Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bí mật ở các thành phố cổ Peru pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.85 KB, 6 trang )

Bí mật ở các thành phố cổ Peru
Ở miền bắc Peru các nhà khảo cổ thường đến quá muộn: những kẻ cướp mộ, gọi
theo tiếng địa phương là Huaqueros, thường nhanh chân hơn các nhà khoa học khi
có các điểm khảo cổ mới cần được "khám phá". Với du khách, một cuộc viếng thăm
vùng đất này không chỉ thú vị mà còn mang lại nhiều điều bổ ích.

Khác với Machu Picchu tại thị trấn phế tích Kuélap, du khách không
phải chen vai thích cánh với những du khách khác
Miền bắc Peru rất giàu các khoáng sản "đặc biệt“: những đồ trang sức bằng vàng có tuổi
hàng nghìn năm, xác ướp và đồ chôn cất bằng sứ, kim loại quý. Trước cả người Inka, tại
đây người Moche, Chimu và Lambayeque đã tạo nên những công trình lớn, điều này hấp
dẫn và thu hút không chỉ các nhà khảo cổ học mà còn cả những kẻ cướp mộ.
Năm 2006 nhà khảo cổ Regulo Franco đã nhanh chân hơn các Huaqueros: tại kim tự tháp
El Brujo bằng đất phía bắc Trujillo, ông đã phát hiện xác ướp nữ vương Cao xăm hình
rắn và nhện – đây là một trong hai sự kiện lớn nhất về khảo cổ học ở Nam Mỹ bên cạnh
việc tìm được xác ướp của quốc vương Sipán vào năm 1986.
"Nữ vương Cao chết khi còn rất trẻ, có lẽ ngay sau khi sinh nở“, Denis Vargas nói. Ông
là một trong những nhà khảo cổ học đã phát hiện và mang những bức tranh fresco lộng
lẫy vẽ trực tiếp lên tường và trần nhà ở El Brujo ra ánh sáng.
Với những nhà sử học, điều đáng ngạc nhiên nhất là bộ tộc người Moche, một bộ tộc
chuyên gây chiến, lại chấp nhận một nữ vương. Regulo Franco gọi nữ vương Cao là
"Cleopatra của Nam Mỹ". Nữ vương Cao chết cách đây khoảng 1.700 năm. Từ khi xác
ướp của bà được phát hiện thì bà lại bắt đầu một "cuộc sống mới" – cuộc sống của một
"điểm đến“ du lịch.
Cuối tháng 4-2009 bảo tàng về nữ vương Cao đã được mở ra tại El Brujo, ngoài xác ướp
tại đây còn trưng bày các hiện vật đồ sứ và trang sức tìm được trong quá trình khai quật
ngôi mộ. Văn hóa của người Moche, hiện diện trong thời gian từ năm 100 đến năm 700
sau Công nguyên, được mổ xẻ qua những hiện vật thu thập và trưng bày tại bảo tàng.
Cũng như những nền văn hóa khác ở Nam Mỹ, tập tục hiến người cho thánh thần có một
tầm quan trọng rất lớn đối với bộ tộc này. Để được thần thánh phù hộ mùa màng bội thu
tại vùng đất khô cằn, người ta đã hiến cho các thần linh bằng cách đẩy hàng loạt chiến


binh xuống vực sâu.

Du khách ngày nay được chiêm ngưỡng quốc vương Sipàn và tùy tùng bằng sáp
Một địa điểm hấp dẫn du khách khác tại bắc Peru là "kim tự tháp mặt trăng“ (Huaca de la
Luna), cách Trujillo khoảng 3km về hướng đông nam. Phía bên kia là "kim tự tháp mặt
trời“ cao nhất Nam Mỹ với độ cao 41m. Kim tự tháp này được xây dựng bằng gạch đất
(không nung) theo kiểu bậc thang – ngày nay trông nó như một đống đất sét với nhiều
rãnh sói mòn.
Ngoài gió sa mạc, El Niño cũng là một tác nhân tạo nên những rãnh đó, bởi cứ vài năm
vùng bờ biển phía bắc của Peru lại bị ngập lụt. Điều này cũng gây ảnh hưởng lớn đến
thành phố cửa ngõ Chan Chan, nơi vào thế kỷ 13 và 14 có tới 100.000 người của bộ tộc
Chimu sinh sống.
Rộng khoảng 50 km², đó là thành phố lớn nhất châu Mỹ trước thời Colombo và cũng là
thành phố xây bằng gạch đất lớn nhất thế giới thuở ấy. Ngày nay các công trình kiến trúc
chỉ còn là phế tích và trông chẳng khác gì trên Mặt trăng – nơi nắng mặt trời soi xuống
như thiêu đốt.

Kiến trúc hoành tráng từ thời thực dân. Nhà thờ lớn là một trong
những công trình hoành tráng nhất của thành phố Trujillo
Điểm bắt đầu của một chuyến tham quan các vùng khảo cổ là những thành phố như
Trujillo và Chiclayo. Xung quanh Chiclayo là nơi có nhiều kim tự tháp được xây bằng
gạch đất sét nhất thế giới.
Tại thị trấn nhỏ Lambayeque bên cạnh đó người ta đã mở một bảo tàng (Museo Tumbas
Reales de Sipan) trưng bày các hiện vật tìm được tại các ngôi mộ vua chúa của Sipán.
Một địa điểm thú vị nữa có thể tham quan là Chachapoyas, từ Trujillo đi xe buýt mất
khoảng 10 giờ.
Càng đi sâu về phía đông thì phong cảnh của vùng núi càng màu mỡ và xanh tươi hơn.
Hiện vẫn còn rất ít du khách lạc bước tới dù đây là điểm khảo cổ vĩ đại và hấp dẫn nhất
của Nam Mỹ. Thị trấn Kuélap có thể sánh vai cùng với Machu Picchu, nhưng do hệ
thống cơ sở hạ tầng cũng như điều kiện đi lại khó khăn nên ngành du lịch chưa được phát

triển và cũng rất ít du khách lưu lạc đến đây.

Những bức tranh tường rùng rợn tại "kim tự tháp mặt trăng". Kim tự
tháp này nằm cách thành phố Trujillo khoảng 3km về phía đông nam
Kuélap so với Machu Picchu còn rộng và lâu đời hơn. Nơi này thật sự làm bạn choáng
ngợp – một phần vì độ cao đến 3.100m của nó. Thị trấn nằm trên sườn núi phía trên của
thung lũng Utcubamba, để lên được đây du khách phải leo bộ khoảng 30 phút. Kuélap
được thành lập bởi người Chachapoya, trước thời đại của người Inka rất lâu – thuở ấy họ
trồng ngô, đỗ và khoai tây phía dưới các thung lũng.
Những đám mây mỏng và sương mù bay là là trên các phế tích được bao bọc bởi những
bức tường đá vôi và đá sa thạch cao khoảng 20m. Chỉ có ba đường ra vào giống như
những đường hầm dẫn vào trong do vậy chúng rất khó bị chiếm đóng. Tại đây có khoảng
450 ngôi nhà tròn nay đã thành phế tích. Người Inka mãi đến năm 1475 mới chiếm được
nơi này.

Machu Picchu vẫn được coi là địa chỉ du lịch khảo cổ hàng đầu và là danh
lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Peru, mặc dù ở phía bắc của nước này
cũng có những khu khảo cổ rất hấp dẫn và thú vị đang chờ đón du khách.
Chẳng hạn như những tượng gỗ trong tường thành Chan Chan tại Trujillo

Nghệ thuật từ thuở trước Colombo. Nhà khảo cổ học Denis Vargas càng
ngày càng khám phá thêm nhiều bức tranh fresco vẽ trực tiếp lên trần và mái
nhà ở El Brujo nằm ở phía bắc của Trujillo
Ngày nay một phần của thị trấn đã bị rừng rậm, rễ cây và dây leo bao phủ càng tạo cho
nó một không khí bí hiểm.
Trong khi ở Machu Picchu và Cusco du khách chen chân nhau thì ở Kuélap du khách hầu
như không gặp du khách nào khác. Nhưng mọi sự chắc chắn sẽ thay đổi trong tương lai
gần, bởi lẽ người ta đang bắt đầu mở rộng cơ sở hạ tầng đến đây, nhất là cung đường dẫn
từ bờ biển đến với Chachapoyas.


×