Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bà bầu với những tiệc tùng ngày Tết pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.64 KB, 7 trang )

Bà bầu với những tiệc tùng ngày Tết Mỗi dịp tết đến xuân
về là thời điểm của lễ hội và tiệc tùng, ai ai cũng nô nức
đón chào năm mới, hân hoan đi đến các bữa tiệc để được
chia sẻ niềm vui đó với mọi người. Tuy nhiên, với những
bà bầu thì trong mọi hoạt động bạn cần phải cẩn trọng, nhất
là những nơi tiệc tùng đông người.

Hãy chuẩn bị tư tưởng, tinh thần thật tốt, sẵn sàng “chiến
đấu” ở chỗ đông người (google image)
Lời khuyên chân thành của chúng tôi là bạn nên hạn chế
tham gia tiệc tùng, nhất là tiệc tùng ở xa để tránh những
ảnh hưởng không đáng có với cả mẹ và bé. Trong trường
hợp thời tiết không ủng hộ hoặc thai phụ yếu, sắp sinh, bạn
lại càng không nên đi đến những nơi như vậy. Song, nếu
khó có thể từ chối được, hãy chuẩn bị tư tưởng, tinh thần
thật tốt, sẵn sàng “chiến đấu” ở chỗ đông người, ồn ã bởi
thắng lợi về mặt tinh thần đã giúp bạn có được 50% cơ hội
để dù có dự tiệc, bạn vẫn “chế ngự” được bản thân và bảo
đảm an toàn, khỏe mạnh cho bạn và thai nhi. Và khi dự tiệc
tùng, liên hoan, đừng quên những lưu ý của chúng tôi bạn
nhé!

1. Mặc ấm cho mẹ là bảo vệ thai nhi

Vào dịp lễ Tết, thời tiết thường se lạnh. Vì vậy, thai phụ
hãy mặc thật ấm tùy theo độ lạnh ngoài trời. Mặc vài ba lớp
áo với nhiều chất liệu vải là điều quan trọng, trong cùng
nhớ mặc áo lót cotton bản rộng để bảo vệ ngực và thấm mồ
hôi. Cũng đừng ngại mang thêm một chiếc áo khoác đủ
rộng để che phủ bụng bầu mà không làm bạn vướng víu.
Nó sẽ trở nên vô cùng hữu ích với bạn khi nhiệt độ ngoài


trời hạ thấp dần xuống đấy! Và nên giữ ấm đôi chân bằng
một chiếc quần bò hay quần dạ, chứ không phải là quần vải
mỏng manh đâu bạn ạ! Nếu mặc quần tất, không nên để tất
trùng nhằm tối đa hóa lưu lượng máu đến chân.

Đi kèm quần áo là những phụ kiện cần thiết như một chiếc
mũ ấm bảo vệ đôi tai, đôi tất dày, găng tay len hoặc da và
một chiếc khăn quàng giúp bạn yên tâm về cổ họng của
mình.

2. Luôn có người “hộ tống” hai mẹ con khi tham dự tiệc
tùng

Trong số các thành viên của gia đình, bà bầu luôn là ưu tiên
số một vì giờ đây, bạn không chỉ có một mình mà còn
mang trong bụng một “thiên thần” bé nhỏ sắp chào đời. Do
đó, dù đi bất cứ đâu liên hoan với gia đình, bạn bè, nhất là
thời điểm đông đúc như dịp Tết, bạn cần phải có người “hộ
tống” để ứng phó kịp thời với bất cứ chuyện gì có thể xảy
ra, gây nguy hiểm cho hai mẹ con. Người “hộ tống” ấy nên
là chồng của bạn hoặc những người thân nhằm giúp bạn
hoàn toàn thoải mái và an tâm khi đi dự tiệc.

Nếu có điều kiện hay phải đi xa, bà bầu nên đi ô tô, vừa
tránh gió, vừa tránh va chạm trên lộ trình của mình.

3. Ăn uống khoa học, hợp lý

Thường thường ăn uống ngày Tết, người ta hay tổ chức
những bữa lẩu ấm áp, tạo điều kiện thời gian để “lai rai”,

nhâm nhi, tán gẫu, cùng nhau chia sẻ những câu chuyện
đầu năm… Song, các bà bầu tốt nhất nên hạn chế ăn hàng
quán vì rất dễ mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Liên hoan
Tết tổ chức tại nhà người thân, bạn bè và nhất là tổ chức tại
nhà có lẽ là “đảm bảo” hơn cả. Và hãy “đề phòng cảnh
giác”:

- Với món lẩu các loại: bà bầu đừng "lạm dụng", kể cả món
lẩu rau bởi món này có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa và
gây nhiễm ký sinh trùng. Các nghiên cứu y học chứng minh
rằng, ăn lẩu có nhiều cái hại, đặc biệt là với phụ nữ đang
mang thai. Món lẩu chưa chín kỹ có thể dẫn tới chứng giun
sán. Việc ăn lẩu cũng có thể gây hại cho dạ dày và đường
ruột. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh món lẩu cay, lẩu cho
nhiều loại gia vị và càng không nên ăn lẩu “giai đoạn sau”
vì càng về cuối, lẩu càng đậm vị. Kiêng ăn mặn để tránh
phù thũng, tăng huyết áp đột ngột làm ảnh hưởng đến sức
khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi, dễ dẫn tới nhiễm
độc thai nghén.

- Với các món ăn nhiều protein: cần ăn “cầm chừng”, vừa
đủ, nếu ăn quá nhiều, cơ thể thai phụ sẽ thừa đạm, thừa
chất, gây béo phì và một số bệnh liên quan.

- Với đồ ngọt: chẳng hạn như bánh, mứt, kẹo… chứa nhiều
đường, cung cấp năng lượng “rỗng” đều không tốt cho bà
bầu khi ăn quá nhiều. Nếu không muốn tăng cân nhanh mà
vẫn thiếu chất thì bà bầu hãy cố “nhịn”, đừng nên ăn vặt
nhiều, nhất là với mứt Tết!


- Với các loại nước uống: đặc biệt là nước uống có ga, có
hóa chất, cồn, có chất kích thích như rượu, bia, cà phê…
chống chỉ định cho các thai phụ. Riêng rượu là thức uống
bạn hoàn toàn không nên dùng.

4. Tránh ngồi nhiều

Bạn bè tụ tập dịp Tết có thể ngồi cả ngày “tâm sự” không
biết chán, vừa ăn uống, vừa vui chơi. Tuy nhiên, bà bầu
nhớ đừng ngồi lâu một chỗ sẽ làm cho tĩnh mạch chân dưới
sưng phồng và có thể gây ra cao huyết áp, động đến bào
thai hoặc sinh chứng huyết khối (còn gọi là nghẽn mạch).
Nên thường xuyên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ để giúp
máu lưu thông từ chân lên tim tốt hơn. Cũng có thể đứng
tại chỗ và tập động tác nâng chân lên như khi bạn bước cầu
thang, nó sẽ làm cho cơ thể bạn thoải mái hơn và bé cũng
có cơ hội “vận động” cùng mẹ.

5. Không nên “chung vui” quá lâu

Ở trong bầu không khí huyên náo, đông đúc quá lâu sẽ
khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Nếu quá gượng
ép dễ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực khác. Do đó, khi đã
thấm mệt, thai phụ hãy tìm cách nhanh chóng “rút lui” khỏi
cuộc vui và trở về nhà nghỉ ngơi, thư giãn, hồi phục sức
khỏe.

Hơn nữa, môi trường hỗn độn nhiều người là điều kiện
thuận lợi cho các virus, vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ
thể, nhất là phụ nữ mang thai. Cách tốt nhất là cố gắng

tham gia một lúc rồi tìm kiếm một nơi thanh bình, yên tĩnh
và trong lành (ví dụ như phòng ngủ) để bạn và bé lấy lại
“phong độ” cùng gia đình đón Tết.

Theo Parentslink

×