Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chăm sóc đúng cách cho làn da nhiều mụn potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.78 KB, 5 trang )

Chăm sóc đúng cách cho làn da nhiều mụn
Bạn nào có làn da nhiều 'đèn pin', nên tránh những việc làm dưới đây nhé!


nh minh h

a.

1. Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày
Đừng tưởng rằng mụn nổi loạn đơn thuần là do vệ sinh kém, nhiều bụi bẩn trên da. Đó
chỉ là một trong hàng loạt các nguyên nhân góp phần làm xấu khuôn mặt của bạn mà
thôi.
Vậy nên việc rửa mặt quá nhiều lần trong ngày và lạm dụng các loại sữa/kem rửa mặt
đôi khi gây phản tác dụng do tuyến bã nhờn trên da "tăng ca" khi lớp dầu trên da liên
tục bị rửa trôi. Một khi tuyến bã nhờn hoạt động quá công suất, lỗ chân lông bị giãn nở,
sẽ tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào da, làm tăng nguy cơ
mọc mụn.
2. Tùy tiện dùng các loại kem/phấn trang điểm
Một số loại mỹ phẩm trang điểm có thể gây bít lỗ chân lông, gây mụn trứng cá. Đặc
biệt, không nên dùng nước hoa hồng làm se lỗ chân lông, bởi khi lỗ chân lông co vào,
nó làm tắc nghẽn quá trình bài tiết chất cặn bã ra ngoài môi trường theo tuyến mồ hôi,
khiến mụn mọc càng nhiều.
Bạn cũng nên thận trọng sử dụng các sản phẩm ghi nhãn ngoài "chiết xuất từ thảo
dược hoặc chất hữu cơ". Những sản phẩm loại này trên thực tế có thể kích thích mọc
mụn và làm cho các nốt mụn cũ càng thêm trầm trọng.
Tuy nhiên, với một số sản phẩm chăm sóc da có ghi "Noncomedogenic" hoặc
"Nonacnegenic" (Không gây mụn trứng cá) lại có tác dụng trị mụn hiệu quả, bởi thành
phần benzoyl peroxide hoặc axit salicylic.


nh minh h



a.

3. Dùng tay lấy mụn
Nếu dùng tay hoặc những dụng cụ không đảm bảo vệ sinh để lấy mụn trứng cá sẽ tạo
cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào da, gây nhiễm khuẩn, sưng to và để lại sẹo.
4. Hút thuốc, ăn cay, thức ăn sẵn và nhiều dầu mỡ
Nicotin trong thuốc lá gây co huyết quản, làm cho những độc tố trong huyết dịch và
bạch huyết tích tụ lại, hấp thụ ô-xy của các tế bào da giảm, làm giảm chức năng đàn
hồi của da, dễ hình thành những đốm thâm.
Thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh cũng là một trong những yếu tố khiến
mụn mọc càng nhiều và dày đặc. Những loại thực phẩm này sẽ làm tăng "phụ tải" cho
tim mạch, đồng thời làm giảm chất lượng vitamin K trong huyết dịch, gián tiếp làm mụn
mọc càng nhiều.
5. Dùng nhiều loại thuốc trị mụn
Dùng nhiều loại thuốc trị mụn một lúc không có nghĩa là sẽ phát huy công hiệu nhanh
và mạnh hơn. Ngược lại, lạm dụng thuốc càng làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ
hơn.
Việc trị mụn đòi hỏi phải kiên trì. Một chu kỳ trị mụn thường kéo dài khoảng 6-8 tuần và
thậm chí lâu hơn. Cần phải tuân thủ nghiêm các hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn và
theo đúng chỉ định của bác sỹ (nếu có).
Mụn nổi toàn thân là sao thế nhỉ?
Chúng tớ sẽ mổ xẻ nguyên nhân khiến teen đau đầu vì màn mụn nhọt đó.

Tắc nghẽn lỗ chân lông
Bạn biết không, các loại dầu tự nhiên trên da và tóc của chúng mình thường được "sản
xuất" bởi lỗ chân lông trên bề mặt da. Vì vậy, việc lỗ chân lông bị tắc nghẽn, dầu và các
tế bào chết không thoát ra được chính là nguyên nhân gây nhiễm trùng da. Sau đó, lỗ
chân lông không còn se khít như trước nữa, chúng nở ra và dễ bị viêm hơn.
Dư thừa dầu trên da

Lỗ chân lông tiết bã nhờn ở mức bình thường thì không có gì đáng nói, chúng sẽ tự
thoát ra ngoài một cách tự nhiên. Nhưng khi lỗ chân lông sản xuất quá nhiều tiết bã
nhờn, nó gây tích tụ dầu trên da, dẫn đến viêm da và mụn nhọt xuất hiện. Đó thậm chí
có thể là mụn bọc to "tác oai tác quái" trên mặt, lưng, ngực
Trang điểm quá đậm
Nếu lạm dụng mỹ phẩm, trang điểm quá nhiều, lỗ chân lông sẽ bị bưng bít, tạo ra bã
nhờn tích tụ bên trong làn da. Một số đồ trang điểm đắt tiền tuy có thể ít gây ra tắc
nghẽn lỗ chân lông hơn nhưng nó vẫn sẽ khiến làn da bạn bị "khó thở".
Những khi trang điểm, bạn cần phải tẩy trang kỹ càng trước khi ngủ. Việc lạm dụng
phấn trang điểm để "ngụy trang" những nốt mụn trên mặt, trên những vùng da khác của
cơ thể là một hành động tối kỵ đấy nhé. Nó không những phản tác dụng mà còn gây
viêm nhiễm trầm trọng cho làn da.
Làn da chúng mình ở tuổi dậy thì vốn căng tròn rồi bạn ạ. Do đó, chỉ ở những hoàn
cảnh cực kỳ đặc biệt mình mới nên trang điểm nhẹ nhàng, còn không thì cứ để tự nhiên
là ổn nhất.

Chăm sóc da nghèo nàn
Nhiều bạn nghĩ rằng, da đã đẹp rồi hoặc da không có mụn thì sẽ không cần chăm sóc.
Một số khác lại nghĩ, da có nhiều mụn dù gắng công chăm cũng như không. Nhưng
thực tế, không chăm sóc da thường xuyên sẽ khiến làn da bạn xuống cấp nhanh, tình
trạng mụn trở nên nặng nề hơn.
Ví như nếu không thường xuyên rửa mặt và chăm sóc làn da đúng cách, lỗ chân lông
của bạn sẽ ngày càng có xu hướng giãn nở to ra và không còn se khít nữa.
Chế độ ăn uống không lành mạnh hàng ngày với nhiều thức ăn có chứa dầu mỡ hoặc
cơ thể có quá nhiều mồ hôi cũng có thể kích thích sản xuất dầu mà nổi mụn.
Gen di truyền
Nếu bạn đang bị mụn ở mức độ vừa phải hoặc nặng, rất có thể nguyên nhân do di
truyền từ bố mẹ của bạn đấy. Teen nào rơi vào trường hợp này thì việc chăm sóc sẽ
vất vả hơn.
Một điều cần phải khuyến cáo với teens bị mụn do di truyền rằng sự chăm sóc cho làn

da mụn không phải chỉ trong một sớm một chiều là thấy ngay được kết quả. Do đó, bạn
phải kiên trì nhé!
Nếu tình trạng mụn này vẫn tiếp diễn khi bạn đã ở tuổi trưởng thành, lúc này bạn nên
tìm tới bác sỹ da liễu để điều trị dứt điểm.

×