ thấp
con người, thậm chí xem con người ngang hàng con vật. Nếu
tuyệt đối hóa mặt xã hội, phủ nhận mặt sinh học của nó thì ta sẽ
rơi vào quan điểm duy tâm, không thừa nhận coi người hiện
thực hoặc xem con người phi hiện thực. Con người vừa chịu sự
tác động của qui luật tự nhiên vừa chịu sự tác động của qui luật
xã hội.
- Bản chất của con người không phải là cái trừu tượng vốn
có của một cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản
chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Quan hệ xã
hội là quan hệ giữa người và người, như quan hệ về chính trị,
đạo đức, pháp quyền, tôn giáo, kinh tế…. trong đó, quan hệ SX
có ý nghĩa quyết định. Do đó muốn thay đổi bản chất của con
người thì không thể không thay đổi các mối quan hệ xã hội của
nó và điều này thì không dễ dàng.
- Với bản chất xã hội, con người luôn gắn bó chặt chẽ với
đồng loại, đồng thời lại là những cá nhân với ý nghĩa ngày càng
đầy đủ. Xã hội càng phát triển, thì một mặt mối liên hệ cộng
đồng giữa người và người ngày càng trở nên bền vững, nhưng
mặt khác mỗi con người ngày càng có xu hướng “tách biệt”
thành những cá nhân độc lập.
- Con người với tư cách là những cá nhân độc lập nhưng

luôn sống trong mối quan hệ xã hội của cộng đồng, như cộng
đồng dân tộc, cộng đồng giai cấp, cộng đồng nhân loại… Nói
đến cá nhân là nói đến trình độ phát triển của con người cả về
thể chất, nhân cách. Mác luôn phê phán tình trạng kìm hãm sự
phát triển của cá nhân, phê phán tình trạng biến con người
thành những đồng danh không có bản sắc riêng. Con người
bao giờ cũng có nhu cầu sở thích riêng, có cá tính. Tính cá
nhân của con người chỉ được khẳng định kể từ khi phương
thức sản xuất TBCN ra đời. Trong chế độ phong kiến thì con
người lệ thuộc vào các vị vua, chúa. Còn trong chế độ TBCN,
nền SX hàng hóa lấy kinh doanh làm cơ sở, con người trở
thành động lực của cuộc cách mạng tư sản, điều này là sự tiến
bộ. Tuy nhiên, nếu tính cá nhân được đẩy lên quá cao thì sẽ trở
thành chủ nghĩa cá nhân. Để tránh hạn chếu đó, xã hội XHCN
lấy mục đích vì sự phát triển con người khắc phục chủ nghĩa cá
nhân, CNXH tạo điều kiện cho con người phát triển tự do, cho
nên bản chất của CNXH khác với bản chất CNTB về vấn đề con
người.
- Trong xã hội có giai cấp, con người cũng mang tính giai
cấp, đó là sự đồng nhất giữa các cá nhân có cùng lợi ích, trong
mối quan hệ đó các cá nhân từng bước nhận thức lợi ích riêng
chỉ được thực hiện khi lợi ích chung trở thành động lực chi phối
hành vi của con người. Do vậy, phải đứng trên lập trường quan
điểm của giai cấp mình để giải quyết mọi việc, tuy nhiên không
nên tuyệt đối hóa tính giai cấp, không nên đối lập với dân tộc và
nhân loại bởi vì con người bao giờ cũng hiện diện như là một
phần tử của một giai cấp, thành viên của một dân tộc, cá thể
của cộng đồng nhân loại. Tính dân tộc được thể hiện qua ngôn
ngữa, tình cảm, tính cách tâm lý của dân tộc, tính dân tộc trong
con người rất là bền vững. Ngoài ra, cùng với tính giai cấp, tính

dân tộc con người còn có tính nhân loại, đã góp phần tạo ra
những giá trị đạo đức, lý trí, tình cảm của con người trong xã
hội. Trong chế độ CNXH, các giai cấp và tầng lớp xã hội đều
xích lại gần nhau, mối quan hệ xã hội dần dần được điều chỉnh,
đó là mảnh đất hội nhập những lợi ích giai cấp chân chính,
những bản sắc dân tộc đậm đà và bền vững, hướng con người
vào sự phát triển toàn diện và vươn tới sự hoàn thiện.
- Con người vừa mang tính thời đại, vừa mang tính lịch sử.
Con người bao giờ cũng gắn liền với một thời đại – “thời đại
nào, con người đó”. Trong mỗi thời đại, con người có một hệ
tiêu chí riêngtrong đó con người là tiêu điểm phản ánh trình độ
văn minh của thời đại đó. Mỗi thời đại có một mẫu người riêng,
đặc trưng cho thời đại đó. Chẳng hạn, trong chế độ phong kiến
thì có con người phong kiến, chế độ TBCN thì có con người tư
bản trong đó đề cao chủ nghĩa cá nhân, còn chế độ XHCN thì
con người gắn liền với lợi ích cá nhân với lợi ích dân tộc, lợi ích
nhân loại. Tuy nhiên con người của thời đại mới bao giờ cũng
được hình thành bắt đầu từ những giá trị truyền thống được kết
tinh trong lịch sử dân tộc, đất nước. .Con người mang tính lịch
sử bởi vì nó vừa có kiến thức những giá trị tích cực, tinh hoa
của quá khứ đồng thời vừa mang những hạn chế, tiêu cực của
quá khứ. Để hiểu rõ bản chất con người mới, con người XHCN,
xét trong mối quan hệ biện chứng thì tính thời đại và tính lịch sử
có quan hệ gắn bó với nhau, nói cách khác con người là sự
đồng nhất biện chứng giữa yếu tố thời đại và yếu tố lịch sử. Vì
thế không nên đối lập một cách cực đoan giữa con người cũ với
con người mới. Sự kết hợp đúng các giá trị lịch sử với các giá
trị tiến bộ của thời đại, trong đó có các giá trị truyền thống được
bổ sung, nâng lên và hoàn thiện từng bước, con người XHCN
cũng như phát huy vai trò nhân tố con người. Hình tượng Bác

Hồ là con người mới tiêu biểu nhất của sự kết hợp những giá trị
cao đẹp nhất của truyền thống với chân lý của thời đại.
- Con người vừa là sản phẩm của lịch sử, đồng thời vừa là
chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Trong tiến trình phát triển của lịch
sử, con người lại qui định bởi các mối quan hệ xã hội, đồng thời
thông qua hoạt động thực tiễn con người thúc đẩy xã hội phát
triển tiến lên. Con người luôn là mục tiêu, đồng thời luôn là
năng lực của tiến trình cách mạng theo hướng tiến bộ. Có hiện
thực hóa được vấn đề đó thì cách mạng mới dành được thắng
lợi. “Tất cả vì con người” đó là mục tiêu mà mỗi hoạt động XH
con người đều phải hướng tới, phải luôn được cải thiện không
ngừng về điều kiện vật chất và tinh thần, được đối xử bình
đẳng, được sống tự do để hoạt động sáng tạo, nâng cao ý thức
và năng lực làm chủ cá nhân, khi đó con người sẽ phát huy tích
cực, tạo thành động lực thực hiện mục tiêu cách mạng.
Tóm lại, chủ nghĩa Mác-Lênin đã đặt ra và giải quyết vấn đề
con người một cách nhất quán triệt để. chủ nghĩa Mác-Lênin là
học thuyết giải phóng con người, tôn vinh con người, con người
ở đây là con người chủ thể sáng tạo ra lịch sử, là giá trị xã hội,
văn hóa cao nhất trong các giá trị vật chất tinh thần của lịch sử.
2. Việc xây dựng và phát huy vai trò và nhân tố con
người ở nước ta hiện nay
a. Những đặc trưng cơ bản của con người mới XHCN :
Quán triệt những quan điểm trên, Đảng ta luôn coi con
người là mục tiêu, là nhân tố quyết định của công cuộc CNH –
HĐH đất nước. Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa1 Mác-
Lênin về con người, trong tiến trình cách mạng Đảng ta đã từng
bước đề ra mục tiêu xây dựng con người XHCN ở nước ta.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
được Đại hội VII thông qua xác định con người mới XHCN, đó

là con người có ý thức làm chủ, có ý thức trách nhiệm công
dân, có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi, sống có văn hóa và
tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính.
Con người XHCN là sản phẩm của mối quan hệ kinh tế - xã hội
của xã hội XHCN, nó từng bước hình thành trong mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội cùng với quá trình phát triển kinh tế - văn
hóa – xã hội. Bác Hồ nói: muốn xây dựng CNXH trước hết cần
có con người XHCN. Đó là con người có những đặc trưng cơ
bản sau:
Một là, con người XHCN là con người có ý thức, có trình
độ, năng lực làm chủ và đồng thời được tạo điều kiện để thực
hiện năng lực làm chủ của mình. Chế độ XH XHCN nhằm giải
phóng con người, xây dựng cơ sở thống nhất lợi ích cá nhân,
tập thể và lợi ích XH.
Hai là, con người XHCN là con người lao động kiểu mới,
am hiểu công việc của mình làm, có sức khỏe, lao động có kỷ
thuật, có kỷ luật đồng thời có trách nhiệm trong công việc của
mình làm, biết hưởng thụ và biết gắn lợi ích cá nhân với lợi ích
tập thể và lợi ích XH.
Ba là, con người XHCN là con người có lối sống VH và tình
nghĩa. Con người có VH thì giá trị con người được nâng cao lên
trong tất cả các giá trị, chính nhờ có VH con người sống có
nhân bản, có tính người hơn, vượt lên khó khăn của hoàn cảnh
bản thân để vươn lên. Ngày nay, VH có vai trò rất quan trọng
trong tiến trình phát triển và hội nhập với thế giới. VH là nguồn
nỗ lực vô tận, là nguồn phát triển của con người.
Bốn là, con người XHCN là con người có lòng yêu nước,
yêu CNXH, có tình thương yêu giai cấp, tình yêu thương đồng
loại, có tinh thần quốc tế chân chính của giai cấp công nhân.
b. Nhân tố con người

Trong Chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2010, Đảng ta
xác định phát huy nhân tố con người có ý nghĩa quyết định và
quan trọng nhất. Nhân tố con người là tổng thể các yếu tố
thuộc về thể chất và tinh thần, về trình độ chuyên môn, về tay
nghề, về phẩm chất đạo đức, về vị thế xã hội … tạo nên năng
lực của con người mà năng lực đó nếu biết phát huy sử dụng
tốt, nó sẽ trở thành động lực to lớn thúc đẩy xã hội phát triển.
Nhân tố con người ở đây là muốn nói đến và nhấn mạnh khía
cạnh quan trọng nhất của con người : đó là hoạt động của con
người, là vai trò, sức mạnh của con người đối với quá trình phát
triển KTXH của đất nước. Nhân tố con người được xem là nhân
tố quyết định trong 4 nguồn lực của sự phát triển, bởi vì để có
thể phát huy, khai thác tốt các nguồn lực về tài nguyên, vị trí địa
lý và vốn thì đều phải thông qua con người - tức là nguồn lực
(nhân tố) con người.
Như vậy, nhân tố con người là nhân tố trọng tâm, là xuất
phát điểm, là nhân tố bao trù lên các nhân tố khác trong quá
trình phát triển. Nếu chúng ta biết khai thác, phát huy sử dụng
tốt thì sẽ đem lại sự tiến bộ, phát triển cho nhân loại và cho đất
nước. Phát huy nhân tố con người là làm bộc lộ phát hiện, khai
thác, sử dụng và bồi dưỡng mọi tiềm năng của con người vì
mục đích phát triển của chính bản thân con người và vì tiến bộ
xã hội.
Vì vậy thực chất của việc phát huy nhân tố con người ở
nước ta hiện nay là nâng cao chất lượng cuộc sống cho con
người và phát huy vai trò của nó cho sự nghiệp phát triển KT-
XH của đất nước.
c. Những phương hướng chủ yếu phát huy vai trò nhân
tố con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Để phát huy vai trò nhân tố con người ở nước ta trong giai

đoạn hiện nay, Đảng ta đã đề ra một số phương hướng chủ yếu
sau:
- Một là, xây dựng và thực hiện một chính sách XH đúng
đắn và phù hợp vì lợi ích của con người, do con người hay vì
hạnh phúc con người. Trên cơ sở lấy con người làm mục tiêu
của sự phát triển, mọi sự phát triển phải xoay quanh con người
chứ không phải con người xoay quanh mọi sự phát triển. Khai
nói con người có vai trò to lớn, không phải là khai thác không có
định hướng mà phải trên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng con người,
tạo ra môi trường sống lành mạnh, tôn trọng bằng cách phát
triển nét độc đáo ưu điểm của từng cá nhân.
- Hai là, Phát triển nền KT hàng hóa nhiều thành phần có
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, nền KT đó
phải đảm bảo vừa là phương thức nền tảng để phát huy vai trò
khai thác nhân tố con người có hiệu quả nhất, vừa là điều kiện
để mỗi cá nhân bộc lộ những khả năng, năng khiếu của mình.
Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành giúp giải phóng mọi
sức SX, mọi tiềm năng của xã hội, sự quản lý của Nhà nước
nhằm đảm bảo các cá nhân khai thác tốt nhất các tiềm năng đó
của đất nước, đồng thời tạo điều kiện cho con người lao động
sáng tạo, năng động hơn, phát triển KHKT, từ đó tác động trở
lại phát triển con người. Nhưng cũng cần phải luôn lưu ý, nền
kinh tế hàng hóa có mặt trái của nó và là nguyên nhân làm hạn
chế việc nâng cao hiệu quả phát triển con người. Nó làm cho
con người dễ chạy theo lối sống thực dụng, coi trọng đồng tiền.
Vì vậy, nhà nước cần phải có sự kiểm tra, kiểm soát, điều tiết
kịp thời làm hạn chế những nảy sinh tiêu cực trong cơ chế thị
trường.
- Ba là, Xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh, bảo
đảm cuộc sống an toàn cho mọi người và an ninh cho xã hội.

Ngăn chặn và trừng trị có hiệu quả những hành vi xâm phạm
đến tài sản, phẩm giá của từng cá nhân trong cộng đồng; bảo
vệ người lao động, trừng trị những người vì lợi ích trước mắt
của cá nhân mình mà làm tổn hại đến sức khỏe người khác;
đồng thời thực hiện dân chủ hóa trên mọi lĩnh vực đời sống xã
hội, đảm bảo người dân thực sự làm chủ xã hội của mình theo
đúng tiêu chí: Nhà nước của dân, do dân và vì dân; chống tham
ô, tham nhũng; thực hiện công bằng xã hội nhất là về mặt phân
phối lợi kinh tế .
- Bốn là, Thực hiện cuộc cách mạng XHCN trên lĩnh vực
văn hóa tinh thần, tạo điều kiện xây dựng cho người lao động
có một đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú. Trong phát
triển kinh tế thì phải lấy văn hóa làm mục tiêu phát triển. Quan
tâm đổi mới giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo tay
nghề, đào tạo nhân tài và thực hiện tốt việc chăm lo sức khỏe
của con người, chăm lo đời sống tinh thần nhân dân.
- Năm là, xây dựng và thực hiện giá trị, thang bậc giá trị của
người lao động trong đời sống xã hội để khuyến khích các cá
nhân hoạt động tích cực, sáng tạo; nhằm thực hiện việc phân
phối một cách tốt nhất, hạn chế thái độ ỷ lại, trông chờ hay lao
động không chân chính.
Tóm lại, trên cơ sở lý luận của CN Mác-Lênin về con người,
trong tiến trình cách mạng Đảng ta đã từng bước đề ra mục tiêu
xây dựng con người XHCN ở nước ta. Các Văn kiện Đại hội IV,
V và VI của Đảng ta đã xác định những đặc trưng cơ bản của
con người mới XHCN là: con người lao động kiểu mẫu, có tinh
thần và năng lực làm chủ, có tinh thần yêu nước và tinh thần
quốc tế vô sản, có lối sống lành mạnh, trong sáng, văn minh.

×