Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thay đổi ở bà Bầu qua gây mê hồi sức pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.26 KB, 6 trang )

Thay đổi ở bà Bầu qua gây mê hồi sức
Trong mổ lấy thai, gây mê hồi sức (GMHS) đóng vai trò rất
quan trọng cho thành công của phẫu thuật. Những năm
trước, khi ngành GMHS chưa phát triển, mổ lấy thai là lỗi
“kinh hoàng” cho chị em.

Trong mổ lấy thai, gây mê hồi sức (GMHS) đóng vai trò r
ất
quan trọng (google image)
Để an toàn cho con, người ta gây tê từng lớp, mổ như “mổ
sống”. Sau khi lấy thai ra, mới gây mê cho mẹ để bóc rau,
đóng tử cung và bụng. Vì thế, tai biến cho sản phụ rất
nhiều. Ngày nay, sự tiến bộ vượt bậc của chuyên nghành
GMHS đã giúp thai phụ vượt qua những phút giây nguy
hiểm để có được hạnh phúc vô bờ, đón bé yêu của mình
chào đời một cách thoải mái và an toàn nhất

Yêu cầu đặt ra của GMHS là đảm bảo sức khỏe, sự an toàn
cho người mẹ và tính mạng cũng như sự phát triển lâu dài
cho con; đồng thời, đảm bảo thuận lợi tối đa cho phẫu thuật
viên. Để đạt được những yêu cầu đó, bác sĩ GMHS phải
nắm vững và hiểu biết về những thay đổi sinh lý của sản
phụ có thể xảy ra, nhằm kết hợp với thầy thuốc tốt nhất
trong việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và em
bé.

* Hệ tim mạch: Hệ thống tim mạch chịu sự thay đổi rất lớn
nhằm đáp ứng những đòi hỏi tăng lên ở người mẹ và thai
nhi. Khối lượng máu tăng dần trong quá trình mang thai,
tăng nhanh tối đa trong 3 tháng giữa, gây quá tải tuần hoàn
cho chị em bị mắc bệnh lý tim mạch. Vì thế, những sản phụ


mắc bệnh này, sau mỗi lần mang thai, bệnh tim sẽ diễn biến
nặng hơn. Cung lượng tim tăng từ 30 – 40% trong 3 tháng
đầu, 3 tháng tiếp theo tăng ít hơn. Trong thời gian chuyển
dạ, cung lượng tim tăng do tăng nhịp tim và tăng thể tích co
bóp. Cung lượng tim tăng cao nhất ngay sau khi sổ thai và
có thể vượt trên 80% trước chuyển dạ. Do vậy, tai biến tim
mạch thường xảy ra trong giai đoạn này. Từ tuần thứ 28,
cung lượng tim phụ thuộc cả vào tư thế sản phụ. Nếu sản
phụ nằm ngửa, tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới,
cản trở máu về tim gây tụt huyết áp từ đó, làm giảm tưới
máu rau thai, có thể gây suy thai. Nếu bị hạ huyết áp nhiều
có thể choáng, tụt huyết áp, tái nhợt, vã mồ hôi, nôn…
Howard gọi là “hội chứng hạ huyết áp nằm ngửa”, có thể
đề phòng hội chứng này bằng cách đẩy tử cung sang trái,
nằm nghiêng trái hoặc kê gối dưới hông phải (cao 15 –
20o). Phụ nữ có thai to hoặc đa thai ở những tháng cuối thai
kỳ thường không nằm ngửa được.

* Về hô hấp: Thể tích hô hấp thay đổi không đáng kể, chủ
yếu thay đổi dung lượng dự trữ chức năng. Do bụng to, cơ
hoành bị đẩy lên cao nên khi thở, ngực tăng. Trong thời
gian có thai, các mao mạch ở khí phế quản bị phù nề xung
huyết, tăng tiết dịch, rất dễ bị viêm nhiễm, chảy máu.

* Hệ tiêu hóa: Gastrin rau thai làm dạ dày tăng tiết axít.
Bên cạnh đó, do môn vị bị chèn ép, áp lực trong dạ dày
tăng, trương lực cơ vòng thực quản giảm do rau tiết
progesteron, dạ dày lại nằm ngang nên bị ứ đọng nhiều hơn
và dễ nôn, trào ngược trong khi gây mê. Vì vậy, các sản
phụ khi có chỉ định mổ thường được dặn dò không được ăn

uống gì, đề phòng trường hợp khó gây tê, phải gây mê để
mổ lấy thai.

* Đông cầm máu: Xu hướng tăng đông do tăng các yếu tố
đông máu (fibrinogen, yếu tố VII, VIII, X…) và giảm các
yếu tố ức chế đông máu (antithrombin III, protein S, yếu tố
hoạt hóa plasminogen…). Do đó, thai phụ dễ bị tắc mạch,
đặc biệt là chị em béo phì. Vì thế, sau mổ sản phụ nên vận
động sớm để không những phòng tránh bế sản dịch mà còn
phòng tránh nguy cơ tắc mạch.

* Thay đổi ở gan: Các loại men gan như SGOT, SGPT,
LDH… tăng nhẹ trong thời gian có thai. Albumin giảm
mặc dù nồng độ protein toàn phần tăng. Do đó, nếu phải
dùng thuốc thì nồng độ thuốc tự do trong huyết tương cao,
dễ gây quá liều. Cholinesterase huyết tương giảm nhưng
không làm kéo dài thời gian tác dụng của thuốc giãn cơ
succinylcholin và thuốc tê.

* Thay đổi ở thận: Progesteron gây giãn bể thận và niệu
quản. Aldosteron tăng gây tăng khối lượng dịch ở nội mạch
và cung lượng tim dẫn đến tăng lọc ở cầu thận. Nội tiết tố
lactogen rau (human placental lactogen) và cortisol tăng
gây tăng đường huyết dẫn đến mức lọc qua cầu thận tăng.
Vì thế, thai phụ dễ bị tăng đường niệu.

* Hệ thần kinh: Nguyên nhân thay đổi là do hoạt động của
progesteron và endorphin. Ngưỡng chịu đau tăng do tăng
hoạt động của endorphin. Do vậy, nếu phải gây mê thì liều
lượng thuốc mê cũng cần hạn chế, giảm xuống mức tối

thiểu. Bởi áp lực trong ổ bụng tăng làm căng các tĩnh mạch
khoang ngoài màng cứng gây giảm dung tích khoang và
dịch não tủy. Vì thế, nếu phải gây tê để mổ liều lượng
thuốc tê cũng giảm. Ngoài ra còn một số thay đổi ở các cơ
quan bộ phận khác nhưng ít liên quan tới GMHS.

Nhờ những hiểu biết ngày càng đầy đủ về những thay đổi
sinh lý ở bà Bầu mà những can thiệp về GMHS nói riêng
và y học nói chung đối với thai phụ ngày càng an toàn và
hiệu quả.
Ở nước ta cũng như trên thế giới, tỷ lệ mổ lấy
thai ngày càng tăng. Ở Mỹ, trước năm 1984
chiếm 3 – 8%, ngày nay chiếm khoảng 9 –
30% tùy theo địa phương và đặc tính của cư
dân từng vùng. Tại BV Phụ sản Trung ương,
tỷ lệ mổ cũng chiếm khoảng 30%.

Th.S Đỗ Văn Lợi
BV Phụ Sản Trung ương

×