Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

4 chất dinh dưỡng hầu như trẻ em nào cũng thiếu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.78 KB, 9 trang )

4 chất dinh dưỡng hầu như trẻ em nào cũng thiếu
Mặc dù vẫn được quan tâm đầy đủ, nhưng rất nhiều
trẻ em ngày nay bị thiếu 4 loại chất dinh dưỡng cần
thiết sau. Còn con bạn thì sao?
Vitamin D

Vitamin D là một trong các loại vitamin thiết yếu
nhất cho cơ thể con người nhưng hầu hết mọi người
đều thiếu loại vitamin này.

Với người lớn, thiếu vitamin D có thể dẫn tới loãng
xương, ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư tuyến
tiền liệt, bệnh tim, và bệnh trầm cảm.

Vitamin D là chất cần thiết để cơ thể hấp thụ canxi và
tối đa hóa sự phát triển của xương, tăng cường sức
khỏe. Trong những năm đầu đời, trẻ em thiếu vitamin
D có thể bị xốp xương, sau dẫn đến còi xương, và
nhanh bị loãng xương.

Cha mẹ có thể tăng cường vitamin D cho con dưới
hình thức tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, hoặc bổ
sung các loại thực phẩm giàu vitamin D bao gồm sữa,
các loại ngũ cốc ăn sáng, nước cam, và sữa chua. Các
loại thực phẩm giàu vitamin D còn có trong cá, chẳng
hạn như cá hồi và cá ngừ.

Canxi

Canxi được biết đến với tác dụng giúp xương phát
triển chắc khỏe. Nó cũng giúp điều hòa nhịp tim,


đông máu, và ổn định chức năng cơ bắp.

Canxi được lưu trữ hầu hết trong xương. Nếu con của
bạn không có đủ canxi trong chế độ ăn uống, cơ thể
sẽ mất dần lượng canxi đó.

Trẻ em cần bao nhiêu canxi? Theo khuyến cáo của
Bộ Y tế thế giới, tùy theo từng lứa tuổi, trẻ em cần bổ
sung lượng canxi như sau:

- 1-3 tuổi: 500 mg/ ngày.
- 4-8 tuổi: 800 mg/ ngày.
- 9-18 tuổi: 1.300 mg/ngày.

Theo các chuyên gia nghiên cứu sức khỏe thì, ngay
trước khi những năm thiếu niên, và trong tuổi vị
thành niên, trẻ em phải được cung cấp đủ canxi để
làm nền tảng cho xương chắc khỏe. Bởi trong quãng
thời gian này, cơ thể hình thành gần một nửa khối
lượng xương của cơ thể.

Sữa là thứ thức uống giàu canxi nhất. Bởi vậy, hãy bổ
sung canxi cho con bạn bằng cách thêm sữa vào mỗi
bữa ăn của con để đảm bảo con được cung cấp đủ
canxi mỗi ngày. Nước cam cũng có bổ sung canxi và
vitamin D là giàu canxi, nhưng không bằng sữa.



Chất xơ


Lối sống “ăn trên đường” (ăn đồ ăn nhanh, ăn ở
ngoài, ít ăn cơm ở nhà) như hiện nay của chúng ta
chính là một trong những lý do tại sao trẻ em đang ăn
ít chất xơ hơn so với bình thường.

Chất xơ giúp ngăn chặn táo bón, kích thích ruột để
tiêu hóa dễ dàng hơn. Chất xơ cũng giúp trẻ cảm thấy
no hơn mà lại không phải lo đến chuyện tăng cân.

Cũng giống như với người lớn, trẻ em có chế độ ăn
uống cân bằng, các chất xơ sẽ giúp trẻ không phải lo
đến bệnh tiểu đường loại 2 và lượng cholesterol cao.
Chế độ ăn uống giàu chất xơ trong thức ăn còn có thể
giảm nguy cơ bệnh tim sau này.

Nhìn chung, chất xơ có chứa các vitamin và khoáng
chất để giúp trẻ tăng trưởng và phát. Nó cũng có chứa
các hợp chất dinh dưỡng thực vật có lợi để tăng khả
năng miễn dịch của trẻ.

Bạn có thể tăng cường chất xơ cho con bằng cách cho
trẻ ăn nhiều trái cây, bánh mì, ngũ cốc, mì ống, và
các loại hạt khác.

Ngoài ra hãy động viên để con ăn các loại đậu, bao
gồm đậu xanh, đậu lăng, đậu trắng trong món salad,
súp, và rán.

Kali


Kali đảm bảo chức năng tim bình thường và ổn định
cơ bắp, duy trì sự cân bằng chất lỏng, tham gia sản
xuất năng lượng, và thúc đẩy xương chắc khoẻ.

Trẻ em có thói quen ăn các loại thực phẩm chứa
nhiều kali có thể giúp chúng giữ được huyết áp chính
xác, phù hợp lứa tuổi

Nhưng không phải trẻ em nào cũng được cung cấp đủ
lượng kali cho cơ thể.

Theo từng lứa tuổi, lượng kali cần thiết mỗi ngày cho
trẻ là:

- 1-3 tuổi: 3.000 mg/ngày.

- 4-8 tuổi: 3.800 mg/ngày.

- 9-13 tuổi: 4.500 mg/ngày.

- 14-18 tuổi: 4.700 mg/ngày.

Cha mẹ nên tăng cường kali cho con từ các loại trái
cây và rau quả, thực phẩm từ sữa, thịt và hải sản…
Nói chung, thực phẩm càng chế biến nhiều lần thì
lượng kali càng thấp hơn.

Để giúp con bạn có đủ kali, hãy khuyến khích con ăn
ít nhất một loại rau quả ở mỗi bữa ăn và để con có

một chế độ ăn uống cân bằng.

Nếu bạn lo lắng con bạn không nhận được các dưỡng
chất cần thiết, nói chuyện với bác sĩ nhi khoa.


×