Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Chương trình chi tiết học phần Kĩ thuật đo lường điện- điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.06 KB, 3 trang )

- 1 -
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA VẬT LÝ
_____________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________________

CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
Ngành : VẬT LÝ

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Kỹ thuật đo lường điện - điện tử
2. Mã số học phần: VL 2106
3. Tên học ph
ần bằng tiếng Anh: Electrical and Electronic Measurement Techniques
4. Số tín chỉ : 3 Học phần bắt buộc hay tự chọn: Bắt buộc
5. Trình độ : Cho sinh viên năm thứ 2
6. Phân bố thời gian:
Lên lớp: Lý thuyết: 40 tiết
Bài tập: 5 tiết
7. Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã học xong học phần Cơ sở điện tử,
8. Mục tiêu học phầ
n: Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về kỹ thuật đo
lường điện, điện tử; kỹ năng sử dụng thành thạo các dụng cụ đo và thiết bị đo lường điện
tử quan trọng nhất trong thực nghiệm vật lý; kỹ năng phân tích và thiết kế các mạch đo
và các hệ thống đo lường.
9. Mô tả vắn tắt học phần. Cơ sở của các phương pháp và kỹ thuật đo lường các đại
lượng vật lý; khái niệm đơn vị, hệ đơn vị đo lường; xử lý kết quả đo lường. Khảo sát và
thiết kế các mạch đo điện, điện tử để đo các đại lượng điện: điện áp, dòng


điện, công
suất, điện năng, trở kháng của mạch điện, tần số và góc pha; Các thiết bị quan sát và ghi
dạng tín hiệu; các máy tạo sóng đo lường. Phương pháp đo các đại lượng không điện
bằng phương pháp điện.
10. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Nghe giảng phần lý thuyết;
- Làm bài tập phân tích và thiết kế các mạch đo; mô phỏng trên máy tính hoặc
lắp ráp thực hành; biết s
ử dụng thành thạo các dụng cụ và thiết bị đo lường điện, điện
tử cơ bản.
11. Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình chính:
[1] Lưu Thế Vinh, Kỹ thuật đo lường điện – điện tử. Đại học Đà lạt 2002, 146 tr..
[2] Lưu Thế Vinh, Giáo trình đo lường – Cảm biến . N.x.b. Đại học Quốc gia
Tp. H
ồ Chí Minh, 2007, 338 tr.
2. Sách tham khảo:
[1] David A. Bell. Electronic instrumentation and Measurements. Mc Graw Hill
[2] Ernest O. Doebelin. Measurement Systems: Application and design (Fifth Edition).
Mc Graw Hill 2003
[3] Vũ Quý Điềm (chủ biên), Phạm Văn Tuân, Nguyễn Thúy Anh, Đỗ Lê Phú,
Nguyễn Ngọc Văn . Cơ sở kỹ thuật đo lường điện tử. N.x.b. KHKT, 2006
[4] В.И. Нефёдов, В.И. Хахин, Е.В. Федорова и др.; Метрология и
электрорадоизмерение в телекоммуникационных системах: – М.:Высш
.шк., 2001.
- 2 -
12. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Dự giờ lý thuyết
- Làm bài tập thực hành
- Kết quả thi.

13. Thang điểm đánh giá: 10/10
14. Nôi dung chi tiết học phần.
Mở Đầu.
Phần 1. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG
Chương 1. Những khái niệm cơ bản
§1.1. Phép đo các đại lượng vật lý
§1.2. Đơn vị, hệ đơn vị đo lường
§1.3. Phương pháp và thiết bị
đo
§1.4. Chỉ thị kết quả đo lường
§1.5. Dụng cụ đo điện, sai số, cấp chính xác
Phần 2. KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
Chương 2. ĐO DÒNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN ÁP
§ 2.1. Khái niệm chung
§ 2.2. Đo dòng điện và điện áp một chiều
§ 2.3. Đo dòng điện và điện áp xoay chiều
§ 2.4. Đồng hồ
đo điện vạn năng.
§ 2.5. Vôn mét điện tử.
§ 2.6. Vôn mét số.
Chương 3. ĐO CÔNG SUẤT VÀ ĐIỆN NĂNG
§ 3.1. Khái niệm chung
§ 3.2. Đo công suất điện một chiều
§ 3.3. Đo công suất điện một pha, óat mét điện động
§ 3.4. Đo công suất điện 3 pha
§ 3.5. Đo công suất phản kháng
§ 3.6. Đo điện năng
Chương 4. ĐO TRỞ KHÁNG CỦA MẠ
CH ĐIỆN
§ 4.1. Khái niệm chung

§ 4.2. Đo điện trở bằng vônmét và ampemét
§ 4.3. Đo điện trở bằng phương pháp so sánh
§ 4.4. Đo điện trở trực tiếp bằng Ômmét
§ 4.5. Cầu đo điện trở
§ 4.6. Đo điện trở lớn
§ 4.7. Cầu điện xoay chiều
§ 4.8. Đo điện dung và góc tổn hao của tụ điện
§ 4.9. Đo điệ
n cảm và hệ số phẩm chất của cuộn dây
§ 4.8. Cầu Skeleton đo R-L-C
Chương 5. MÁY TẠO SÓNG ĐO LƯỜNG
§ 5.1. Khái niệm chung
§ 5.2. Máy tạo sóng sin tần thấp LF
§ 5.3. Máy tạo hàm
§ 5.4. Máy phát xung
§ 5.5. Máy tạo tín hiệu RF
- 3 -
Chương 6. QUAN SÁT VÀ GHI DẠNG TÍN HIỆU
§ 6.1. Dao động ký điện tử
§ 6.2. Tầng khuếch đại kênh Y
§ 6.3. Hiện hình dạng sóng
§ 6.4. Bộ tạo gốc thời gian
§ 6.5. Dao động ký nhiều kênh
§ 6.6. Đầu dò của dao động ký
§ 6.7. Các dao động ký đặc biệt
§ 6.8. Dụng cụ ghi biểu đồ
§ 6.9. Kỹ thuật đo lường bằng dao động ký
Chương 7. ĐO TẦN SỐ, GÓC PHA
§ 7.1. Khái niệm chung
§ 7.2. Tần số kế cơ đ

iện
§ 7.3. Tần số kế điện tử
§ 7.4. Phazômét điện động
§.7.5. Phaxômét điện tử
Chương 8. ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG KHÔNG ĐIỆN
§ 8.1. Khái niệm chung
§ 8.2. Chuyển đổi cơ điện
§ 8.3. Chuyển đổi nhiệt điện
§ 8.4. Chuyển đổi điện hóa
§.8.5. Chuyển đổi quang điện.
§.8.6. Chuyển đổi bức xạ và iôn hóa.

Đ
à Lạt, ngày 20 tháng 12 năm 2007

×